Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex (Trang 56 - 66)

- Giá trị cổ phần ngoài nhà nước là 119,1 tỷ chiếm 47,64%.

2.2.2.Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng

2.2.2.1. Dịch vụ khách hàng

Gas hoá lỏng là một mặt hàng đặc thù khác với các hàng hoá khác. Sự khác biệt thể hiện dưới các khía cạnh sau:

• Mục đích sử dụng: Khí gas hoá lỏng được sử dụng chủ yếu trong việc đốt để sinh nhiệt. Có thể chia làm hai lĩnh vực chính đó là phục vụ đun nấu dân dụng và sản xuất công nghiệp.

• Thời gian sử dụng: Gas sử dụng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì không có nhiều điểm khác so với các hàng hoá khác, tuy nhiên gas sử dụng trong đun nấu dân dụng thường được sử dụng vào các giờ nấu ăn của các gia đình, các nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, thời gian đặt hàng cũng rất ngắn, trong khi gần như phải đáp ứng liên tục (không để đứt hàng) đặc biệt là đối với các nhà máy sản xuất công nghiệp hay các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống, …

• Đặc điểm về dự trữ: Không như hàng hoá khác, hầu hết số lượng mỗi lần mua gas của khách hàng đều bị hạn chế. Gas trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì bị hạn chế về sức chứa của bồn bể tồn trữ (từ 2 tấn đến 30 tấn/bồn), gas trong đun nấu dân dụng bị hạn chế bởi số lượng của bình chứa (12kg, 13kg hoặc 48kg). Ngoài ra do yếu tố an toàn trong tồn trữ, khách hàng không thể mua với số lượng lớn và tự tồn trữ để sử dụng dần, khi cần thì khách hàng mới có nhu cầu mua hàng, thời gian dự trữ rất thấp.

• An toàn: Một điểm quan trọng nữa là mặt hàng gas hoá lỏng rất dễ gây cháy nổ. Do vậy, điều kiện tồn trữ, sử dụng cũng như các thiết bị sử dụng đòi hỏi phải tuyệt đối an toàn, chính xác, …

Do những đặc điểm trên nên khâu dịch vụ khách hàng là rất quan trọng trong việc bán mặt hàng khí đốt hoá lỏng.

Hiện tại, Công ty có những chính sách dịch vụ khách hàng như sau:

• Tổ chức kênh phân phối rộng: Hiện tại Công ty đã tổ chức được một mạng lưới kênh phân phối khắp cả nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu mua hàng của các đối tượng khách hàng. Kênh phân phối bao gồm các Tổng đại lý thành viên (là các Công ty Xăng dầu trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex, tại tất cả các tỉnh thành phố); các Tổng đại lý ngoài ngành; các đại lý ngoài ngành; và hệ thống các cửa hàng trực thuộc bán lẻ trực tiếp trên phạm vi cả nước.

• Tổ chức chương trình đào tạo các kiến thức về ngành hàng cho khách hàng công nghiệp. Tất cả các khách hàng bắt đầu sử dụng Gas hóa lỏng (LPG) đều được Công ty bố trí đào tạo và cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về ngành hàng LPG. Ngoài ra, theo yêu cầu của tứng khách hàng, Công ty còn tổ chức các lớp học bổ sung cho những khách hàng cũ.

• Định kỳ hàng tháng, hàng quý Công ty có các chương trình kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống bồn bể của các khách hàng công nghiệp, bếp đun của các hộ gia đình, nhà hàng sử dụng gas trong đun nấu dân dụng.

2.2.2.2. Hệ thống thông tin

Do tính đặc thù của mặt hàng không như các hàng hoá khác, thông thường khách hàng ít khi gặp trực tiếp người bán hàng của Công ty để mua hàng, mà thông tin chủ yếu là qua điện thoại, fax.

Có thể mô hình hóa đường vận động đầy đủ của hàng hóa gas tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex như sau:

(1) Xe sitéc Gas rời (3) Xe ôtô Gas bình (2) Xe sitéc Xe ôtô (4)

Gas rời Gas bình

(5) (6)

Xe ôtô ôtô, xe máy Gas bình Gas bình

Sơ đồ 2.7: Mô hình đường vận động của hàng hóa (theo vận tải)

Từ mô hình đường vận động của hàng hóa, có thể chia ra làm 03 bộ phận tiếp nhận đơn hàng, đó là:

• Bộ phận 1: Phòng Kinh doanh Gas Công nghiệp - Tiếp nhận đơn hàng theo tuyến (1) và (2). Kho đầu mối Trạm chiết nạp Khách hàng Cửa hàng bán lẻ Đại lý, Tổng đại lý

• Bộ phận 2: Phòng Kinh doanh Gas Dân dụng & Thương mại - Tiếp nhận đơn hàng theo tuyến (3), (4) và (5).

