Một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng xây lắp số 1 (Vinaconex 1) pptx (Trang 47 - 57)

kinh doanh ở công ty cổ phần xây dựng số 1

Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty, nhữnh vấn đề đặt ra và phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới, em xin manh dạn đưa ra mộ số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong kỳ kinh doanh tới đó là:

Thứ nhất, Công ty cần chủ động trong công tác huy động và sử dụng vốn kinh doanh của

mình.

Như chúng ta đã biết, bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều muốn có nguồn vốn chủ động để sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả mà không cần phải lo đến việc trả nợ. Một doanh nghiệp đang và sẽ đứng vững trong tương lai là một doanh nghiệp có cơ cấu và nguồn vốn hợp lý. Xuất phát từ điều này mà việc huy động vốn và sử dụng vốnmột cách chủ động và linh hoạt góp phần tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn hợp lý, từ đó mà nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.

chưa tốt. Biểu hiện: cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty chưa hợp lý. Cụ thể, trong cơ cấu vốn của công ty thì VCĐ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng vốn kinh doanh, chỉ chiếm 11,11% trong khi đó vốn lưu động lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn kinh doanh, chiếm tới 88,89%. Trong tổng số VLĐ, thì giá trị các khoản phải thu là hàng tồn kho lại chiếm tỉ trọng lớn, đồng thời đấy cũng là bộ phận vốn không tham gia luân chuyển trong kỳ nên là bộ phận vốn bị ứ đọng của công ty, chính vì vậy công ty không thể sử dụng khoản vốn này trong kỳ.

Về cơ cấu nguồn vốn: trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty thì nguồn vốn mà công ty có thể chủ động sử dụng lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ, trong khi đó nợ phải trả lại chiếm tỷ trọng rất lớn. Điều này nói lên trong kỳ công ty vẫn chưa chủ động trong công tác huy động nguồn vốn để sử dụng vao các hoạt động kinh doanh trong kỳ mà còn lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vay nợ bên ngoài. Điều này sẽ giúp cho công ty chỉ cần một lượng vốn chủ sở hữu nhỏ, đồng thời phát huy hết khả năng sử dụng vốn song sẽ rất nguy hiểm cho tình hình tài chính của công ty mỗi khi gặp rủi ro. Chính vì vậy công ty nên có một cơ cấu vốn hợp lý để tránh tình trạng mất lành mạnh về tài chính. Muốn vậy công ty cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Xác định chính xác nhu cầu vốn thường xuyên cần thiết tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó có biện pháp tổ chức, huy động vốn hợp lý. Việc huy động này cần phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động của công ty, tránh tình trạng thiếu vốn hoặc thừa vốn gây lãng phí vốn, đồng thời phải đảm bảo chi phí sử dụng vốn bình quân hợp lý.

- Xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp. Điều này xuất từ lý do: mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng là khác nhau, do vậy công ty cần cân nhắc tính toán kỹ giữa hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ với chi phí sử dụng của nguồn đó, từ đó xây dựng một cơ cấu nguồn tài trợ hợp lý.

- Khi có nguồn tài trợ, công ty cần chủ động lập kế hoạch về phân phối và sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt cần chú ý tới việc đầu tư vào TSCĐ để nâng cao chất lượng thi công các công trình, đồng thời nâng dần tỷ trọng VCĐ trong tổng vốn kinh doanh, dần tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý hơn.

đọng và thanh toán các khoản nợ của công ty trong kỳ

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các doanh nghiệp thường tồn tại một khoản vốn lớn trong khâu thanh toán, đó là các khoản phải thu và các khoản phải trả. Hiện tượng chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp đang diễn ra khá phổ biến hiện nay, các khoản này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong năm 2004 vừa qua, tổng số vốn của công ty bị chiếm dụng lên tới 129.282.469.317 triệu đồng so với năm 2003, trong số đó thì số vốn bị khách hàng chiếm dụng là chủ yếu. Đây là bộ phận vốn trong kỳ của công ty không luân chuyển, bị ứ đọng nên đây là nguyên nhân gây ra tình trnạg thiếu VLĐ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ của công ty và đây cũng là nguyên nhân làm cho tốc độ luân chuyển VLĐ trong kỳ bị chậm lại. Điều này cho ta thấy trong năm vừa qua công ty chưa làm tốt công tác thu hồi nợ. Do vậy, việc thu hồi nợ để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt đông sản xuất kinh doanh trong kỳ tới là nhu cầu cần thiết của công ty. Việc thu hồi các khoản nợ này không những giúp công ty có thêm một khoản vốn để hoạt động mà còn góp phần giải phóng một lượng lớn vốn tồn đọng trong khâu thanh toán, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong kỳ tới. Để làm tốt công tác thu hồi nợ, công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:

Công ty cần có quy định rõ ràng về các điều khoản thanh toán trong hợp đồng như: phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán,… nếu bên chủ đầu tư công trình không thực hiện đúng như hợp đồng đã đăng ký giữa hai bên thì sẽ phải bị phạt tài chính tuỳ theo mức độ vi phạm.

