Nguyên nhân chủ quan
- Công tác thu thập, quản lý, lưu trữ thông tin của Ngân hàng vẫn chưa
đáp ứng yêu cầu. Ngân hàng chưa xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở dữ
liệu, thông tin hoàn chỉnh, cũng như chưa tận dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật trong việc xử lý và sử dụng những dữ liệu ấy . Việc thu thập thông tin của Ngân hàng còn nhiều hạn chế như: Ngân hàng vẫn chưa khai thác triệt để
các nguồn thông tin đa dạng. Ngân hàng chưa có bộ phận chuyên trách phục vụ
việc thu thập thông tin về các văn bản pháp quy mới, các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ
thuật , các thông số, được áp dụng trong từng lĩnh vực dự án khác nhau, về các
đối tác đã, đang và sẽ có quan hệ tín dụng với mình.
Bên cạnh đó, các thông tin về dự án đã thực hiện được lưu trữ chưa thực sự có hệ thống, chưa tận dụng được hết hiệu quả của máy tính và mạng máy tính trong việc lưu trữ và tra cứu khi cần.
- Việc thẩm định dự án đầu tư đôi khi còn mang tính chủ quan, kết quả
thẩm định hay quyết định cho vay đôi khi còn nhiều phụ thuộc vào mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng. Thực tế chúng ta gặp nhiều trường hợp mà việc Ngân hàng có quyết định cho vay hay không không chỉ phụ thuộc vào kết quả thẩm định dự án mà còn phụ thuộc vào tài sản vô hình đem ra thế
chấp với Ngân hàng đó chính là mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng,
do đó việc thẩm định ở đây trên thực tế chỉ mang tính hình thức..
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân từ môi trường kinh tế - xã hội
- Môi trường kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động gây khó
khăn cho công tác dự báo.
- Hệ thống các cơ quan tư vấn về thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là
phương diện thịtrường kỹ thuật, còn chưa phát triển.
- Hệ thống luật pháp của chúng ta chưa đồng bộ, và chưa hoàn thiện. Pháp lệnh về kế toán thống kê vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm minh.
Hiện nay chưa có chếđộ kiểm toán bắt buộc, các số liệu về khả năng tiêu thụ, về
thu nhập, chi phí hoạt động…của một số doanh nghiệp mang tính chất hoàn toàn
chủ quan chưa có sự kiểm chứng của bất kỳ một tổ chức kiểm toán nào. Do đó
cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định rất khó xác định tình hình tài chính, tình tình thanh toán, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hệ thống các Ngân hàng hiện nay chưa hoàn thiện dẫn đến việc khó xác
định mức lãi suất chiết khấu. Tỷ giá không thống nhất cũng gây bất lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính
- Sự cạnh tranh trên thương trường diễn ra ngày càng găy gắt khiến cho nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản
Nguyên nhân từ phía chủ đầu tư
- Hiện nay hầu hết các dự án gửi đến Ngân hàng thẩm định đều là do chủ đầu tư tự lập, nguồn số liệu trong các báo cáo khả thi thường thiếu gây nhiều
khó khăn cho cán bộ thẩm định. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập
mọi thông tin về khách hàng tuy nhiên cơ sở thông tin được dùng để phân tích
thẩm định dự án chủ yếu vẫn dựa trên các báo cáo , tài liệu mà khách hàng gửi
đến. Vì vậy trong nhiều trường hợp các nguồn thông tin này không thực sự
khách quan. Đểđược Ngân hàng chấp nhận cho vay, chủ đầu tư đã cố tình làm
sai lệch các con số làm tình hình tài chính doanh nghiệp trông có vẻ khả quan
hơn cũng như làm tăng tính khả thi của dự án. Hơn thế nữa, để tăng tính thuyết
phục cho dự án, doanh nghiệp trong quá trình lập báo cáo có xu hướng tìm mọi cách làm giảm chi phí hoạt động của dự án xuống mức thấp nhất
- Các báo cáo tài chính được sử dụng để phân tích, thẩm định khách hàng
vay vốn cũng không thực sự đủđộ tin cậy bởi có nhiều doanh nghiệp chưa thực
hiện chếđộ kiểm toán độc lập
- Mặt khác trình độ quản lý của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn thấp, dẫn đến hiệu quả của các dự án không cao. Trong quá trình dự án đi vào hoạt động, các cán bộ thẩm định cũng
không thể kiểm soát được mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ đó khiến cho nhiều dự án bị chậm tiến độ thi công do lựa chọn không đúng nhà thầu, triển khai vốn không đúng tiến độ hay sử dụng vốn sai mục đích… làm ảnh hưởng
tới chất lượng tín dụng.
