Những hạn chế cần khắc phục:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Sở giao dịch I (Trang 57 - 60)

2.4.3.1. Những hạn chế trong công tác triển khai và tổ chức hệ thống chấm điểm tín dụng:

Những hạn chế trong triển khai và tổ chức tồn tại trong quy trình chấm điểm tín dụng áp dụng cho tất cả các khách hàng chứ không riêng gì khách hàng doanh nghiệp.

 Nguồn thông tin thu thập còn hạn chế

Trong hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các DNV&N còn thiếu những báo cáo tài chính được kiểm toán một cách chính xác và kịp thời; sự chia sẻ thông tin trong hệ thống ngân hàng còn hạn chế do Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia hoạt động chưa hiệu quả, cùng với sự cạnh tranh về cho vay giữa các NHTM. Nguồn thông tin thu thập có độ chính xác chưa cao.

 Việc áp dụng công nghệ trong chấm điểm tín dụng

Hiện nay, tại Sở giao dịch I chưa có phần mềm chấm điểm tín dụng tự động bằng máy tính. Tất cả các thao tác chấm điểm sẽ được CBTD thực hiện một cách thủ công theo quy trình chấm điểm được ban hành. CBTD sẽ tự tính toán các chỉ tiêu tài chính, đối chiếu với phiếu điểm tín dụng để cho điểm và đánh giá, vì vậy rất có thể sẽ

Chuyên đề tốt nghiệp

dẫn đến sai sót trong qua trình tính toán và cho điểm, ảnh hưởng đến điểm tổng hợp cuối cùng của khách hàng vay vốn.

Một hệ thống chấm điểm tín dụng được coi là hoàn chỉnh khi nó phải có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin. Khi có phần mêm hỗ trợ xử lý dữ liệu đảm bảo cho việc truy cập, lưu trữ thông tin về khách hàng, vừa rút ngắn thời gian thẩm định tín dụng vừa tăng tính khách quan và chính xác trong việc ra quyết định cấp vốn.

 Công tác rà soát, chỉnh sửa các phiếu điểm tín dụng

Các phiếu điểm tín dụng được thiết kế từ năm 2004, cho đến nay nó vẫn chưa một lần nào được chỉnh sửa lại cho phù hợp với điều kiện kinh tế và những thay đổi trong thực tiễn công tác tín dụng. Các điểm số của từng chỉ tiêu trình bày trong các phiếu điểm chưa rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn cho CBTD, đặc biệt là đối với những CBTD mới vào nghề. Công tác rà soát, chỉnh sửa không được thực hiện khiến cho các phiếu điểm trở nên lạc hậu hơn so với thực tế và làm giảm tính chính xác của điểm số tín dụng cũng như hạng của khách hàng.

2.4.3.2. Sự bất hợp lý trong việc thiết kế quy trình chấm điểm tín dụng:

Điểm tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp được xác định theo các phiếu điểm tín dụng mô tả trong Sổ tay tín dụng thường không cao do Ngân hàng yêu cầu quá nhiều thông tin đầu vào cho quá trình chấm điểm. Trong đó, một số chỉ tiêu không có nhiều ý nghĩa trong việc đánh giá rủi ro của khách hàng doanh nghiệp.

- Đầu tiên là các chỉ số tài chính: Sở giao dịch I thực hiện chấm điểm các chỉ tiêu tài chính qua 11 chỉ tiêu. Để tính toán hết được 11 chỉ tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đầy đủ các báo cáo tài chính bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng cân đối kế toán. Ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp lập các báo cáo tài chính rất sơ sài vì chỉ thực hiện nghĩa vụ với cơ quan thuế, không phản ánh được thực sự tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do một phần lợi nhuận thường bị giấu đi để giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và chi phí được phản ánh cao lên. Cũng có trường hợp doanh nghiệp không lập báo cáo tài chính do nộp thuế cố định. Ngoài ra, một lượng lớn khách hàng xin vay

Chuyên đề tốt nghiệp

vốn là các DNV&N, báo cáo tài chính thường không đầy đủ và chính xác. Điều này làm cho điểm tín dụng của các doanh nghiệp khi chấm các chỉ tiêu tài chính thường rất thấp.

