Nhóm giải pháp 3: Gia tăng tốc độ giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 122 - 135)

thất nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, đồng thời tạo điều kiện để người lao động phát triển toàn diện, tăng thu nhập cho cá nhân, tăng cường sự đóng góp của người lao động vào sự nghiệp phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội khác của vùng, bằng các giải pháp:

3.2.3.1 Phát triển nhanh nông nghiệp và công nghiệp nông thôn

Đây là giải pháp quan trọng giải quyết việc làm cho người lao động ở ĐBSCL theo hướng “ly nông bất ly hương”. Vì chính nó trực tiếp tạo ra khả năng thu hút lao động tại chỗ của vùng. Giải pháp này được thực hiện như sau:

Một là, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề trong nội bộ ngành nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng đa canh, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa, trên cơ sở đó, tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa, nhất là trái cây, rau màu, gia súc, gia cầm và thủy sản, bằng cách:

• Nâng cao hệ số hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao; chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở vùng đất cao, đất bãi ven sông thường ngập lũ hàng năm sang trồng các cây khác có hiệu quả hơn như: ngô, bông, đay, cây ăn quả hoặc nuôi trồng thủy sản trên cơ sở bảo đảm ổn định sản lượng và an ninh lương thực của cả nước.

• Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển, rừng nguyên sinh ở Phú Quốc, khôi phục rừng U Minh bị cháy; đẩy nhanh diện tích trồng rừng kinh tế trên các vùng đất chua phèn thuộc các vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây sông Hậu và bán đảo Cà Mau.

• Đầu tư hơn nữa cho nông nghiệp bằng cách nâng cao trình độ cơ giới hóa, đưa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác. Xây dựng thí điểm một số khu nông nghiệp công nghệ cao dựa vào công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, như: khu sản xuất giống mới chất lượng cao dựa vào công nghệ gen; khu trồng trọt, chăn nuôi sử dụng các giống mới; khu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo phương pháp sử dụng công nghệ cao ở một số tỉnh có điều kiện như Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang…

• Khẩn trương hình thành và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa để tạo điều kiện đưa nhanh cơ giới hóa và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hình thành các cụm công nghiệp nông thôn. Cụ thể là:

- Xây dựng các vùng lúa chuyên canh xuất khẩu với tổng diện tích là 1 triệu ha, trong đó mỗi vùng tối thiểu từ 15 - 20 nghìn ha tập trung ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An, Cần Thơ và Đồng Tháp, theo phương thức sử dụng 100% giống lúa chất lượng cao, cơ giới hóa gần như toàn bộ từ khâu ra giống đến thu hoạch, bảo quản và chế biến; thực hiện thủy lợi hóa, phân bón, thuốc trừ sâu theo qui trình kỹ thuật thống nhất.

- Bên cạnh thực hiện đa dạng hóa các phương thức nuôi trồng thủy sản (xen canh, luân canh, chuyên canh, thâm canh, bán thâm canh, nuôi sinh thái) trên mọi diện tích mặt nước (ngọt, lợ, mặn), cần khẩn trương qui hoạch đồng bộ và bảo đảm giống tốt, thức ăn, cơ sở chế biến để hình thành và mở rộng các vùng nuôi trồng thủy sản chuyên canh theo kiểu công nghiệp, trong đó, ưu tiên cho các loài thủy sản có giá trị cao và phù hợp với mặt nước, khí hậu của từng địa phương như: nuôi tôm, cá bống tượng ở Cà Mau, Bạc Liêu; cá ba sa, cá tra ở An Giang, Đồng Tháp; ba ba, cá lóc ở Cần Thơ, Sóc Trăng, Tiền Giang…

