Nhóm giải pháp 1: Phát triển giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 106)

Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển nguồn nhân lực. Điều này xuất phát từ vai trò của giáo dục - đào tạo với tư cách là “điều kiện tiên quyết”, là “quốc sách hàng đầu”, là yếu tố trực tiếp đóng vai trò quyết định chất lượng nguồn nhân lực; từ những bất cập trong giáo dục - đào tạo được xác định là nguyên nhân chính yếu dẫn đến những tồn tại trong phát triển nguồn nhân lực của ĐBSCL (như đã phân tích trong chương II).

Tất nhiên, ĐBSCL chỉ là một vùng lãnh thổ, một bộ phận của tổng thể cả nước, vì vậy phát triển giáo dục - đào tạo của ĐBSCL không thể tách rời phát triển giáo dục - đào tạo cả nước. Điều này cũng có nghĩa là nhóm giải pháp này bao gồm cả những giải pháp có thể áp dụng cho các vùng khác trong cả nước:

- Tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo;

- Mở rộng phạm vi và cấp học phổ cập giáo dục;

- Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục - đào tạo; - Đổi mới công tác quản lý giáo dục - đào tạo.

Những giải pháp này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu. Do vậy, để không lặp lại, chúng tôi chỉ đề xuất những giải pháp sau đây:

3.2.1.1 Chuẩn hóa và xã hội hóa hệ thống trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương tiện giảng dạy và học tập cho các trường, đặc biệt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm đảm bảo đủ trường, lớp và cải thiện điều kiện dạy - học, khắc phục tình trạng thiếu trường, lớp, quy mô lớp học quá đông, thiết bị, phương tiện dạy và học vừa thiếu, vừa lạc hậu và không đồng bộ như hiện nay. Muốn vậy, theo chúng tôi:

* Đối với giáo dục phổ thông

Một là, hoàn thiện quy hoạch và thiết kế mạng lưới các trường theo từng địa phương trong toàn vùng, trên cơ sở dự báo tốc độ gia tăng học sinh trong mười, mười lăm năm tới theo hướng chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định (quy chuẩn đến năm 2010 ở Việt Nam sẽ chuyển sang chế độ học 2 buổi cho học sinh mỗi cấp học và một lớp học trung bình chỉ có khoảng 30 - 35 học sinh). Nhanh chóng xóa bỏ tình trạng phòng học ba ca, phòng học tạm để đến 2010 tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 70%, còn lại là bán kiên cố nhằm bảo đảm ổn định việc học tập và là nơi tránh lũ khi có lũ về. Giảm thiểu và đi đến chấm dứt tình trạng trường, lớp mới vừa xây dựng xong đã phải sửa chữa, cơi nới hay xây dựng thêm gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản và thiếu thẩm mỹ như một số trường ở các địa phương đã làm trong thời gian qua.

Về quy mô trường, đặc biệt là các trường bố trí trên địa bàn các tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên thường bị ngập lũ hàng năm, vùng sâu, vùng xa, không nên tổ chức nhiều lớp học và quy mô lớp quá đông. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần phối hợp với các đơn vị xây dựng để thiết kế, nghiên cứu những mẫu lớp học ở những vùng thường xuyên bị ngập nước.

Hai là, thực hiện xã hội hóa một số trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học dưới hình thức cổ phần hóa, trong đó dành cổ phần ưu đãi cho các thầy, cô giáo của

địa phương theo phương thức Nhà nước cho vay để mua và trả dần, đồng thời thu hút vốn cổ phần từ các nhà đầu tư trong và ngoài vùng. Số tiền thu được từ cổ phần hóa để lại hoàn toàn cho địa phương dùng để trang bị thêm cơ sở vật chất cho những trường còn thiếu hoặc các vùng khó khăn.

Ba là, mở rộng qui mô và hiện đại hóa các công ty cung cấp thiết bị trườøng học của vùng, trên cơ sở lấy công ty thiết bị trường học Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang làm trung tâm; phát triển hệ thống phân phối thiết bị, sách giáo khoa đến các huyện, thị nhằm đáp ứng nhu cầu về thiết bị, phương tiện, sách giáo khoa cho việc dạy và học của các trường, giáo viên và học sinh trong toàn vùng; đảm bảo các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học đều có phòng thí nghiệm và thư viện.

* Đối với giáo dục cao đẳng, đại học

Một là, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoàn thiện qui hoạch và thiết kế mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển nguồn nhân lực và chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo của vùng, trong đó lấy trường Đại học Cần Thơ làm trung tâm, kết hợp tham khảo mô hình đào tạo của các trườøng đại học trọng điểm, có danh tiếng trong và ngoài nước.

