6. Chính sách của Nhà nước chưa nhất quán Tín dụng trong nước cũng chưa cĩ cơ chế phù hợp để hỗ trợ cho hoạt động ngoại thương của ngành cao su.
2.5.2.2 Thị trường Mỹ
Vài nét về địa lý-kinh tế Mỹ
Vị trí địa lý : Hoa Kỳ hay ta cịn gọi là Mỹ nằm ở Bắc Mỹ.
Tổng diện tích là 9.629.091 km2 chiếm 6,2% diện tích tồn cầu, trong đĩ diện tích đất đai là 9.153.960 km2
Dân số là 291,5 triệu người (ước tính tháng 7 năm 2002).Tốc độ tăng dân số năm 2002 ước tính là 0,89%. Lực lượng lao động là 141,8 triệu người (kể cả những người thất nghiệp- số liệu năm 2001)
Sắc tộc: người da trắng 77,1%, người da đen 12,9%, người Châu Á 4,2% cịn lại là thổ dân và các dân tộc khác.
Thủ đơ : Washington D.C với khoảng gần 700 nghìn dân.
Mỹ là nước cĩ nền kinh tế lớn nhất và cĩ sức cạnh tranh nhất trên thế giới. Năm 1999, GDP của Mỹ là 9.350 tỷ, năm 2002 GDP của Mỹ ước tính khoảng 10.450 tỷ USD, chiếm khoảng 21% tổng thu nhập quốc dân tồn cầu. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36.300 USD.
Tốc độ tăng trưởng của Mỹ hiện nay trong giai đoạn 2000 khơng ổn định và thấp hơn giai đoạn thập niên 90. Năm 2000 tốc độ tăng GPD của Mỹ là 5%, 2001 là 0,5%, 2002 là 2,2%, 2003 là 3,1% và dự báo trong năm 2004 sẽ tăng khoảng 4- 4,5%
Quan hệ kinh tế Việt Nam- Hoa Kỳ:
Sau khi thất bại tại Việt Nam 1975 Mỹ đã thực hiện bao vây kinh tế, cấm vận kinh tế chính trị đối với Việt Nam. Tháng 2 năm 1994, Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam. Tháng 7 năm 1995 hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Song song với quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Mỹ cũng khơng ngừng phát triển. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ cĩ hiệu lực tháng 12 năm 2001 làm cho kim ngạch buơn bán của Việt Nam- Hoa Kỳ đã phát triển nhảy vọt, kim ngạch thương mại hàng hĩa hai chiều tăng từ 220 triệu năm 1994 lên 1,4 tỷ USD năm 2001 và đạt gần 5,8 tỷ USD năm 2003. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng nhảy
vọt từ 1,026 tỷ USD năm 2001 lên gần 4,5 tỷ USD năm 2003 tăng 87% so với năm 2002. Hiện nay Việt Nam đã trở thành bạn hàng lớn thứ 40 đối với Hoa Kỳ nếu tính theo kim ngạch hai chiều. Nếu tính riêng xuất khẩu vào Hoa Kỳ thì Việt Nam đứng thứ 35.
Phân tích SWOT cho sản phẩm cao su thiên nhiên tại thị trường mục tiêu Mỹ
Điểm mạnh :
- Tiềm lực xuất khẩu cao su và khả năng cạnh tranh của TCTCSVN tại thị trường Mỹ đã được nâng cao trong thời gian qua. Cơ cấu sản phẩm cao su xuất khẩu vào thị trường Mỹ cũng đa dạng hơn về chủng loại và sản lượng cũng tăng lên, từ 7000 tấn năm 2002 lên 10.000 tấn năm 2003 tương ứng tăng 30%.
- Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA) đã và đang phát huy hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp Mỹ do nhiều nguyên nhân khác nhau đang quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam và cĩ hướng chuyển sang mua một phần hàng từ Việt Nam thay vì từ các thị trường khác trong khu vực.
- Tại Mỹ cĩ hơn một triệu người Việt Nam đang sinh sống, đây sẽ là cầu nối về nhân sự rất tốt để tiến hành thăm dị và tìm hiểu về thị trường một cách dễ hơn.
- Thị trường Mỹ là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới và chỉ nhường vị trí đứng đầu cho Trung Quốc trong năm 2003.
- Thị trường Mỹ là thị trường yêu cầu chất lượng khá gắt gao, đây được xem là một điểm mạnh của thị trường vì nĩ là thị trường cĩ chọn lọc, trong khi đĩ sản phẩm cao su thiên nhiên của Việt Nam sản xuất cĩ chất lượng rất cao, hơn hẳn một số nước trong khu vực.
- Quan hệ chính trị giữa hai nước tiếp tục được củng cố và đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Trong tương lai khả năng Việt Nam được hưởng mức thuế ưu đãi GSP là hồn tồn cĩ thể mong đợi, bên cạnh đĩ việc gia nhập WTO sẽ mở thêm cơ hội cho cao su thiên nhiên thương hiệu Việt vào thị trường Mỹ một cách dễ dàng hơn.
Điểm yếu:
- Năng lực cung và tiếp thị xuất khẩu của cao su nguyên liệu tại thị trường Mỹ nhìn chung cịn yếu. Ngồi những yếu kém chung như chính sách về giá chưa thật hấp dẫn, thơng tin và xúc tiến thương mại cịn chậm chạp, năng lực tiếp thị xuất khẩu kém thì cịn phải kể việc khơng đảm bảo về lượng cung cho nhưng đơn hàng lớn ổn định và lâu dài hoặc thời gian giao hàng nhanh. Vì vậy các khách hàng Mỹ hiện nay vẫn ưu tiên nhập khẩu từ các cơng ty thương mại của Singapore.
- Cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường Mỹ rất gay gắt và quyết liệt. Mỹ là thị trường lớn do đĩ cả thế giới hướng vào thị trường này. Việt Nam mới chỉ thực
sự thâm nhập vào thị trường Mỹ kể từ năm 2002 trong khi đĩ các đối thủ cạnh tranh của ta đã cĩ hệ thống bạn hàng nhập khẩu và phân phối tại thị trường này từ rất lâu.
- Tuy hiệp định thương mại song phương (BTA) đã và đang phát huy hiệu quả, song Việt Nam vẫn đang đứng trước một số bất lợi về thâm nhập thị trường. Mặc dù được hưởng mức thuế tối huệ quốc như hiện nay, song sản phẩm cao su nhập vào thị trường Mỹ vẫn cịn chịu thuế suất chứ khơng được hưỡng mức thuế ưu đãi GSP như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipines…
- Cước phí và thời gian vận tải hàng từ Việt Nam sang Hoa Kỳ thường cao hơn và lâu do khoảng cách địa lý xa và chưa cĩ tuyến vận tải biển trực tiếp giữa hai nước. Ngồi ra sau sự kiện 11/9, an ninh cho hàng hĩa nhập khẩu vào thị trường địi hỏi cao hơn, luật sáng kiến kiểm tra an ninh container, khai báo cơ sở sản xuất, kho bãi chứa hàng… đã làm tăng chi phí xuất khẩu lên.
- Thị trường Mỹ là thị trường khơng những yêu cầu khắt khe về chất lượng mà các yếu tố về chính trị luật pháp cũng rất quan trọng. Thách thức chủ yếu của thị trường Mỹ tập trung vào chính trị, luật pháp. Bài học về vụ kiện cá ba sa và mới đây là tơm xuất khẩu của ta là ví dụ rõ nhất .
Cơ hội :
- Sản lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu vào thị trường Mỹ ngày một tăng chỉ ra một tiềm lực thị trường cịn chưa được khai thác triệt để. Cần tìm hiểu thị trường hơn, tăng cường các hoạt động nghiên cứu về thị trường cũng như quảng bá sản phẩm cao su nguyên liệu.
- Hiệp định thương mại Việt Mỹ mở ra một cơ hội cho ta tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, thuế suất tối huệ quốc tuy vẫn cịn cao nhưng khả năng cạnh tranh được nâng cao hơn.
- Cộng đồng người Việt lớn là cơ hội để tạo các kênh phân phối, lập văn phịng đại diện …Việc tiếp cận các khách hàng mục tiêu cũng thuận lợi hơn. Ngồi ra các chương trình hỗ trợ Marketing từ cộng đồng này sẽ tốt hơn.
- Thị trường cao su nguyên liệu ở Mỹ địi hịi chất lượng cao và chủng loại phù hợp với thời tiết, tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu sản xuất, do đĩ yếu tố này lại là động lực thúc đẩy và là yếu tố được chọn trong cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực.
- Quan hệ chính trị giữa hai nước ngày một tốt đẹp hơn hứa hẹn một tương lai hợp tác kinh tế khả quan. Bên cạnh đĩ khả năng gia nhập WTO của Việt Nam là rất gần, cĩ khả năng trong năm 2005, điều này sẽ mở ra một trang mới cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, trong đĩ cĩ sản phẩm cao su thiên nhiên.
Nguy cơ :
- Do tình hình thâm hụt mậu dịch của Mỹ ngày càng gia tăng, nên Mỹ đang cĩ chính sách thắt chặt, dùng hạn ngạch quota để giảm và điều chỉnh lượng hàng
nhập khẩu. Mặc dù cao su thiên nhiên khơng nằm trong danh sách này nhưng cũng khơng loại trừ khả năng tăng thuế nhập khẩu hay các loại thuế phí khác
- Thị trường Mỹ là thị trường hấp dẫn cả thế giới cho nên cạnh tranh cũng khốc liệt và hỗn tạp. Các đối thủ cạnh tranh sẽ khơng chỉ là những nước cĩ tiềm lực sản xuất hàng đầu thế giới mà là tất cả các nước sản xuất cao su xuất khẩu đều muốn tham gia vào thị trường này.
- Thách thức thị trường tập trung vào chính trị luật pháp nên rủi ro về kiện tụng sẽ cao. Cần cĩ luật sư tư vấn và giúp đỡ ngay từ khi tìm hiểu nghiên cứu thị trường, chi phí này rất lớn nên giá thành sẽ cao.
- Hình thức mẫu mã và thương hiệu tại thị trường Mỹ rất quan trọng mặc dù chất lượng vẫn đĩng vai trị chính. Chỉ cần khơng giữ được uy tín thương hiệu thì khách hàng Mỹ sẽ quay lưng lại với thương hiệu đĩ ngay.
- Chi phí vận chuyển là thách thức thật sự cho chiến lược giá cả của cao su thiên nhiên Việt Nam.
Nĩi tĩm lại tuy căn cứ trên sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam vào Mỹ thì thị trường Mỹ hiện nay vẫn cịn giữ một vị trí rất khiêm tốn, nhưng ta vẫn chọn làm thị trường mục tiêu vì thực tế thị trường này vẫn cịn bỏ ngỏ trong suốt thời gian qua. Bên cạnh đĩ, theo TCTCSVN điều đáng phấn khởi là trong chuyến đi xúc tiến thương mại vừa qua của các doanh nghiệp Việt Nam thì hầu hết các tập đồn, các cơng ty sản xuất lớn của Mỹ, chuyên tiêu thụ cao su tự nhiên đều muốn ký hợp đồng mua cao su trực tiếp với TCTCSVN thay vì phải mua qua một nước trung gian thứ ba như những năm qua (chủ yếu là Singapore).