Kết quả nghiên cứu và sử dụng phân hữu cơ cho cà phê

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT BÓN PHÂN KOMIX NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT CHO VƯỜN CÂY CÀ PHÊ ROBUSTA TẠI HUYỆN KRÔNG ANA TỈNH ĐAKLAK (Trang 35 - 40)

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.5.2. Kết quả nghiên cứu và sử dụng phân hữu cơ cho cà phê

Phân hữu cơ có đặc tính khác với phân hoá ho ̣c là ngoài tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nó còn có tác dụng duy trì và nâng cao độ phì đất. Khi kết hợp bón với phân hoá học, phân hữu cơ có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hoá học. Theo Trình Công Tư, Lương Đức Loan, Thái Phiên (1963) nếu chỉ bón N, P, K đơn thuần thì hệ số sử dụng phân thấp, đối với N dưới 45 %, đối với P là 21 % và với kali là 46 %, nếu bón kết hợp NPK với phân hữu cơ (10 tấn/ha) thì có thể nâng cao hệ số sử dụng N, P, K lần lượt là 51 %, 21 % và 52 %.

Tại Kenya trong thí nghiệm bón phân hữu cơ cho cà phê, việc đào rãnh và bón 25 tấn phân chuồng/ha có tác dụng làm cho bộ rễ cà phê phát triển mạnh so với việc bón trên mặt rồi lấp lại bằng cách xới xáo nhẹ [48].

Theo Lê Ngọc Báu lượng phân chuồng bón cho cà phê trồng mới là 20 m3

/ha, bón bổ sung định kỳ 3 năm một lần với lượng phân tương đương với bón lót [1]. Khi điều tra trên 36 vườn cà phê ở địa bàn Đak Lak, Gia Lai, Kon Tum có năng suất 5 – 6 tấn nhân/ha tác giả còn cho rằng bón từ 300 – 400 kg N, 100 – 150 kg P2O5; 400 – 500 kg K2O và 15 – 20 tấn phân chuồng /ha có giá trị thuyết phục cao nhất đối với các hộ trồng cà phê [2].

Theo Trình Công Tư trong thâm canh phải bón phân hữu cơ phối hợp với phân khoáng thì mới đem lại hiệu quả cao. Kết quả thí nghiệm bón phân trên cà phê vối cho thấy, nếu chỉ bón phân khoáng năng suất cà phê không thể đạt trên 3,5 tấn nhân/ha, song bón phân khoáng kết hợp với 10 tấn phân chuồng/ha năng suất có thể đạt trên 4 tấn/ha [37].

Trong vườn cà phê kinh doanh nhiều năm, lượng lá rụng và cành khô cắt tỉa hàng năm khá lớn lên đến 5 – 7 tấn /ha, do dó có thể lợi dụng nguồn tàn dư thực vật có sẵn này tăng thêm lượng phân hữu cơ cho đất. Bằng cách đào bồn ép tàn dư thưc vật có sẵn này đã cải thiện được hàm lượng chất hữu cơ trong

đất, làm cho đất tơi xốp hơn một cách có ý nghĩa [2]. Trong trường hợp này việc bón bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh vật vào gốc, quá trình phân giải chất hữu cơ sẽ thuận lợi hơn, giải phóng ra nhiều chất dễ tiêu cung cấp cho cây sử dụng, làm tăng thêm tác dụng phân của phân hữu cơ có trong đất.

Cây cà phê là cây yêu cầu dinh dưỡng cao, nên đòi hỏi phân bón nhiều, nếu không cung cấp kịp thời và đầy đủ dinh dưỡng sẽ gây nên tình trạng khủng hoảng và kiệt quệ cho cây cà phê.

Để bón phân một cách khoa học cần căn cứ vào hàm lượng dinh dưỡng trong đất, hàm lượng dinh dưỡng mà cây cà phê đã lấy đi của đất qua từng vụ…..các loại phân thông dụng thường bón cho cà phê:

Phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh và các tàn dư thực vật trên lô) đây là loại phân rất lý tưởng cho cây cà phê ngoài việc cung cấp những chất dinh dưỡng cơ bản như N P K còn cung cấp các chất vi lượng như Bo, Cu, Mn…. Các chất kích thích sinh trưởng các loại Vitamin, đồng thời cải tạo đất giúp cây cà phê phát triển bền vững. Đối với cà phê kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh nếu đất tốt thì 3-4 năm bón phân chuồng 1 lần, nếu đất xấu thì 2 năm bón 1 lần với lượng khoảng 20m3/ha, tương đương 11-15tấn/ha.

Nghiên cứu về vai trò của chất hữu cơ trong việc nâng cao độ phì nhiêu thực tế của đất Bazan trồng cà phê của Lương Đức Loan đã khẳng định: Lượng hữu cơ trong đất nếu bị giảm nghiêm trọng làm cho hàng loạt chỉ tiêu vật lý, hoá học của đất sụt giảm theo. Bởi lẽ hữu cơ đất có mối quan hệ chật chẽ với các chỉ tiêu vật lý và hoá học. Do đó để ổn định và bảo vệ độ phì trước hết là phải bảo vệ và ổn định hàm lượng hữu cơ đất. Bón phân hữu cơ vào đất không những cung cấp trực tiếp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn điều khiển độ phì nhiêu thực tế của đất: làm tăng cấu trúc đất, cải thiện các chỉ tiêu vật lý đất theo hướng có lợi cho cây, giảm năng lực cố định lân, tăng hàm lượng lân dễ tiêu, tăng hiệu lực bón phân hoá học, 80-90% trường hợp

bón các loại phân hữu cơ vào đất đều bội thu.