Các chỉ tiêu đều có các trọng số nhằm phản ánh mức độ quan trọng của từng tiêu chí, tuy nhiên chỉ mới dừng lại ở việc đưa ra chứ chưa giải thích căn cứ áp dụng các trọng số đó. Một điều đáng lưu ý nữa là khi chấm điểm các chỉ tiêu tài chính thì giá trị của các chỉ tiêu được đưa ra làm chuẩn mực so sánh cũng không trình bày các cơ sở tính toán để cho ra những chuẩn mực đó. Các chuẩn mực này không được đánh giá lại cho phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ trong hơn 4 năm qua – từ lúc bắt đầu áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng đến nay.

- Khi xem xét đến các chỉ tiêu phi tài chính cũng nảy sinh ra rất nhiều hạn chế. Các thang điểm đưa ra để chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính còn rất chung chung, phụ thuộc nhiều vào chủ quan của CBTD mà chưa đưa ra được những yêu cầu cụ thể đối với mỗi mức điểm chuẩn nhất là theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý, theo môi trường kinh doanh và theo đặc điểm các hoạt động khác. Sau đây chúng ta sẽ xem xét từng tiêu chí cụ thể:

+ Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ yêu cầu phải có dữ liệu từ 3 năm trước đó mới có thể đánh giá được xu hướng của lưu chuyển tiền tệ. Điều này sẽ rất khó khăn với những doanh nghiệp mới thành lập hoặc vừa đi vào hoạt động trong thời gian ngắn. Cách đánh giá cũng rất khó cho CBTD khi xác định xu hướng của lưu chuyển tiền tệ khi có sự tăng giảm qua các năm không đồng đều.

+ Chấm điểm theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với Ngân hàng: Tiêu chí này sẽ gặp một khó khăn khi xét với doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lần đâu với Sở giao dịch I. Nếu trường hợp này bỏ qua xét đến mục Quan hệ tín dụng thì doanh nghiệp sẽ mất đi một số điểm rất lớn, mặc dù có thể đây là doanh nghiệp lớn và có tình hình trả nợ với các ngân hàng khác rất tốt đẹp. Ngoài ra, việc sử dụng đến 10 chỉ tiêu trong tiêu chí này thực sự không cần thiết.

Chuyên đề tốt nghiệp

+ Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh và các đặc điểm hoạt động khác: Các tiêu chí này rất phù hợp với các doanh nghiệp lớn, nhưng với DNV&N thì các tiêu chí này là không cần thiết. Các DNV&N hầu như không đáp ứng được một số chỉ tiêu trong tiêu chí này, như: Thương hiệu của doanh nghiệp, vị thế cạnh tranh, đa dạng hóa các hoạt động, …Mặt khác, có một chỉ tiêu không nên đưa vào phiếu điểm tín dụng, đó là Thu nhập của doanh nghiệp trước quá trình đổi mới, cải cách DNNN. Chỉ tiêu này hầu như không doanh nghiệp nào đáp ứng được và chính CBTD cũng rất lúng túng khi thực hiện chấm điểm.

Nói tóm lại, các chỉ tiêu lựa chọn để chấm điểm tín dụng cho các doanh nghiệp tại Sở giao dịch I là quá chi tiết và quá nhiều khiến cho công tác chấm điểm tín dụng gặp rất nhiều khó khăn, hơn nữa chất lượng tài liệu không cao khiến cho điểm tín dụng chưa phản ánh đúng thực chất tình hình tài chính cũng như rủi ro của khách hàng doanh nghiệp.

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN

HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Sở giao dịch I (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w