Hai là, tích cực hỗ trợ xây dựng Đại học Cần Thơ thành đại học trọng điểm của

cả nước, là trung tâm đào tạo chất lượng cao và nghiên cứu khoa học hiện đại của cả vùng với quy mô trên 40.000 sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh. Thành lập và đầu tư xây dựng Đại học Y và Dược Cần Thơ từ khoa y dược hiện có của Đại học Cần Thơ, Đại học Tiền Giang từ trường Cao đẳng cộng đồng Tiền Giang. Đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Đại học Thủy sản Kiên Giang, Đại học Kiến trúc Vĩnh Long. Nâng cấp Đại học An Giang, Đại học Sư phạm Đồng Tháp và một số trường trung học sư phạm lên trường cao đẳng sư phạm ở các tỉnh có nhiều thế mạnh. Tiếp tục gia tăng đầu tư trang thiết bị, phòng thí nghiệm, phương tiện giảng dạy cho các trường đại học, cao đẳng trong toàn vùng.

Trình Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai mở rộng hệ đào tạo cao đẳng cộng đồng đối với một số ngành nghề phục vụ nhu cầu cấp thiết phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Theo chúng tôi, từ nay đến 2010, mỗi tiểu vùng kinh tế (Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, Bán đảo Cà Mau, vùng giữa sông Tiền và sông Hậu) nên thành lập từ một đến hai trường cao đẳng cộng đồng; và đến 2020, bình quân ít nhất mỗi tỉnh phải có một trường. Mỗi trường tùy theo sự phân công, nội lực cũng như đặc thù về lợi thế địa lý, kinh tế mà lựa chọn một số ngành, nghề đào tạo phục vụ đắc lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương như: thu hoạch, bảo quản, chế biến nông - lâm - thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi; điện, điện tử, cơ khí, xây dựng, giao thông, thủy lợi; tin học quản lý, quản trị kinh doanh; sư phạm, văn hóa v.v…

Ba là, bên cạnh đầu tư của Nhà nước, từ nguồn học phí và sự hỗ trợ của các địa phương, các trường đại học, cao đẳng nhất thiết phải nâng cao hơn nữa khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn khác như: thông qua các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho các tổ chức, cá nhân trong nước, với các trường đại học, chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế; các nguồn viện trợ từ Việt kiều và nước ngoài, vốn vay ưu đãi của nhà nước.v.v…, để xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện, thiết bị cho việc dạy và học; tổ chức các xưởng thực hành, phòng thí nghiệm.

Bốn là, thực hiện đa dạng hóa và đại chúng hóa các mô hình đào tạo đại học và cao đẳng, phát triển nhanh hệ thống các trường đại học cộng đồng và tư thục; phát triển hệ thống đào tạo từ xa.

3.2.1.2 Tăng số lượng, nâng cao chất lượng và phân bố hợp lý đội ngũ giáo viên

nhằm tạo ra một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cao về chất lượng và say mê nghề nghiệp, khắc phục những bất cập từ phía đội ngũ giáo viên như hiện nay, bằng các biện pháp sau:

Một là, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, qui hoạch mạng lưới các trường sư phạm của toàn vùng, xây dựng và nhân rộng mô hình trường sư phạm chất lượng cao;

với các trường đại học sư phạm của Tp. HCM và Trung Ương trong việc phân bổ chỉ tiêu, cơ cấu đào tạo và phân cấp đào tạo.

Hai là, trên sơ sở quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục - đào tạo của vùng, lập kế hoạch về nhu cầu giáo viên cho các bậc học; khảo sát, đánh giá và phân loại trình độ, năng lực đội ngũ giáo viên làm cơ sở để bồi dưỡng, đào tạo bổ sung kiến thức. Xây dựng các chính sách khuyến khích cụ thể để thu hút những học sinh khá, giỏi vào học các trường đại học, cao đẳng sư phạm trong vùng và Tp. HCM, đặc biệt là các trường chất lượng cao; các chính sách đãi ngộ hợp lý để giáo sinh sau khi tốt nghiệp tự nguyện về công tác tại địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa để đến 2010 giải quyết dứt điểm vấn đề thiếu giáo viên ở các bậc giáo dục phổ thông như hiện nay.

Ba là, nâng cao năng lực đào tạo và chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm như một giải pháp ưu tiên đặc biệt. Muốn vậy, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, ngành giáo dục của vùng cần tập trung đầu tư tài chính để cải cách hệ thống các trường sư phạm về sơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy theo hướng tạo môi trường sư phạm đích thực đào tạo đội ngũ giáo viên giỏi cho ngành. Trước mắt cần tăng quy mô đào tạo cho khoa sư phạm của Đại học Cần Thơ, Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long và một số trường cao đẳng sư phạm địa phương để bổ sung kịp thời và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên trong vùng.