- Khi ký hợp đồng với chủ đầu tư, công ty cần đề nghị chủ đầu tư phải ứng trước một phần giá trị công trình với một tỷ lệ nhất định trên giá trị khối lượng xây lắp. Việc này sẽ giúp công ty hạn chế được công trình đã hoàn thành nhưng không có chủ đến nhận và thanh toán cho công ty.

- Đồng thời công ty cũng cần tăng cường áp dụng các biện pháp để khuyến khích khách hàng thanh toán bằng việc sử dụng chiết khấu thanh toán đối vơis những khách hàng thanh toán sớm tiền hàng, có nghĩa là thanh toán trước thời hạn công trình hoàn thành và bàn giao. Công tác này nếu thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế đáng kể tình trạng thanh toán chậm như hiện nay.

- Đối với những khách hàng công ty xét thấy có đủ khả năng thanh toán nợ cho công ty mà vẫn cố tình không thanh toán khi khoản nợ đã hết hạn thì công ty cần nhờ tới sự can thiệp của pháp luật để thu hồi lại vốn đầu tư, tránh mất mát vốn.

Đi đôi với việc thu hồi các khoản nợ, công ty cũng cần chú trọng tới các công tác giải phóng lượng hàng tồn kho trong kỳ vì bộ phận này cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số VLĐ của công ty. Nếu giải phóng được lượng hàng tồn kho này công ty sẽ có được lượng vốn khá lớn để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của công ty. Vì lượng hàng tồn kho trong kỳ của công ty chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (giá trị của các công trình làm dở) nên giải pháp tốt nhất để công ty giải phóng đựơc nhanh lượng hàng tồn kho này là trong kỳ công ty cần phải đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đang dở dang để nhanh chóng hoàn thành bàn giao và thu hồi lại vốn, góp phần tăng vòng quay của vốn kinh doanh.

Bên cạnh nhiệm vụ thu hồi các khoản vốn bị ứ đọng trong giai đoạn trước thì trong kỳ công ty cũng cần phải quan tâm đúng mức tới các khoản nợ của công ty. Khác với khoản nợ phải thu, các khoản phải trả là khoản vốn công ty chiếm dụng được từ người bán thông qua hợp đồng cung cấp vật tư, của người mua thông qua việc người mua trả trước tiền hàng cho công ty hay những khoản vốn chiếm dụng được của các đơn vị nội bộ… Thực tế những khoản nợ này của công ty lớn hơn rất nhiều so với khoản vốn mà công ty bị chiếm dụng. Do vậy trong kỳ, nếu những khoản nợ này đã đến hạn phải thanh toán thì công ty cần tìm nguồn để hoàn trả đúng hạn, tránh tình trạng nợ nần dây dưa, kéo dài làm ảnh hưởng đến uy tín trong công tác thanh toán cũng như tình hình tài chính của công ty. Muốn vậy công ty cần áp dụng một số giải pháp:

- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán với khả năng thanh toán của công ty để chủ động đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn.

- Lựa chọn các hình thức thanh toán an toàn, thích hợp và hiệu quả nhất đối với công ty.

Thứ ba, Công ty cần tiếp tục đầu tư đổi mới TSCĐ, đặc biệt là đổi mới máy móc thiết bị

phụcvụ cho quá trình thi công để tăng năng suất sản xuất kinh doanh của công ty.

Với đặc điểm kinh doanh của công ty: sản xuất các sản phẩm xây dựng là chủ yếu thì máy móc thiết bị phục vụ quá trình thi công để tạo ra sản phẩm cuối cùng chiếm vị trí quan trọng. Nó quyết định chất lượng thicông công trình từ đó quyết kết quả kinh doanh của

công ty. Do đó, việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xay dựng. Xuất phát từ tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị trong năm qua của công ty (giá trị hao mòn đã lớn) và sụ phát triểnnhư vũ bão của khoa học kỹ thuật như hiện nay thì việc đầu tư đổi mới vào các loại TSCĐ này lại càng trở nên quan trọng hơn đối với công ty.

Do vậy, trong năm tới công ty ngoài việc duy trì việc khai thác toàn bộ số TSCĐ đã có thì cần phải có sự đầu tư vào máy móc thiết bị một cách hợp lý sao cho tương xứng với quy mô hoạt động của công ty trong thời gian tới. Để đạt được điều này thì công ty cần nâng cao tỷ lệ đầu tư vào máy móc thiết bị để tạo ra máy móc thiết bị hiện đại hơn dần thay thế những máy móc thiết bị đã hao mòn lớn, tăng dần năng lực sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng và hiệu quả của toàn bộ vốn kinh doanh nói chung.

