CC h h ươ ươ n n g g 2
2.1.2 Tình hình huy động vốn tại các NHTM hiện nay
Ngay sau những ngày nghỉ Tết, thị trường tiền tệđã phải gánh chịu những “đợt sĩng” chưa từng thấy khi tiền đồng khan hiếm, lãi suất liên ngân hàng tăng vọt, lãi suất huy động và cho vay liên tục tăng. Mặc dù tình hình trên chỉ diễn ra trong hơn 10 ngày, nhưng cũng gây ra những thiệt hại nhất định cho các thành viên trên thị trường.
Hiện nay vốn của nhiều ngân hàng thương mại đang khan hiếm, nhiều ngân hàng thiếu vốn để cho vay hoặc "khố van tín dụng". Nhiều nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khơng được đáp ứng hoặc phải vay với lãi suất quá cao. Đặc biệt là từ giữa tháng 2/2008 đến nay, mặc dù lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại tăng khá, kèm theo các chi phí lớn về khuyến mại, tiếp thị... nhưng vốn huy động vẫn tăng chậm, thậm chí tại một số ngân hàng cịn bị giảm.
Số liệu thống kê đã được cơng bố cho thấy, tính đến hết quý I/2008, tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng tăng cĩ 5,48% và tổng dư nợ cho vay tăng tới 10,8% so với cuối năm 2007. Trong khi đĩ cùng kỳ này năm ngối, tổng nguồn vốn huy động tăng 11,76% và dư nợ tăng 6,4%.
Hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước vốn cĩ thế mạnh về huy động vốn do mạng lưới rộng, uy tín và cĩ truyền thống thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế, nhưng vốn huy động cũng đang bị giảm. Do thiếu vốn và vốn huy động giảm, nên các ngân hàng thương mại Nhà nước trước đây thường là người cho vay trên thị trường liên ngân hàng thì thời gian gần đây lại trở thành người đi vay.
Từ giữa tháng 2/2008 đến nay, các ngân hàng thương mại liên tục điều chỉnh lãi suất huy động vốn nội tệ và ngoại tệ. Mốc khởi điểm là ngày 19/2 lãi suất kỳ hạn 12 tháng của các NHTM tăng trung bình từ 9.25% năm lên 10.5% năm. Những ngày đầu tháng 4 là 11% năm; đầu tháng 5 là 12% năm; kế đến là 14.2% năm ( ngày 20/5); 15.55% (đầu tháng 6); 15,84%-17%/năm (giữa tháng 6).
Ngày 20/6/08, lãi suất huy động đồng VND được điều chỉnh cao hơn so với lãi suất trong tuần trước. Hiện nay, mức lãi suất huy động phổ biến của khối NHTMNN là 17-17,5%/năm, khối NHTMCP là 17,5-18%/năm. Tuy nhiên, một số NHTMCP triển khai thêm các hình thức huy động đối với khách hàng cĩ mức tiền gửi lớn (trên 3 tỷ đồng kỳ hạn 6 tháng trở lên) với lãi suất lên đến 18,7%/năm (NH Kỹ thương); khách hàng thuộc đối tượng ưu tiên với lãi suất (bao gồm cả lãi suất thưởng) cao nhất lên tới 19%/năm (NH Sài Gịn).
Một số ngân hàng thương mại khác cũng điều chỉnh lãi suất huy động VND lên 19,5%/năm đến 19,8%/năm, nhưng cũng chỉ duy trì được thời gian rất ngắn. Nhìn chung đến nay, hầu như khơng cĩ ngân hàng thương mại đưa ra mức lãi suất huy động VND trên 19,0%/năm, mà phổ biến ở mức 17,5% - 18,0%/năm.
Các nguyên nhân nĩi trên cũng cho thấy, thị trường tiền tệ sẽ cịn tiếp tục nĩng lên. Để hạ nhiệt lãi suất, đặc biệt là giảm lãi suất cho vay đang ở mức quá cao như hiện nay thì cần cĩ sự linh hoạt trong điều hành chính sách của cơ quan chức năng và các NHTM cần cĩ chiến lược quản trịđiều hành nguồn vốn hiệu quả, phù hợp với thơng lệ
quốc tế và luơn sẵn sàng chủđộng đối phĩ với mọi tình huống, cần chủđộng khống chế tỷ lệđi vay nợ trên thị trường liên ngân hàng.
2.2 Thực trạng tình hình huy động vốn tại Techcombank 2.2.1 Tổng quan về Techcombank