• Bộ phận 3: Các Cửa hàng bán lẻ trực tiếp - Tiếp nhận đơn hàng theo tuyến (6).

 Nhóm khách hàng thuộc Phòng Kinh doanh Gas Công nghiệp.

Nhóm khách hàng này, sử dụng gas để phục vụ sản xuất như nung, sấy, mạ … Nhu cầu sử dụng rất lớn (bình quân từ 20 đến 300 tấn/tháng, tùy quy mô của từng khách hàng). Ngoài ra, Công ty còn có các Trạm chiết nạp tại các địa phương, các Trạm chiết nạp này nhập gas rời từ kho đầu mối để đóng thành gas bình (các loại 12, 13 và 48 kg). Hiện tại phần lớn các khách hàng công nghiệp đã có đơn hàng ngay từ đầu tháng cho cả tháng. Đối với gas rời vận chuyển về Trạm chiết nạp, căn cứ vào lượng tồn kho báo cáo hàng ngày, cán bộ điều độ sẽ chủ động bố trí phương tiện rồi thông báo lại cho Trạm.

Do việc tồn trữ cũng như các điều kiện về kinh doanh Gas rời phức tạp, khó khăn hơn so với Gas bình nên đối với Gas rời, chủ yếu Công ty trực tiếp bán hàng đến khách hàng cuối cùng, ngoài ra chỉ một số lượng nhỏ Công ty bán qua các Tổng Đại lý thành viên (gas rời bán qua kênh Tổng đại lý Thành viên chiếm khoảng 5% tổng lượng gas rời xuất bán). Công ty không bán Gas rời qua kênh Tổng Đại lý, Đại lý ngoài ngành để đảm bảo an toàn, giữ được uy tín của Công ty trên thị trường.

 Nhóm khách hàng thuộc Phòng Kinh doanh Gas Dân dụng và Thương mại.

Nhóm khách hàng này phức tạp hơn so với tuyến Gas rời, do số lượng đầu mối (khách hàng) cần phải đáp ứng rất lớn.

Hiện tại trên các địa bàn hoạt động chính (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ) Công ty đều bố trí hệ thống Cửa hàng bán lẻ trực tiếp. Hệ thống cửa hàng bán lẻ trực tiếp của Công ty hoạt động khá hiệu quả, kênh phân phối này hiện tại chiếm khoảng 30% tổng lượng xuất bán gas bình toàn Công ty. Đội ngũ công nhân của các cửa hàng đều được đào tạo kỹ lưõng về dịch vụ cũng như kỹ thuật ngành hàng, do vậy kênh phân phối này đang ngày càng tạo được niềm tin đối với khách hàng và mang lại hiệu quả lớn cho Công ty. Bên cạnh đó là hệ thống Tổng đại lý, Đại lý trên tất cả các tỉnh trong phạm vi cả nước.

Cũng tương tự như nhóm khách hàng công nghiệp, đối với nhóm khách hàng này, đơn hàng cũng được đặt qua fax và điện thoại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nhóm khách hàng thuộc các Cửa hàng bán lẻ trực tiếp.

Nhóm khách hàng này có đặc điểm là số lượng khách hàng lớn, nhu cầu nhỏ lẻ, tuy nhiên cần được đáp ứng ngay.

Hiện tại, việc tiếp nhận, lưu trữ và xử lý đơn hàng cũng rất thủ công (nhân viên trực điện thoại ghi lại các thông tin của khách hàng như: Tên, địa chỉ, loại bình, số lượng …), một mặt không tiết kiệm được thời gian, chưa tạo được cảm giác thoải mái, gần gũi với khách hàng, …

2.2.2.3. Hệ thống kho bãi, dự trữ

Cũng vì tính đặc thù của hàng hóa Gas hóa lỏng, việc tích trữ phải được thực hiện trong điều kiện phức tạp, yêu cầu cao.

Hiện tại, Công ty Cổ phần Gas Petrolimex có 04 kho đầu mối được đặt tại các Thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chính Minh và Cần Thơ. Các kho đầu mối này tiếp nhận hàng nhập về (bằng đường biển); từ các kho đầu mối sẽ vận chuyển trực tiếp đến khách hàng hoặc đến các