Thứ tư, Công ty cũng cần tăng cường sử dụng lợi nhuận sau thuế đáp ứng cho nhu cầu vốn

chủ sở hữu của công ty.

Thực tế, trong các bản báo cáo tài chính của công ty cho thấy vốn của công ty qua các năm đầu tăng lên nhưng số lượng tăng lên này chủ yếu là do vay nợ, vốn chủ sở hữu không những chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh mà lại có xu hướng giảm dần (từ 10,67% năm 2003 xuống còn 8,31% năm 2004). Điều này đã làm giảm tính linh hoạt và chủ động của công ty trong việc sử dụng vốn do phải phụ thuộc quá nhiều từ nguồn vốn bên ngoài.

Giải pháp này sẽ giúp công ty dần giảm bớt khoảng cách về cơ cấu nguồn vốn giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn nợ phải trả của công ty. Để đạt được một cơ cấu nguồn vốn tối ưu và hợp lý hơn, công ty cần áp dụng các giải pháp để tăng tỷ trọng vốn cho chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế như:

- Trong việc phân phối lơị nhuận sau thuế, công ty cần ưu tiên giành phần lợi nhuận cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công ty và phải xem xét trong mối liên hệ với kết cấu nguồn vốn tối ưu.

- Khi có nhu cầu đầu tư, công ty cần huy động tối đa các nguồn vốn bên trong nước như: nguồn vốn khấu hao, nguồn từ lợi nhuận để lại hay quỹ phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, và nguồn này phải chiếm tương đối trong các nguồn vốn mà công ty sử dụng. Chỉ

khi nào nguồn bên trong không đủ đáp ứng cho nhu cầu về vốn thì công ty mới tìm đến nguồn tài trợ từ bên ngoài như đi vay, thuê vốn của các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác,…

Thứ năm, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ vf đào tạo lực lượng công nhân, quản lý và

sử dụng lao động có hiệu quả là biện pháp để nâng cao sản xuất, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả việc quản lý và sử dụng vốn của công ty.

Trong năm vừa qua, công ty cũng đã có sự quan tâm đến công tác này. Cụ thể: trong năm công ty đã đào tạo mới 30 công nhân, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và trình độ tay nghề cho 99 công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên việc bồi dưỡng, đào tạo này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay của công ty. Công ty vẫn còn thiếu nhiều công nhân tay nghề cao, cán bộ kỹ thuật và chuyên môn giỏi toàn diện còn ít. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ tay nghề cho nhân viên mà đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng công nhân bậc cao đối với công ty là rất quan trọng và cần thiết vì họ là những người trực tiếp sử dụng máy móc để tiến hành thi công tạo ra sản phẩm cho công ty. Đi đôi với việc nâng cao trình độ tay nghề cho người công nhân thì cũng cần đề cao ý thức trách nhiệm của họ trong việc sử dụng máy móc thiết bị của công ty vì đây là những tài sản có giá trị lớn. Có như vậy mới hạn chế sự hỏng hóc của máy móc thiết bị không đáng có và ngày càng nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc, hạn chế được việc phải tính chi phí khấu hao quá cao và giá thành sản phẩm, từ đó mà góp phần tiết kiệm được chi phí sản xuất sản phẩm, tăng lợi nhuận. Bên cạnh việc nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân thì việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế của công ty cũng là vấn đề rất quan trọng vì quyết định đến hiệu quả hoạt động trong kỳ của công ty. Sở dĩ, vì có vai trò quan trọng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động trong kỳ của công ty. Biểu hiện: đội ngũ cán bộ kỹ thuật là những người trực tiếp tạo ra các phương án sản xuất như: các bản vẽ kỹ thuật, các mẫu thiết kế… đồng thời họ cũng là những người lựa chọn những máy móc có hiệu quả hoạt động cao từ đó tác động trực tiếp đến hoạt động của công ty. Còn đội ngũ cán bộ kinh tế là những người trực tiếp điều hành các hoạt động kinh tế của công ty như: huy động vốn, điều hành vốn, thẩm định các dự án… Vì vậy cần thiêt phải bồi dưỡng và cập nhật những kiến thức về khoa học kỹ thuật và các chính sách kinh tế mới để công việc điều hành và quản lý ngày càng có hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Ngoài những giải pháp trên công ty cũng nên áp dụng một số giải pháp khác để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kỳ như:

- Bên cạnh việc sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cũng nên chú ý đến vấn đề đầu tư vốn ra bên ngoài vì đầu tư bên ngoài sẽ giúp công ty tìm được nguồn lợi nhuận mới đồng thời giúp công ty phân tán được rủi ro trong kinh doanh. Sở dĩ công ty nên xem xét vấn đề này vì hiện nay quá trình liên doanh có xu hướng gia tăng, các doanh nghiệp sẽ hợp tác với nhau để tìm ra và phát triển những mặt hàng thị trường cần. Chính vì

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng xây lắp số 1 (Vinaconex 1) pptx (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)