- Việc thu thập thông tin từcác đối tác, bạn hàng của doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng khác là rất hạn chế. Trong quá trình thẩm định dự án, cán bộ
thẩm định có tham khảo các thông tin từ hệ thống thông tin tín dụng Ngân hàng (CIC), tuy nhiên hệ thống thông tin chưa có nhiều. Điều này chắc chắn sẽ gây
khó khăn cho cán bộ thẩm định trong việc nắm bắt được một cái nhìn tổng quan
về tình hình tài chính doanh nghiệp của khách hàng. Mặt khác các thông tin trên hệ thống này chủ yếu được cung cấp bởi các tổ chức tín dụng, do vậy nếu các tổ
chức này chậm hoặc không gửi thông tin lên thì sẽ khiến cho các thông tin về
doanh nghiệp bị phản ánh không đầy đủ, thiếu khách quan. Việc khai thác thông tin từ phía các cơ quan nhà nước (như cơ quan thuế, kiểm toán …) còn nhiều
khó khăn, do hiện nay chưa có một cơ chế phối hợp rõ ràng giữa cơ quan nhà
nước và các tổ chức cho vay .
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
3.1. Định hướng phát triển tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Công Thương Đống Đa
Đối với các Ngân hàng Việt Nam hiện nay, loại hình nghiệp vụ đem lại
nguồn thu nhập cao nhất cho Ngân hàng vẫn là tín dụng. Với khẩu hiệu : An
toàn - hiệu quả - hiện đại và hội nhập”, Ngân hàng Công Thương Đống Đa sẽ
tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được và thực hiện thành công mục tiêu,
nhiệm vụ đề ra, trong thời gian tới hoạt động tín dụng trung và dài hạn được
định hướng như sau
Ngân hàng phấn đấu mức tăng trưởng dư nợ tín dụng chung đến
31/12/2009 tăng 20% so với cùng kỳ năm 2008 và tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ
luôn thấp hơn 4 %.
Ngân hàng sẽ tận dụng mọi thời cơ để mở rộng tín dụng, đặc biệt nâng
cao tỷ trọng tín dụng đầu tư trung và dài hạn chiếm khoảng 30 - 35 % tổng dư
Bám sát định hướng của Nhà nước về chiến lược kinh tế, tiếp cận với các
dự án, các dự án kinh tế trọng điểm để chủ động bố trí vốn, trực tiếp tham gia
hoặc tham gia theo phần, đồng tài trợ với các Ngân hàng thương mại khác để
phát huy sức mạnh về vốn cũng như hạn chế rủi ro. Mở rộng các đối tượng cho
vay nhằm khai thác tiềm năng trong nền kinh tế, nên có cơ chế thoả đáng trong
chính sách tín dụng cho mục tiêu xã hội. Ngân hàng sẽ tập trung một tỷ trọng
vốn thích đáng đầu tư vào các dự án lớn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Bên cạnh việc củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống.Ngân hàng
cũng nên thực hiện các chính sách mềm dẻo để thu hút những khách hàng tiềm
năng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp thuộc
loại vừa và nhỏ.
Ngân Hàng Công Thương cần nâng cao khả năng cạnh tranh bằng những
ưu thế và sự khác biệt như cạnh tranh bằng công cụ lãi suất, phí giao dịch hấp
dẫn, phong cách phục vụ, công tác marketing…đặc biệt đối với các khoản vay
lớn, các dự án đầu tư có tính khả thi và độ an toàn cao.
Tuy nhiên, song song với việc mở rộng tín dụng, Ngân hàng cũng cần đặc
biệt chú ý tới việc nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn được đầu tư vào
các dự án có hiệu quả không chỉ hiệu quả về mặt kinh tế mà cũng cần đến hiệu
quả về mặt xã hội của dự án, đảm bảo khả năng thu hồi vốn.
Vậy thực chất của việc mở rộng tín dụng chính là lấp đầy những khoảng
trống do sự hạn chế trong việc cho vay nên Ngân hàng đã bỏ sót những khách
hàng, những dự án tốt. Do đó, Ngân hàng cần phải thẩm định tốt để hoạt động
tín dụng không những được mở rộng mà còn được nâng cao chất lượng. Đặc biệt
là phải nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của
Ngân hàng.