Phân tích yếu tố tác động đến môi trường

Một phần của tài liệu thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng cổ phần quốc tế chi nhánh An Giang (Trang 75)

Quá trình xử lý chất thải của công ty theo công nghệ tiên tiến hại đại, đảm bảo các chất thải được lắng lọc trước khi đưa ra bên ngoài. Quá trình xử lý chất thải như sau:

Nước thải từ khâu chế biến sản phẩm gồm các chất lỏng chứa chất hữu cơ đạm và pha lẫn mỡ nhớt, lượng nước thải khảng 1,000m3/ ngày từ khâu phân loại nguyên liệu, sơ chế, rửa và nước thải chung của các phân xưởng cùng với nước thải trong sinh hoạt của công nhân khoảng 300m3/ngày, tất cả được tập trung đưa vào khu xử lý, sau khi xử lý nước đạt tiêu chuẩn loại A và thoát ra cống chung trước khi ra sông. Phương pháp xử lý bằng bể xử lý sinh học Aeroten: Bơm oxy vào bể xử lý bằng máy nén khí để sục khí và khuấy trộn bề mặt giúp cho quá trình sinh hoá xảy ra nhanh, dẫn nước vào bể lắng để lắng cặn, sau đó nước được khử trùng đạt tiêu chuẩn loại A rồi thoát ra cống chung.

Yêu cầu kỹ thuật của công trình xử lý chất thải:

a. Sàng chắn rác: nhằm loại bỏ các vật lơ lững có kính thước lớn hơn 5mm bằng các song chắn rác được bố trí dọc trên mương dẫn nước thải.

b. Bể điều hoà: để điều hoà lưu lượng nước và để cân bằng lượng PH, trong bể có lắp đặt các ống sục khi nước thải trong bể điều hoà tối thiểu là 75 phút.

c. Bể tuyển nổi áp lực: để giữ lại các chất không tan trong nước, bám dính bọt khí nổi lên trên, phía trên bể lắp đặt thanh gạt để đưa chất nổi vào máng thu thoát ra bên ngoài. Nước thải lưu trong bể với thời gian 3 phút, trong bể có thể tách thành nhiều đơn nguyên để nước được xử lý nhanh.

d. Bể xử lý sinh học khuấy trộn bề mặt (bể Aeroten) : nước sau khi pha bể tuyển nổi được dẫn qua bể xử lý để khuấy trộn bề mặt, giữa bể lắp đặt trục khuấy để duy truyền điều kiện thiếu khí.

e. Bể lắng: nhằm mục đích lắng các bùn cặn sinh ra từ bể khuấy và các cặn lơ lững còn lại sau các công đoạn xử lý ban đầu, thời gian lưu nước là 2 giờ. Có thể sử dụng phèn để gia tăng tốc độ lắng và thu nhỏ thể tích bể.

f. Khử trùng và diệt khuẩn: sử dụng clo để khử trùng nhờ tính oxy hoá mạnh, nhằm tiêu diệt và ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

g. Rác thải sinh hoạt: được thu gom vào các thùng chứa có nắp đậy, không thấm nước, được đưa vào hệ thống thu gom chung của thị trấn Cái Dầu.

Một phần của tài liệu thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng cổ phần quốc tế chi nhánh An Giang (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)