Nghiên cứu về vai trò của phân hữu cơ vi sinh tổng hợp trong việc nâng cao năng suất và ổn định độ phì nhiêu đất trồng cà phê ở Đăk Lăk các tác giả Hồ Công Trực, Nguyễn Tử Hải và Lương Đức Loan đã có những kết luận: Bón phân hữu cơ vi sinh có chiều hướng làm thay đổi đặc tính của đất theo chiều hướng có lợi, làm tăng số lượng vi sinh vật có ích sống ở trong đất, tăng hoạt động sinh học trong đất, giúp cây sinh trưởng tốt và năng suất cao. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy nếu quá đề cao vai trò của phân hữu cơ vi sinh mà giảm lượng phân khoáng xuống quá nhiều thì ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của cây trồng, làm năng suất cây trồng sụt giảm. Bón 2667 kg phân HCVS tổng hợp kết hợp bón phân khoáng cho đủ lượng dinh dưỡng 300 N-100P2O5-250K2O cho hiệu quả kinh tế và hệ số lãi cao nhất. Tuy nhiên nếu điều kiện không cho phép thì nên sử dụng 50% phân HCVS tổng hợp kết hợp 50% phân khoáng cũng cho hiệu quả kinh tế khá cao. Phân hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và nâng cao độ phì nhiêu đất Bazan thoái hoá. Khối lượng hữu cơ vùi vào đất càng nhiều thì độ phì nhiêu phục hồi càng nhanh, nghiên cứu về bón phân hữu cơ cho đất dốc không những cung cấp trực tiếp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn ổn định độ phì nhiêu thực tế của đất, cải thiện được tính chất vật lý có lợi cho cây, làm tăng cấu trúc đất, tăng các cấp hạt có giá trị nông học. Tăng khả năng giữ ẩm, hạn chế sự khuyết tán của đất. Đặc biệt nếu bón phân hữu cơ vào đất đồi dốc đã làm tăng hàm lượng lân dễ tiêu, giảm quá trình cố định lân, tăng dung dịch hấp thụ là cơ sở để tăng hiệu lực của phân hoá học [15].

Về canh tác bền vững trên đất dốc nhiều tác giả đã khẳng định: Hữu cơ là chỉ tiêu độ phì quan trọng của đồi núi Tây Nguyên, mỗi khi cải thiện được tình trạng hữu cơ ở trong đất thì hàng loạt các chỉ tiêu độ phì khác thay đổi theo hướng có lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng nhờ vậy làm

tăng đáng kể năng suất.

Hiện nay với mục đích bảo vệ môi trường, ổn định độ phì nhiêu rất nhiều chủng loại phân hữu cơ vi sinh ra đời và được ứng dụng vào sản xuất. Nghiên cứu hiệu lực của nhiều loại phân này đối với cây cà phê trên đất Ba dan cho thấy:Bón phân hữu cơ vi sinh có chiều hướng làm thay đổi đặc tính đất trồng cà phê theo hướng có lợi, tăng số lượng vi sinh vật có ích ở trong đất, tăng hoạt động sinh học trong đất, giúp cây tăng trưởng tốt và năng suất cao. Song cũng cần cảnh báo rằng: bón phân vi sinh để cải tạo đất và tăng hiệun lực phân bónkhoáng chứ không nên thay thế toàn bộ phân bón khoáng vì như thế thì hiệu quả rất thấp.

Theo Tiến sĩ Trương Hồng thì thì con đường bồi dưỡng chất dinh dưỡng cho đất bằng chất hữu cơ chủ yếu phải bằng phân chuồng. Chất hữu cơ cũng được bón vào với phân chuồng có ảnh hưởng tổng hợp và có lợi cho đất và cây trồng, không chỉ cải thiện tính chất vật lý, hoá học của đất mà còn kích thích sự phát triển của hệ động vật và vi sinh vật đất.

Tác giả Bùi Tuấn trong bài: “Duy trì độ phì của đất để canh tác bền vững trên đất dốc Tây Nguyên” có nêu: Với đặc trưng cơ bvản là địa hình đồi núi cao và dốc lớn, các loại đất ở Tây Nguyên có đặc điểm chung là có phản ứng chua, tích luỹ sắt nhôm mạnh, nghèo chất lân và kali , khoáng hoá nhanh làm giảm nhanh lượng hữu cơ trong đất và nhấn mạnh:Nếu bón phân hoá học kết hợp với các loại phân hữu cơ hay tàn dư thực vật thì tác dụng bảo vệ và cải tạo đất càng tăng lên rõ rệt. Tác giả cũng giải thích nguyên nhân làm giảm sức sản xuất của đất là do đất dốc ở Tây Nguyên có sự khoáng hoá nhanh và xói mòn bề mặt mạnh làm suy giảm lượng hữu cơ trong đất. Xác định vai trò của chất hữu cơ trong đất giữ vai trò như là một vùng đệm sinh học trong việc duy trì sự cung cấp sự cân đối dinh dưỡng cho cây trồng và các dưỡng chất trong đất thành dạng dễ tiêu cung cấp cho cây trồng. Do đó tái sử dụng tất cả tàn dư

chất hữu cơ cho cây trồng luôn là điều kiện tiên quyết để duy trì độ phì đất nâng cao hệ số sử dụng phân khoáng của cây trồng và cải thiện cấu trúc đất.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT BÓN PHÂN KOMIX NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT CHO VƯỜN CÂY CÀ PHÊ ROBUSTA TẠI HUYỆN KRÔNG ANA TỈNH ĐAKLAK (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w