Khảo sát pHpzc của các loại than

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amoni và kim loại nặng trong nước (Trang 68 - 69)

Lấy 0.25g mỗi loại than cho vào 25ml dung dịch KCl 0.01M, điều chỉnh pH ban đầu đến các giá trị pH = 2, 4, 6 ,8 ,10, 12 bằng các dung dịch HCl 0.01M hoặc KOH 0.01M. Lắc đến thời gian cân bằng. Đo pH sau của hỗn hợp, bằng phương pháp đồ thị ta tính được giá trị pH tại đó bề mặt than nghiên cứu không mang điện.

Đối với than hoạt tính oxi hóa.

Từ hình 34 ta thấy pHpzc của than là 2,35. Sở dĩ pHpzc của than họat tính oxi hóa thấp như vậy là do trên bề mặt than oxi hóa có chứa các nhóm chức oxi – cacbon có tính chất axit, làm cho bề mặt than mang tính axit.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 0 2 4 6 8 10 12 14

Hình 34. Đồ thị biểu thị quan hệ giữa pH sau và pH ban đầu của dung dịch KCl lắc

với than oxi hóa

Đối với than hoạt tính biến tính, từ hình 35 ta thấy pHpzc của nó là 6,1. Điều đó cho thấy bản chất bề mặt của than biến tính đã có sự thay đổi so với bề mặt than hoạt

pHsau

tính oxi hóa. Khi thế các ion H+ trên bề mặt than oxi hóa bằng ion Na+, bề mặt than biến tính đã mang tính trung tính. Từ kết quả đó cho phép dự đoán rằng, than oxi hóa có khả năng hấp phụ các anion ở pH nhỏ hơn 2,35. pH trên 2,35 than oxi hóa có khả năng hấp phụ các cation. Thực tế cho thấy khi hấp phụ amoni từ dung dịch (pH ~ 6), khả năng hấp phụ của than oxi hóa rất kém.

Hình 35. Đồ thị biểu thị quan hệ giữa pH sau và pH ban đầu của dung dịch KCl lắc

với than hoạt tính biến tính

Đối với than biến tính, khả năng hấp phụ anion sẽ tốt ở pH nhỏ hơn 6,1. pH lớn hơn 6,1 khả năng hấp phụ cation sẽ chiếm ưu thế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến tính than hoạt tính làm vật liệu hấp phụ xử lý amoni và kim loại nặng trong nước (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)