kho tuyến sau (các Trạm chiết nạp). Tổng sức chứa hiện tại của 04 kho đầu mối là 5.000 tấn, trong đó: Kho Thượng Lý (Hải Phòng) sức chứa 1.000 tấn; Kho Nại Hiên (Đà Nẵng) 500 tấn; Kho Nhà Bè (TP.Hồ Chí Minh) 3.000 tấn và Kho Trà Nóc (Cần Thơ) 500 tấn. Ngoài ra Công ty đang đầu tư xây dựng mới một kho nữa tại Khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng với tổng sức chứa là 5.000 tấn, kho gas ở cảng Chân Mây, Thừa Thiên Huế với sức chứa 1.000 tấn. Dự kiến giai đoạn 1 của kho gas Đình Vũ với sức chứa 3.000 tấn sẽ đi vào hoạt động trong đầu quý IV năm 2008, kho gas ở Chân Mây sẽ đi vào hoạt động trong đầu Quý I năm 2009. Tổng sản lượng tiêu thụ toàn Công ty hiện tại khoảng 10.000 tấn/tháng. Như vậy, vòng quay kho đầu mối toàn Công ty bình quân hiện tại là 02 vòng/tháng.

Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống 10 kho tuyến sau được bố trí tại các tỉnh, thành phố như: Quảng Ninh, Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Huế, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An; với tổng sức chứa là 500 tấn.

Tất cả các kho đều được bố trí bồn chứa gas rời (với sức chứa từ 30 tấn đến 250 tấn); hệ thống đóng nạp; nhà chứa bình gas (vỏ bình rỗng và thành phẩm đã đóng bình); hệ thống nhà xưởng phục vụ công tác sơn, sửa và kiểm định vỏ bình gas.

Với quy mô kho bãi đang có, Công ty đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Công ty vẫn phải đi thuê kho của các đơn vị khác. Việc đi thuê kho chủ yếu là do nguyên nhân khách quan, không phải do sức chứa hạn chế. Đặc biệt hiện tại ở Kho Gas Thượng Lý, Hải Phòng, kể từ khi xây dựng Cầu Bính. Do hạn chế về chiều cao tĩnh không, nên các tầu có tải trọng lớn không chui qua

được Cầu Bính, trong khi Kho Gas Thượng Lý lại ở phía trong của cây cầu này. Hiện tại, Công ty vẫn phải sử dụng tầu nhỏ để nhập hàng tại Kho Thượng Lý. Trong một số trường hợp không bố trí được tầu nhỏ thì Công ty phải trung chuyển qua kho của một đơn vị khác có kho Gas nằm ở phía ngoài. Khi thực hiện trung chuyển qua kho của các đơn vị khác, Công ty sẽ phải chịu thêm một khoản chi phí qua kho từ 10 đến 15 USD/tấn, thời gian vừa qua bình quân Công ty phải chịu mức chi phí trung chuyển khoảng 200 triệu/tháng.

Ngoài ra, việc vay gửi hàng giữa các hãng cũng thường xuyên phát sinh. LPG là một mặt hàng đặc thù, rất khó tồn trữ (phải có kho bãi đủ tiêu chuẩn). Nhu cầu tiêu thụ của cả tháng thì có thể dự tính được, tuy nhiên khâu nhập hàng lại không hoàn toàn chủ động được (do phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, con nước, …) do vậy, nhiều khi lượng xuất bán và lượng nhập về không ăn khớp với nhau và dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa hàng. Cả hai trường hợp trên đều phát sinh thêm chi phí cho Công ty (chi phí đi vay hàng trong trường hợp thiếu và chi phí gửi hàng trong trường hợp thừa). Để khắc phục được tình trạng trên trong giai đoạn trước mắt, cần phối hợp chặt chẽ giữa khâu nhập hàng và khâu xuất hàng, đảm bảo nhịp hàng cân đối giữa hai khâu này.

Cũng do bất cập này mà Công ty đã đầu tư xây dựng mới kho Gas tại Cảng Đình Vũ. Khi kho gas này đi vào hoạt động thì sẽ khắc phục được tình trạng trên.

Hệ thống kho bãi còn liên quan đến một vấn đề khác là việc tồn trữ hàng hóa, đảm bảo tính nhịp nhàng của hoạt động kinh doanh. Cũng như những mặt hàng thuộc nhóm năng lượng khác (như xăng, dầu, điện,

than ...), khí đốt hóa lỏng cần đảm bảo tính ổn định của nguồn hàng. Với nhu cầu sử dụng lớn và ngày một tăng cao, khí đốt hóa lỏng hầu như trở thành một mặt hàng thiết yếu, cần được đáp ứng thường xuyên, liên tục. Với tất cả các hãng kinh doanh khí đốt hóa lỏng, việc đảm bảo nguồn hàng dự trữ đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng trong mọi điều kiện là rất cần thiết. Tình trạng đứt chân hàng đã xảy ra ở một số hãng gas có quy mô kho bãi nhỏ, trường hợp do trục trặc ngoài ý muốn, tầu nhập hàng về chậm hơn so với kế hoạch sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hàng cung cấp cho thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của Công ty. Với lợi thế có hệ thống kho tồn trữ lớn, rộng khắp, nên Công ty Cổ phần Gas Petrolimex luôn có lượng hàng tồn kho an toàn, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của thị trường, không để xảy ra hiện tượng đứt chân hàng.

