I. Các đặc điểm của công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến công tác đào
2. Một số đặc điểm của Công ty xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển
2.2.1. Quy mô nguồn nhân lực công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn
Bảng 2: Quy mô cán bộ công nhân viên của công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Người % Người % Người %
Tổng số 1078 100 1097 100 1110 100
A Lao động quản lý 347 32,19 349 31,81 353 31,80
1 Quản lý kỹ thuật 115 10,67 115 10,48 119 10,72 2 Quản lý kinh tế 84 7,79 86 7,84 89 8,02 3 Quản lý hành chính 147 13,64 148 13,49 145 13,06
B Công nhân sản xuất 731 67,81 748 68,19 757 68,20
1 Công nhân chính 572 53,06 578 52,69 580 52,25 2 Công nhân phục vụ, phụ trợ 159 14,75 170 15,50 177 15,95
Quy mô nguồn nhân lực của công ty liên tục tăng qua các năm, trong đó tăng lên ở cả đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân sản xuất. Tuy nhiên mỗi năm chỉ tăng lên hơn chục người cho thấy quy mô nguồn nhân lực của công ty tương đối ổn định và ít biến động. Cụ thể, năm 2006 nguồn nhân lực của công ty là 1110 người tức là tăng lên 32 người so với năm 2004 và tương ứng tăng lên 2,97%.
Trong số lao động quản lý thì tỷ trọng của lao động quản lý hành chính vẫn còn chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 13,06% tổng số CBCNV công ty năm 2006 trong khi tỷ tỷ lệ cán bộ quản lý kỹ thuật chỉ chiếm 10,72 % và cán bộ quản lý kinh tế là 8,02%. Đây là điều chưa hợp lý mà lẽ ra với một công ty chủ yếu là sản xuất thì cán bộ quản lý kỹ thuật phải chiếm tỷ trọng cao nhất.
Như vậy với quy mô lao động trên 1000 người, trong đó tới gần 70% là đội ngũ công nhân sản xuất thì nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty hàng năm nói chung và đào tạo nâng cao trình độ, cung cấp những kiến thức, công nghệ mới cho đội ngũ công nhân sản xuất nói riêng là rất lớn, nhưng cũng phải quan tâm đúng mức đến việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý. Do đó công ty phải có kế hoạch đào tạo cụ thể để đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.