- Hình thành các vùng cây công nghiệp và ăn trái tập trung ở các tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về diện tích cây trồng, điều kiện đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, như: cây mía ở Long An, Kiên Giang, Cần Thơ; cây đay, cói ở Tiền Giang, Trà Vinh; cây bưởi ở Bình Minh (Vĩnh Long); cây cam, dừa, măng cụt, sầu riêng ở Bình Đại, Mỏ Cày, Chợ Lách, Châu Thành (Bến Tre); cây vú sữa, cây khóm ở Tân Phước, Châu Thành (Tiền Giang); cây xoài, cây nhãn ở Đồng Tháp…

- Xây dựng các vùng chăn nuôi công nghiệp tập trung. Đó là nuôi bò sữa ở các tỉnh có lợi thế đồng cỏ, hoặc trồng cỏ mang lại hiệu quả hơn trồng các loại cây khác như: Kiên Giang, Hậu Giang; nuôi gà ở Tiền Giang, Long An và heo ở Cần Thơ…

Hai là, tăng cường vai trò đầu mối của hợp tác xã và phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình, trong đó chú trọng kinh tế trang trại ở nông thôn trên tất cả các lĩnh vực, các ngành hoạt động mà kinh tế hộ có thể tham gia, bằng cách:

• Thực hiện đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hộ nông nghiệp có qui mô ruộng đất trung bình sẽ chiếm phần lớn, giảm số hộ có qui mô nhỏ, gia tăng số lượng trang trại bên cạnh các hợp tác xã nông nghiệp. Trong đó, các hợp tác xã nên phát triển theo mô hình liên canh, liên cư đảm nhận việc xây dựng kế hoạch phát triển chung cho các hộ xã viên; là đầu mối cung cấp thông tin và liên kết trực tiếp với các cơ sở thương mại cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, tổ chức khuyến nông, tín dụng; với các cơ sở chế biến, bảo quản, nhà xuất khẩu. Trên cơ sở đó, hợp tác xã phải sớm chuyển thành các đại lý thực hiện các dịch vụ cung ứng đầu vào, đầu ra cho các hộ nông dân.

• Phát triển mạng lưới tín dụng nông thôn, các trung tâm giống, trung tâm chuyển giao kỹ thuật - công nghệ trên toàn vùng để nông dân có điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn vốn, giống cây, con có chất lượng cao, công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại, trên cơ sở đó nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả kinh tế.

• Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, thủ tục trong việc tập trung đất đai, dồn bờ, dồn thửa, cũng như việc huy động vốn tín dụng để đẩy nhanh việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên toàn vùng. Theo chúng tôi, với tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, thì nên tập trung phát triển các trang trại: trồng lúa, trồng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Trà Vinh; nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang; trồng cây công nghiệp ở các tỉnh Bến Tre, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang.

• Kiên trì thực hiện chủ trương khuyến khích “ai giỏi nghề gì thì làm nghề đó”, kết hợp đa dạng hóa hoạt động kinh tế theo tiềm năng nội tại của từng hộ, hoặc liên kết nhiều hộ, khuyến khích các hộ sử dụng lao động làm thuê tại chỗ hoặc lao

động từ nơi khác đến tìm việc làm, thông qua chế độ ưu đãi về thuê mặt bằng, tín dụng ban đầu.

• Thành lập và phát huy tác dụng của các quỹ hỗ trợ nông dân như: quỹ bình ổn giá để trợ giá vật tư đầu vào và giá tiêu thụ sản phẩm đầu ra; quỹ tín dụng đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ; quỹ bảo hiểm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, có các chính sách hỗ trợ về tín dụng, thuế và thực hiện nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, trước hết là hệ thống giao thông, điện, chợ, trường học và bệnh viện.

Ba là, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (các công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã…) ở nông thôn.

