Các giải pháp chung nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp (Trang 82 - 85)

9 14/6/15 Samsung Vina

3.2) Các giải pháp chung nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam Hàn Quốc

Nam- Hàn Quốc

Trong thời gian tới, quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc sẽ chịu sự tác động của các yếu tố mang tính tòan cầu, khu vực và quốc gia khác nhau.Trên phạm vi tòan cầu, tất cả các nền kinh tế trên thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, trong đó đặc biệt là cách mạng công nghệ thông tin và sinh học, của quá trình tự do hóa kinh tế.Trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, quan hệ kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc sẽ chịu tác động của yếu tố Trung Quốc, sự lớn mạnh của các NIEs, làn sóng liên kết kinh tế khu vực, kể cả việc tìm kiếm các FTAs, sự chênh lệch trong phát triển giữa các quốc gia, cũng như một số biến động khác. Ngòai ra, định hướng chiến lược phát triển kinh tế của hai nước cũng là những yếu tố tác động lên sự phát triển quan hệ song phương. Xu hướng tác động của các yếu tố này là khác nhau.Các yếu tố có tác động thúc đẩy sự phát triển quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc bao gồm:

a) Tiềm năng phát triển kinh tế của Hàn Quốc với tư cách là một NIEs châu Á tiếp tục làm cho nước này có lợi thế về vốn và công nghệ, còn Việt Nam tiếp tục có lợi thế về lao động và tài nguyên- nền tảng cho sự gặp nhau giữa nhu cầu và lợi ích của hai nước. b) Việc thực hiện các cam kết về tự do hóa thương mại trong phạm

vi WTO,APEC, đặc biệt khi Chương trình Làm việc Đôha đã được thông qua, trong đó đề cập đến việc xóa bỏ mọi rào cản đối với thương mại hàng nông sản, sẽ tạo thuận lợi cho mở rộng quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc.

c) Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam và Hàn Quốc có thể nhận thấy rằng trong tương lai, xu hướng chuyển dịch cơ cấu của hai nước tiếp tục thể hiện tính bổ xung cho nhau rõ rệt. Việt Nam chú trọng đến phát triển nông nghiệp, tạo nên những giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất cao. Còn Hàn Quốc thông qua đầu tư vào công nghệ để có được các sản phẩm mới có tính năng bảo vệ môi trường, tạo nên các ngành dịch vụ mới để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Một số yếu tố khác có tác động làm chậm lại sự phát triển quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc. Đó là:

a) Yếu tố Trung Quốc. Sự nổi lên của Trung Quốc vừa mang lại cơ hội phát triển, đồng thời cả những thách thức cho nhiều nước trong khu vực. Những cải cách của Trung Quốc trong thời gian qua, đặc biệt là sau khi nước này gia nhập WTO, kết hợp với sự chuyển hướng chiến lược phát triển kinh tế sang miền Tây và những biện pháp ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nươc ngoài, đang làm cho dòng đầu tư đổ vào Châu Á bị chệch hướng và đổ vào Trung Quốc. Trong dòng đầu tư đó bao gồm cả đầu tư từ Hàn

Quốc. Do đó, tác động không tốt lên quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc.

b) Sự tìm kiếm các FTA có thể làm cho chính phủ Hàn Quốc quan tâm đến một số mục tiêu khác. Bởi lẽ, tuy Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 15 của nước này, song lại chủ yếu được tạo nên bởi sự gia tăng đầu tư. Hệ quả là, nếu đầu tư có nguy cơ giảm đi, sẽ làm thay đổi vị trí của thị trường Việt Nam đối với Hàn Quốc. Hơn nữa, trước mắt, Việt Nam chưa thể đàm phán về một FTA với nước này.

Trong hai nhóm yếu tố trên, nhóm các yếu tố thúc đẩy có tác động mạnh hơn.Do đó, triển vọng phát triển quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc trong tương lai là rất khả quan. Kết luận này còn được dựa trên nhận định cho rằng trong mối quan hệ này, các bên tham gia chưa khai thác hết tiềm năng của mình. Trong trao đổi hàng hóa, nhiều mặt hàng có khả năng xuất khẩu của Việt Nam chưa, hoặc tiếp cận thị trường Hàn Quốc ở mức thấp, như đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất, dầu thô, nông sản nhiệt đới. Sản phẩm từ các cơ sở có vốn đầu tư Hàn Quốc xuất khẩu trở lại nước này chưa nhiều. Trong lĩnh vực đầu tư, các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ còn ít, đặc biệt cho các ngành công nghiệp nhẹ. Trong lĩnh vực du lịch, tiềm năng phát triển rất lớn, bởi Việt Nam mới thu hút được một lượng khách ít ỏi trong luồng khách du lịch từ Hàn Quốc sang các nước châu Á- Thái Bình Dương. Trong xuất khẩu lao động, Việt Nam chưa xuất khẩu lao động có trình độ kỹ thuật cao sang Hàn Quốc. Dựa trên tất cả những điều đó có thể khẳng định rằng trong tương lai, quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc tiếp tục được phát triển, nhưng Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng nhập siêu trong cán cân thương mại với Hàn Quốc. Tuy nhiên, mức nhập siêu có thể giảm đi, do khả năng gia tăng thu nhập từ “ xuất khẩu tại chỗ”, chương trình cải cách

khu vực công nghiệp của Hàn Quốc và sự chuyển dịch cơ cấu trong khu vực công nghiệp theo hướng chuyển dần các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp phụ trợ của Hàn Quốc ra nước ngoài.

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, thực trạng, triển vọng và giải pháp (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w