Trong quá trình hoạt động, công ty con có thể vay vốn từ công ty mẹ hoặc ngược lại. Khi đó, công ty con sẽ hạch toán như các khoản vay từ các nguồn khác:
Nợ TK “Tiền mặt” hoặc “Tiền gửi ngân hàng” Có TK “Vay ngắn hạn” hoặc “Vay dài hạn”
Công ty mẹ sẽ hạch toán khoản cho vay này như một khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hoặc dài hạn:
Nợ TK “Đầu tư tài chính ngắn hạn” hoặc “Đầu tư tài chính dài hạn”
Có TK “Tiền mặt” hoặc “Tiền gửi ngân hàng”
Vì vậy, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải tiến hành điều chỉnh giảm các khoản vay và cho vay này giữa công ty mẹ và công ty con theo bút toán sau:
Giảm KM “Đầu tư ngắn hạn” Giảm KM “Đầu tư dài hạn khác”
Giảm KM “Vay và nợ ngắn hạn” Giảm KM “Vay và nợ dài hạn”
Ví dụ: công ty mẹ sở hữu 100% vốn công ty con. Ngày 05/07/20x5, công ty mẹ cho công ty con vay 2.000 triệu đồng bằng tiền mặt trong 03 năm. Lập bảng cân đối kế toán hợp nhất vào ngày 31/12/20x5.
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu Cty Mẹ Cty Con Hợp nhất A.TÀI SẢN 33,200 19,600 42,800 1.Tài sản ngắn hạn 11,200 9,600 20,800 - Tiền mặt 5,400 6,600 12,000 - Phải thu khách hàng 5,800 3,000 8,800 2.Tài sản dài hạn 22,000 10,000 22,000 - Tài sản cố định hữu hình 12,000 10,000 22,000
- Đầu tư vào công ty con 8,000 (8,000) [1] 0
- Đầu tư dài hạn khác (cho
công ty con vay) 2,000 (2,000) [2] 0
B.NGUỒN VỐN 33,200 19,600 42,800
1.Nợ Phải Trả 13,700 8,800 20,500
- Phải trả người bán 4,700 1,600 6,300
- Vay ngắn hạn 9,000 5,200 14,200
- Vay dài hạn (công ty mẹ) 2,000 (2,000) [2] 0
2.Vốn chủ sở hữu 19,500 10,800 22,300
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu 10,000 8,000 (8,000) [1] 10,000 - Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối 9,500 2,800 12,300
Điều chỉnh Bảng cân đối kế toán hợp nhất (ngày 31/12/20x5)
[1] Loại trừ khoản đầu tư vào công ty con. [2] Điều chỉnh khoản vay và cho vay nội bộ.