Chương III.Một số giải pháp hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm tại PJICO

Một phần của tài liệu k2512 (Trang 39 - 42)

III. Thực trạng các kênh phân phối sản phẩm bảohiểm của công ty PJICO hiện nay:

Chương III.Một số giải pháp hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm tại PJICO

I.Phân tích những khó khăn và thuận lợi đối với công ty PJICO

1.1. Những thuận lợi

* Về khách quan.

Trong năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt trội, tốc độ phát triển GDP 8,4%, FDI đạt 5.835 tỷ USD, khách du lịch quốc tế đạt trên 3 triệu lượt người, du lịch trong nước trên 16 triệu lượt người, thu nhập bình quân 619 USD/năm, đầu tư toàn xã hội 38,2%GDP (tương đương gần 20 tỷ USD), nhiều lĩnh vực tăng trưởng mạnh như đóngn tàu, hàng không, XNK…năm 2007, theo dự báo về triển vọng của kinh tế Việt Nam của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thì kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mở mực 7,8% và sẽ đạt mức 8% vào năm 2008.

Năm 2008 là năm hội nhập lớn với bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, những rào cản về lĩnh vực bảo hiểm trong thương mại Việt - Mỹ kết thúc. Môi trường kinh doanh được cải thiện, việc thực hiện những cam kết mở cửa thị trường dịch vụ chắc chắn sẽ kéo theo một làn sóng đầu tư nước ngoài vào nhiều ngành kinh tế như sản xuất, phân phối, bảo hiểm, ngân hàng, vận tải, viễn thông…Việt Nam cũng đang tích cực chuẩn bị môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi bằng việc tập trung hoàn thiện hạ tầngn cơ sở cho đầu tư như: Xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, đường giao thông, thông tin, dịch vụ..Tất cả những yếu tố cho thấy tiềm năng của thị trường bảo hiểm Việt Nam là rất lớn.

Trong các năm qua thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam phát triển mạnh và tương đối ổn định (khoảng 20%/năm). Năm 2007, tổng

phí bảo hiểm toàn thị trường là 5.678 tỷ VNĐ, tuy nhiên con số này mới phản ánh được 50% tiềm năng của thị trường.

Tập đoàn xăng dầu là một tập đoàn đa ngành và liên ngành. Hiện tại, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam chịu trách nhiệm và toàn bộ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác vận chuyển, dịch vụ và chế biến dầu khí, hoá dầu, tàng trữ, phân phối các sản phẩm khí, xuất khẩu dầu thôi và tham gia một phần kinh doanh các sản phẩm khí. Trong tương lai, Tổng công ty xăng dầu sẽ phát triển đồng bộ tất cả các khâu, thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và hợp tác, đầu tư mạnh mẽ với nước ngoài. Là đơn vị thành viên của Tập đoàn, Bảo hiểm xăng dầu có được nhiều thuận lợi: Thương hiệu mạnh, sự giúp đỡ của lãnh đạo Tổng công ty.

* Về chủ quan

- Công ty bảo hiểm PJICO là một trong ba công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam, dẫn đầu thị trường về bảo hiểm năng lượng, đứng thứ hai về bảo hiểm hàng hải bảo hiểm xây dựng lắp đạt.

- Kết quả của chiến lược phát triển 5 năm 2001 - 2005 đã khẳng định hướng kinh doanh đúng đắn của công ty, tốc độ phát triển cao liên tục trong các năm, tăng nhanh năng suất lao động, đời sống của người lao động được ổn định ở mức cao. PJICO cũng đã xây dựng được kế hoạch phát triển kinh doanh 5 năm 2006 - 2010 và chiến lược kinh doanh dài hạn đến 2020 với mục tiêu phát triển mạnh, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh và sẵn sàng hội nhập thị trường khu vực quốc tế.

- Trong quan hệ hợp tác quốc tế, PJICO đã xây dựng được các mối quan hệ tốt và ổn định với các nhà bảo hiểm, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm có uy tín trên thế giới (Marsh, Lloyd's, Aon, Munich Re, Swiss Re…) và ngày càng khẳng định được thương hiệu mạnh của mình trên thị trường quốc tế. PJICO là công ty đầu tiên của Việt Nam thực hiện "xuất khẩu bảo

hiểm" cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài với chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Hoạt động đầu tư tài chính trong những năm qua đạt kết quả khả quan, lợi nhuận bình quân hàng năm đạt trên 20 tỷ đồng. Từ năm 2006, với số vốn điều lệ, các quỹ dự phòng đạt trên 700 tỷ đồng và các khoản tiền nhàn rỗi trong kinh doanh, PJICO sẽ có nguồn tài chính lớn để tập trung đầu tư vào các dự án lớn trong và ngoài ngành xăng dầu.

1.2. Những khó khăn

* Khách quan.

- Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong cả những chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới, thị trường bảo hiểm phải đối mặt với nhiều thách thức như bệnh dịch hoành hành, nhiều biến cố thiên tai nặng nề, nhiều vụ tai nạn hàng không thảm khốc…

- Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đòi hỏi Việt Nam phải mở rộng hơn nữa thị trường bảo hiểm, bên cạnh những cơ hội thì áp lực cạnh tranh tiếp tục tăng cao. Lộ trình thực hiện rào cản theo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đối với dịch vụ bảo hiểm là 5 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, kết thúc vào cuối năm 2006. Khi đó dịch vụ bảo hiểm từ Mỹ thực sự là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, trong đó có PJICO.

- Tính cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm diễn ra càng gay gắt: số lượng các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tăng lên, các doanh nghiệp đua nhau giảm phí, mở rộng điều kiện, điều khoản bảo hiểm, hạ thấp mức khấu trừ…

* Chủ quan

- Với xu thế mở cửa hội nhập thị trường bảo hiểm quốc tế thì với 10 năm kinh nghiệm, PJICO vẫn được xem là một công ty còn non trẻ, kinh nghiệm đối với thị trường quốc tế chưa nhiều.

- Từ trước tới nay, công ty mới chỉ tập trung vào nhiệm vụ chính là đảm bảo an toàn cho toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài sản, trách nhiệm và con người, kể cả phần vốn góp của Tổng công ty xăng dầu và các đơn vị thành viên trong các dự án ở trong và ngoài nước. Điều này ảnh hưởng đến sức cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngoài ngành và kết quả kinh doanh chưa phản ánh đúng tiềm năng của bao hiểm xăng dầu.

- Hiện tại ngoài trụ sở chính tại Hà nội công ty mới có 49 chi nhánh đang hoạt động nhưng chủ yếu vẫn đang tập trung ở những thành phố lớn. Số lượng cán bộ tại văn phòng công ty và các chi nhánh còn ít, nên chưa bao quát được hết các khu vực thị trường và một số lĩnh vực bảo hiểm nhiều tiềm năng như bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm hàng hoá… Mạng lưới bảohiểm còn ít và hoạt động chưa thật có hiệu quả.

Một phần của tài liệu k2512 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w