Những nội dung cơ bản của chính sách BHTG

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM TIỀN GỬI (Trang 56 - 58)

- Nguồn chi trả

2.2.2. Những nội dung cơ bản của chính sách BHTG

2.2.2.1. Quy định các chủ thể tham gia BHTG

- Quy định về tổ chức BHTG: Theo Nghị định số 89 và Nghị định số

109 thì tổ chức BHTG ở Việt Nam được gọi là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) là tổ chức tài chính Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được hạch toán độc lập, có tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc đảm bảo an toàn vốn và tự bù đắp chi phí. Hoạt động của BHTGVN không vì mục tiêu lợi nhuận; (1) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, (2) góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia BHTG và sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng.

Nội dung hoạt động chủ yếu của BHTGVN gồm:

- Cấp mới, cấp bổ sung và thu hồi Chứng nhận BHTG; - Thu phí BHTG;

- Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định về BHTG và các quy định về an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG;

- Chi trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền theo quy định;

- Thu hồi tiền đã chi trả trong quá trình thanh lý; - Tuyên truyền, quảng bá về hoạt động BHTG; - Hỗ trợ tài chính đối với tổ chức tham gia BHTG;

- Đầu tư tài chính các khoản vốn nhàn rỗi nhằm bảo toàn vốn và bù đắp chi phí hoạt động của BHTG.

Tổ chức BHTG ở Việt Nam là một bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát hợp nhất quốc gia đối với khu vực cung cấp dịch vụ tài chính, tồn tại và hoạt động tương đối độc lập, là một công cụ chính sách nhằm đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, là một đơn vị hoạt động theo những quy định riêng của pháp luật về BHTG và không chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm.

Về mô hình tổ chức, Tổ chức BHTG ở Việt Nam bao gồm Hội đồng quản trị, Ban điều hành, các phòng, ban, bộ phận ở Hội sở chính, và 06 Chi nhánh khu vực tại Hà Nội, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng Sông Cửu Long.

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị Tổ chức BHTG ở Việt Nam thực hiện chức năng quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động của BHTG theo quy định.

Hội đồng quản trị của Tổ chức BHTG gồm 5 thành viên, trong đó có 3 thành viên chuyên trách là Chủ tịch, một uỷ viên kiêm Tổng giám đốc, một uỷ viên kiêm Trưởng Ban kiểm soát; hai uỷ viên kiêm nhiệm 01 là Thứ trưởng Bộ Tài chính và 01 là Phó thống đốc NHNN.

Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 5 năm. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Hội đồng quản trị có quyền thành lập bộ phận giúp việc riêng, gồm không quá 5 cán bộ chuyên trách và một số cán bộ ban chuyên trách giúp việc cho các thành viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm.

Bộ máy điều hành của Tổ chức BHTG ở Việt Nam bao gồm Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.

Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổ chức BHTG ở Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về điều hành hoạt động BHTG ở Việt Nam.

Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động BHTG ở Việt Nam theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc.

Các phòng, ban, bộ phận ở Hội sở chính

Cơ quan trung ương của Tổ chức BHTG ở Việt Nam là Hội sở chính, có trụ sở tại Hà Nội. Hoạt động của Hội sở chính là hoạch định chính sách, qui định về hoạt động nghiệp vụ của Tổ chức BHTG ở Việt Nam và giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách và quy định được ban hành.

Các chi nhánh khu vực

Các chi nhánh khu vực của Tổ chức BHTG giúp Tổng giám đốc triển khai thực hiện tất cả các chức năng, nhiệm vụ của Tổ chức BHTG đối với các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn mình quản lý.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM TIỀN GỬI (Trang 56 - 58)