Kinh nghiệm phát triển của máy tính DELL:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KINH DOANH MÁY TÍNH THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 44 - 46)

2004 2003 2002STT Doanh nghiệp

2.4. Kinh nghiệm phát triển của máy tính DELL:

Dell Computer Corporation được Michael S. Dell sáng lập vào năm 1984 với chỉ 1.000 đơ la và một ý tưởng chưa từng cĩ trong ngành kinh doanh máy tính: khơng dùng những người trung gian và bán trực tiếp tới người sử dụng cuối cùng những chiếc máy tính lắp đặt theo ý họ. Với cách tiếp cận marketing trực tiếp, sáng tạo này, Dell Computer Corporation đã trở thành một trong hai cơng ty kinh doanh máy tính cá nhân hàng đầu thế giới, đã hoạt động trên 170 quốc gia. Mơ hình trực tiếp đã mang đến cho DELL những thành cơng khơng thể tin được.

Ngay từ khi thành lập cơng ty, DELL đã xác định rằng DELL muốn tạo danh tiếng trong việc cung cấp khách hàng dịch vụ chất lượng cao cùng những sản phẩm tốt. Sẽ luơn cĩ người nào đĩ tìm được sản phẩm giá rẻ hơn để sản xuất. Điều thực sự quan trọng là duy trì sự trung thành của khách hàng và nhân viên, điều đĩ chỉ cĩ thể cĩ được nhờ dịch vụ chất lượng cao và sản phẩm hoạt động tốt nhất.

DELL nhấn mạnh vào việc hiểu rõ cái gì tạo nên sự thỏa mãn của khách hàng, liệu đĩ là thời gian trả lời trên điện thoại, chất lượng sản phẩm, các tính năng hay kinh nghiệm sử dụng sản phẩm. Kết nối tồn bộ cơng ty, từ những cán bộ sản xuất, thiết kế đến bán hàng và hỗ trợ kỹ thuật với quá trình tìm hiểu yêu cầu của khách hàng trở thành một sự tập trung thường xuyên trong việc đào tạo và nâng cao tay nghề.

Ba quy tắc vàng của DELL là khơng lưu kho, luơn luơn lắng nghe khách hàng, khơng bao giờ bán hàng gián tiếp.

Phương châm của DELL đối với khách hàng là “Bạn khơng chỉ là khách hàng trong một lần giao dịch duy nhất. Bạn là khách hàng vĩnh viễn của chúng tơi”.

DELL luơn lập kế hoạch giải quyết vấn đề cho khách hàng một cách trực tiếp và rõ ràng, khơng bao giờ làm mất niềm tin ở họ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Máy tính thương hiệu Việt Nam là một ngành mới, ra đời từ cuối những năm 1990 để lắp đầy mảng thị trường cịn bỏ ngõ với yêu cầu máy tính cĩ chất lượng tương đối, giá cả vừa phải.

Qua thời gian phát triển gần 7 năm, máy tính thương hiệu Việt Nam đã đạt

được một số thành cơng nhất định như quy mơ kinh doanh ngày càng mở rộng, cĩ thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành, đã đạt được 15%-20% thị phần với những thương hiệu tên tuổi như FPT Elead, CMS, Robo, Mekong Xanh, T&H, …

Đấy là kết quả của một quá trình kinh doanh nghiêm túc, tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm, vào hệ thống bảo hành tồn quốc, vào xây dựng và phát triển thương hiệu của những doanh nghiệp Việt Nam cĩ tâm huyết vì thương hiệu Việt Nam và vì hiệu qủa kinh doanh của chính bản thân doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thị phần mà ngành đạt được cịn là một con số khiêm tốn, qua đĩ thể hiện khơng ít những hạn chế của ngành như khả năng cạnh tranh về chất lượng, về giá cả, về thương hiệu,….

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và ngành máy tính thương hiệu Việt Nam cũng tham gia hội nhập, chịu những tác động của hội nhập.

Với mục tiêu mà đề tài đặt ra, chương 2 đi vào phân tích, đánh giá thị trường máy tính Việt Nam nĩi chung, tình hình kinh doanh máy tính thương hiệu Việt Nam, phân tích SWOT của ngành trong bối cảnh hội nhập, làm cơ sở đề ra những

định hướng, giải pháp phát triển ngành ở chương 3. =====

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KINH DOANH MÁY TÍNH THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)