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký hoạt động tại vùng chưa nhiều (tính đến 31/2003 là 10.705 doanh nghiệp, cả nước là 59.831 - [74]), nguyên nhân có thể từ nhiều phía: do cơ chế, thói quen, thiếu vốn, cơ sở hạ tầng yếu kém v.v… Giải quyết vấn đề này, theo chúng tôi cần:

• Tập trung đầu tư phát triển một số doanh nghiệp có qui mô vừa và lớn có tính chất làm “đầu mối” cung ứng đầu vào và giải quyết đầu ra cho cả vùng bằng cách tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương để tập trung nguồn vốn, phân bố hợp lý vị trí các doanh nghiệp, cũng như xác định ngành nghề kinh doanh chủ yếu, trên cơ sở phát huy tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương.

• Thành lập hiệp hội nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại và tư vấn đầu tư, kinh doanh khu vực. Tổ chức này, một mặt, là “cầu nối” giữa các nhà sản xuất, phân phối trong với ngoài vùng, với các nước trong khu vực và trên thế giới; mặt khác, là thực hiện chức năng đào tạo và tư vấn dưới các hình thức:

- Tư vấn trực tiếp cho những ai có nhu cầu được trợ giúp.

- Định kỳ tổ chức các khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ đầu tư, xuất nhập khẩu, quản trị kinh doanh, du lịch v.v…

• Có chính sách hỗ trợ và ưu đãi để khuyến khích những người muốn khởi sự lập nghiệp kinh doanh trong vùng và thu hút những người ngoài vùng đến đầu tư thành lập doanh nghiệp dưới các hình thức: cải tiến thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các thủ tục quản lý hành chính khác, giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê mặt bằng giá rẻ, ưu đãi lãi suất tín dụng, miễn thuế thu nhập trong những năm đầu và giảm cho nhiều năm sau đó.

• Thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp để giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, dưới các hình thức như: quỹ trợ giá, quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ bảo hiểm xuất khẩu v.v.., để những người muốn khởi sự lập doanh nghiệp yên tâm đầu tư cho hoạt động kinh doanh.

3.2.3.2 Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng

Đây là tiền đề cơ bản để giải quyết việc làm cho người lao động, vì chính nó tạo ra các điều kiện cần thiết kích thích đầu tư và sản xuất kinh doanh phát triển. Giải pháp này được thực hiện như sau:

Một là, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: phát triển cụm, tuyến dân cư, hệ thống thủy lợi, giao thông, điện, nước, chợ và hệ thống kho tàng, bến cảng, trên cơ sở tập trung huy động các nguồn lực đầu tư.

Về cụm, tuyến dân cư, khẩn trương hoàn thành quy hoạch và đầu tư xây

dựng hạ tầng cơ sở cho các cụm, tuyến dân cư và nhà ở cho nhân dân vùng ngập lũ, trước hết là các vùng ngập lũ thường xuyên, để đến 2010 không còn hộ dân bị ngập lũ tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất.

Về hệ thống thủy lợi, sớm hoàn thành quy hoạch tổng thể hệ thống thủy

lợi, tiêu thoát lũ, thay chua, xỗ phèn, ngăn mặn và giữ ngọt theo yêu cầu chuyển dổi cơ cấu kinh tế của vùng. Tăng đầu tư xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi gắn liền với giao thông để đến 2010 cơ bản hoàn thành các công trình kiểm soát lũ cho vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và vùng sông Vàm Cỏ, hệ thống đê biển, các công trình thoát lũ, các cống ngăn mặn và các dự án thủy lợi khác của vùng.

Về hệ thống giao thông, phát triển mạng lưới giao thông gắn liền với quy

hoạch chống lũ, trong đó nhanh chóng nâng cấp quốc lộ 1A, hình thành và kiên cố bằng nhựa hóa tuyến ven biển 60, tuyến N1, N2 cặp biên giới song song với quốc lộ 1A. Khẩn trương xây dựng cầu Cần Thơ, Rạch Miễu, Vàm Cống để đưa vào sử dụng trước năm 2010. Nâng cấp các tỉnh lộ, huyện lộ quan trọng tạo thành hệ thống giao thông thông suốt trên toàn vùng ngập lũ. Xây dựng tuyến cao tốc Tp. HCM đi Cần Thơ, khôi phục lại tuyến đường sắt Tp. HCM đi Mỹ Tho. Đẩy nhanh xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn liên huyện, xã, thôn ấp để sớm xóa bỏ cầu khỉ. Phát triển giao thông thủy trên cơ sở hoàn thành hai dự án đường thủy phía Nam và tiến độ nâng cấp, nạo vét các luồng lạch.