Quy mô sức chứa kho bãi lớn là điều kiện cần thiết đảm bảo an toàn trong kinh doanh khí đốt hỏa lỏng, tuy nhiên còn một khía cạnh khác nữa đó chính là vấn đề chênh lệch giá trong dự trữ, tồn kho hàng hóa. Giá bán mặt hàng gas hóa lỏng tại thị trường Việt Nam hiện do các doanh nghiệp tự quyết định, tuy nhiên giá nhập về của tất cả các hãng (chung cho tất cả các quốc gia nằm trong khu vực Châu Á) đang theo một mức giá của Công ty Saudi Aramco (thuộc Ả rập xê út) công bố hàng tháng. Điều đó có nghĩa giá gas nhập về thay đổi hàng tháng (phụ thuộc vào tính hình cung cầu trên thế giới), do vậy nếu khâu nhập, xuất, tồn kho không được tính toán kỹ sẽ gây thiệt hại rất lớn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Mức biến động giá gas có tháng lên đến 100 USD/tấn, giả sử công ty tồn kho khoảng 2.000 tấn hàng thì chi phí thiệt hại là 200.000 USD (khoảng 3,2 tỷ đồng).

Chỉ tiêu Đơn vị (TPHCM)Nhà Bè Thượng Lý (HP) Nại Hiên(ĐN) Trà Nóc(CT)

Sức chứa Tấn 3.000 1000 500 500

Giá trị đầu tư Tr.đồng 81.000 29.409 18.040 19.388 Thời gian đi vào

hoạt động 5/1999 11/1993 2/1998 1/2000

Công suất đóng bình Tấn/h 8,4 6,8 5,2 5,2

Công suất xuất gas

rời Tấn/h 30 24 24 12

Mớn nước Mét 6 4,2 4,2 5,5

Khả năng đón tàu

trọng tải Tấn 24.000 3.000 3.000 3.600

(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu - Tổng hợp; Phòng Kế toán –Tài chính, “Báo cáo tổng kết năm 2007”)

2.2.2.4. Hoạt động vận tải

Điều kiện tồn trữ, vận chuyển khí Gas hóa lỏng có yêu cầu rất cao so với các loại hàng hóa khác. Khí Gas hóa lỏng cần được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dụng, hoặc xe tải được thiết kế theo các tiêu chuẩn riêng của ngành hàng Gas hóa lỏng. Hiện tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex đang có những phương thức vận tải như sau:

Vận tải đường thủy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương thức vận tải này thường dùng để nhập hàng từ nhà cung cấp về các kho đầu mối của Công ty. Việc thuê và bố trí tàu thường do các nhà cung cấp thực hiện (Công ty nhập hàng theo hình thức CIF). Ngoài ra, một số trường hợp Công ty nhập hàng theo hình thức FOB thì Công ty sẽ tiến hàng thuê các đơn vị vận tải. Hiện tại, ở Việt Nam mới có ít đơn vị kinh doanh vận tải khí Gas hóa lỏng bằng tầu biển, chủ yếu Công ty vận chuyển hàng bằng tầu của các đơn vị nước ngoài.

Hình thức vận tải Gas bằng đường sắt mới được Công ty áp dụng và là đơn vị kinh doanh Gas duy nhất ở Việt Nam áp dụng hình thức này. Hiện tại Công ty mới áp dụng vận chuyển trên tuyến Hải Phòng – Hà Nội. Công ty đã liên doanh với Công ty dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt Hà Nội (Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam) để cùng khai thác hình thức vận tải rất hiệu quả này. Hai đơn vị đã liên doanh dưới hình thức: Công ty Cổ phần Gas Petrolimex đầu tư téc chứa chuyên dụng, đường sắt nhánh (từ đường chính vào kho chứa Gas) phía Đường sắt đầu tư xát si, hai bên cùng phối hợp để khai thác phương tiện. Công ty Cổ phần Gas Petrolimex thanh toán phí áp tải hàng cho phía Đường sắt với mức cước phí ưu đãi (do đã bỏ chi phí đầu tư téc chứa). Hiện Công ty mới chỉ áp dụng hình thức vận tải đường sắt để vận chuyển Gas rời, chưa áp dụng trong vận chuyển Gas bình.

Dưới đây là bảng thống kê cơ cấu sản lượng vận tải Gas (Gas rời) trong thời gian vừa qua.

Bảng 2.7: CƠ CẤU SẢN LƯỢNG VẬN TẢI GAS RỜI (tấn)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex (Trang 56 - 66)