Các lớp và các ký hiệu thập phân bằng chấm

Một phần của tài liệu bộ giao thức internet TCP/IP (Trang 38 - 40)

Dạng thập phân chấm có thể làm việc tốt với các địa chỉ IP bởi vì nó phân chia các phần của địa chỉ theo các byte. Trong lớp A, 3 byte cuối tơng ứng với địa

chỉ phần sau của máy trạm. tơng tự nh vậy, địa chỉ lớp B có 2 byte cho địa phần sau của máy trạm và lớp C có 1 byte.

Nhng không may là việc dùng dạng thập phân chấm không chia thành từng bit để có thể thấy rõ các lớp địa chỉ, các lớp phải nhận biết từ giá trị thập phân của địa chỉ. Hình sau chỉ ra khoảng giá trị thập phân cho mỗi lớp.

Lớp Khoảng giá trị A 0 đến 127 B 127 đến 191 C 192 đến 223 D 224 đến 239 E 240 đến 255

Hình 2.4. khoảng giá trị thập phân thuộc byte đầu tiên của mỗi lớp địa chỉ Sự phân chia các khoảng địa chỉ

Cơ chế lớp địa chỉ IP không chia địa chỉ 32 bit thành các khoảng bằng nhau giữa các lớp, và các lớp không có chứa cùng một số mạng. Ví dụ, hơn một nửa số địa chỉ IP (những địa chỉ mà có bit đầu bằng 0) thuộc lớp A. Lớp A chỉ có thể chứa 128 mạng bởi vì bit đầu của địa chỉ lớp A là 0 và phần đầu của địa chỉ này là 1 byte. Do vậy chỉ có 7 bit còn lại là sử dụng để đánh số các mạng. Hình sau tóm tắt số các mạng lớn nhất có thể trong mỗi lớp và số máy trạm lớn nhất trên mỗi mạng.

Lớp địa chỉ Số bit thuộc

phần đầu Số mạng lớnnhất Số bit phần sau Số máy trạmlớn nhất mỗi mạng

A 7 128 24 16777216

B 14 16384 16 65536

C 21 2097152 8 256

Hình 2.5: số mạng lớn nhất và máy trạm trên mỗi mạng với 3 lớp địa chỉ IP Nh trên bảng ta thấy, số bit cho mỗi phần đầu và phần cuối của mỗi lớp địa chỉ quyết định các số giá trị duy nhất có thể có để thiết lập. Ví dụ, phần đầu của n bit cho phép có 2n số mạng duy nhất, trong khi phần cuối có n bit sẽ có 2n số máy trạm cho mỗi mạng.

Một phần của tài liệu bộ giao thức internet TCP/IP (Trang 38 - 40)