Về hệ thống điện, tập trung xây dựng và nâng cấp mạng lưới điện trung

thế liên huyện, liên xã, mạng lưới điện hạ thế, điện 3 pha để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trong vùng.

Về hệ thống cấp nước, phát triển mạng lưới cấp nước sạch theo hướng ưu

tiên tập trung xây dựng nhà máy nước ở các thành phố, thị xã, nhà máy nước mini ở các thị trấn, thị tứ; riêng ở nông thôn, trước mắt cần phát triển hệ thống giếng nước ngầm loại nhỏ kiểu UNICEF, trường hợp sử dụng nước giếng thông thường thì cần có bể xử lý.

Về hệ thống chợ, hình thành mạng lưới chợ trên cơ sở các chợ trung tâm,

chợ đầu mối, trong đó ưu tiên phát triển chợ nông sản, thủy sản và trái cây.

Về hệ thống kho tàng, bến cảng, qui hoạch và xây dựng ngay trên địa bàn

tập trung hàng hóa, gần trục giao thông để tiện lợi cho bảo quản và vận chuyển. Hệ thống kho tàng cần được trang bị các thiết bị hiện đại để không làm giảm chất lượng sản phẩm trong suốt thời gian lưu giữ. Trước mắt, cần nâng cấp và mở rộng cảng Cần Thơ, các cảng nằm dọc tuyến vận tải chính của sông Tiền, sông Hậu (cảng Vĩnh Long, Mỹ Thới, Mỹ Tho, Đại Ngãi, Hòn Chông) và các cảng cá ở các tỉnh. Khẩn trương nâng

cấp và mở rộng sân bay Trà Nóc (Cần Thơ) thành sân bay quốc tế; cải tạo sân bay Phú Quốc, Cà Mau và sân bay Côn Đảo.

Hỗ trợ cho phát triển kết cấu hạ tầng theo mục tiêu và định hướng trên, bên cạnh sự đầu tư nhà nước, trước hết và quan trọng là ĐBSCL phải có một giải pháp toàn diện và đồng bộ huy động nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn, nguồn vốn từ ngoài vùng, vốn vay ưu đãi nhà nước, vốn từ quyền sử dụng đất, đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tranh thủ nguồn vốn ODA và sử dụng nó dưới các hình thức đầu tư phù hợp và có hiệu quả.

Hai là, nghiên cứu cải thiện môi trường đầu tư và tạo ra sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài vùng, nước ngoài để tăng nhanh lượng vốn đầu tư cho vùng, đặc biệt là nguồn vốn FDI.

Từ kinh nghiệm của các tỉnh đã thành công trong thu hút vốn đầu tư (Bình Dương, Đồng Nai, Tp. HCM) cho thấy, để tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc nghiên cứu cải thiện môi trường đầu tư của ĐBSCL cần định hướng vào các mục tiêu:

- Tập trung khai thác các tiềm năng và thế mạnh gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của vùng. Đó là xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, khai thác chế biến nông - thủy sản, phát triển du lịch, nông thôn hóa vùng sâu, vùng xa bằng các dự án.

- Tạo điều kiện thuận lợi nhiều hơn cho các nhà đầu tư bằng các chính sách ưu đãi về giá thuê đất, thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.

Ngoài ra, các địa phương cần nghiên cứu và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư dưới các hình thức: giới thiệu môi trường đầu tư, mời gọi đầu tư trên các trang Web, các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các nhà đầu tư tại vùng, hoặc sứ quán của

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 122 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)