Tăng cường hợp tác với các trường sư phạm hàng đầu trong và ngoài nước, thông qua đó tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi giáo viên và kinh nghiệm giảng dạy, tài liệu nghiên cứu; chủ động mời cán bộ khoa học giỏi ở các viện nghiên cứu, các giáo sư giỏi người nước ngoài và Việt kiều về tham gia giảng dạy tại các trường sư phạm trong vùng. Đẩy mạnh hoạt động liên kết và xây dựng “cầu nối” giữa nhà trường với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để giáo viên có điều kiện tiếp cận thực tế, kiểm nghiệm và bổ sung kiến thức lý thuyết.

Bốn là, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên hoặc định kỳ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học nhằm chuẩn hóa đội ngũ giáo viên vào năm 2010 và nâng cấp trình độ giáo viên vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2010: 100% giáo viên bậc tiểu học có trình độ trung học và bậc trung học cơ sở có trình độ cao đẳng, đại học sư phạm; 100% giáo viên bậc trung học phổ thông có trình độ đại học và 15% có trình độ sau đại học; 80% giáo viên bậc cao đẳng, đại học có trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó tiến sỹ là 25%; đến năm 2020, 50% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm, 15% có trình độ đại học, 40% giáo viên bậc trung học cơ sở có trình độ đại học, 30% giáo viên bậc trung học phổ thông có trình độ sau đại học, 100% giáo viên bậc cao đẳng, đại học có trình độ thạc sỹ, trong đó 35 - 40% là tiến sỹ.

Năm là, thực sự coi công tác quản lý trong các nhà trường là một nghề, trên cơ sở đó cùng với đội ngũ giáo viên, ngành cũng cần chú trọng đào tạo lực lượng cán bộ quản lý trường học ở các bậc học.

3.2.1.3 Gấp rút điều chỉnh cơ cấu đào tạo và thực hiện đào tạo lại nhằm giảm bớt tình trạng mất cân đối trong cơ cấu đào tạo và cơ cấu nguồn nhân lực hiện nay, hình thành một cơ cấu hợp lý về cả trình độ và ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của vùng. Muốn vậy, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp:

Một là, dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của vùng, cơ cấu nguồn nhân lực, cơ cấu đào tạo hiện tại, hoạch định cơ cấu nguồn nhân lực và cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2010 và 2020.

Hai là, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo sắp xếp lại các trường và ngành nghề đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề của vùng một cách khoa học, phù hợp với cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực đã hoạch định.

Theo chúng tôi, để tạo ra một cơ cấu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đó là tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm

tỷ trọng nông - lâm - thủy sản, thì các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cần được sắp xếp lại theo hướng:

• Phát triển và mở rộng quy mô các trường, các ngành thuộc khối khoa học - kỹ thuật như: công nghiệp cơ khí, chế tạo, điện, điện tử, xây dựng, giao thông vận tải, nuôi trồng, chế biến nông - lâm - thủy sản.

• Chú trọng nâng cấp và mở rộng quy mô đào tạo các trường, các ngành thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn; kiểm soát qui mô đào tạo của các trường có nhóm ngành kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh thông qua việc phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh một cách hợp lý.

• Xúc tác hình thành một số trường chất lượng cao, trong đó ưu tiên đào tạo các ngành khoa học cơ bản và các ngành công nghệ cao. Liên kết và hợp tác đào tạo với các trường đại học trọng điểm ở Tp. HCM và Hà Nội, các trường chất lượng cao của khu vực và thế giới nhằm tăng nhanh quy mô đào tạo kỹ sư tài năng và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ba là, xây dựng cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên giỏi vào học các trường đại học chất lượng cao và các cấp học cao hơn; hỗ trợ đối tượng lao động đã qua đào tạo nếu có nhu cầu sẽ được đào tạo ở bậc trình độ cao hơn. Chủ động có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn giỏi, có năng lực phát triển để trở thành cán bộ nòng cốt trong các ngành kinh tế, kỹ thuật, các trường đầu ngành trong vùng.

Bốn là, xây dựng hệ thống các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề cùng với nội dung giáo dục khoa học nhằm định hướng cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp sau tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, khắc phục tình trạng học sinh chỉ chọn một con đường duy nhất là vào đại học như đã và đang diễn ra.

Năm là, xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện về thời gian cũng như kinh phí để đào tạo lại những lao động đã qua đào tạo nhưng năng lực yếu hoặc bố trí trái với ngành nghề đào tạo bằng các hình thức phù hợp như: đào tạo chính quy, tại chức, tập

trung, bán tập trung hoặc đào tạo từ xa. Đồng thời, mở thêm trường, lớp để đào tạo, bồi dưỡng cập nhật hóa và nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện, xã v.v…

Theo chúng tôi, đây là giải pháp liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của nhiều ngành. Vì vậy, để quá trình thực hiện được thuận lợi cần:

- Xây dựng cơ chế hoạt động phối hợp và hỗ trợ giữa ngành giáo dục - đào tạo của vùng với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)