Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Sông Đà (Trang 47)

2. 3 THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO

2.3.2.2. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

2.3.2.2.1. Hạch toán lương và các khoản trích theo lương:

a – Căn cứ vào bảng ứng lương sản lương theo công trình Dự án Đường giao thông – Công ty Cà phê 719 của Xưởng Thiết kế Số 2 (Bảng số 04), bảng lương Tháng 3/2003 của Phòng kinh doanh (Bảng số 10), kế toán ghi:

Nợ TK334.2 : 6.300.000 (Chi tiết cho côngtrình trên) Nợ KT334.1 : 3.960.355

Có TK111.1 : 10.260.355

b – Căn cứ vào bảng ứng lương hàng tháng của Xưởng thiết kế số 2 (Bảng số 06), kế toán ghi:

Nợ TK334.2 : 14.000.000

Có TK111.1 : 14.000.000

c – Căn cứ vào bảng tính BHXH, BHYT của Xưởng TK số 2 (Bảng số 07), bảng lương Tháng 3/2003 của Phòng kinh doanh (Bảng số 10), kế toán ghi:

Nợ TK111.1 : 1.261.152

Có TK 338.3 : 1.050.960 Có TK 338.4 : 210.192

d – Căn cứ vào bảng chia sản lượng Xưởng thiết kế số 2(Bảng số 08), bảng chia sản lượng phòng Kinh doanh (bảng số 11), kế toán ghi:

Nợ TK334.2 : 15.503.358

Có TK111.1 : 15.503.358

Căn cứ vào hạch toán trên, kế toán lập và ghi chứng từ ghi sổ(Bảng số 12 – trang sau).

e – Sản lương thực hiện 6 tháng đầu năm 2003 của Công ty Tư vấn Xây dựng và Phát triển Nông thôn là: 5.036.000.000đ

Hạch toán:

+ Công nợ, doanh thu:

Nợ TK131 : 5.036.000.000

Có TK511 : 4.578.182.000 Có TK333.1 : 457.818.000

CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng số: 12 Ngày 30 tháng 6 năm 2003

(Kèm theo các bảng ứng lương, thanh toán lương) Số: 45

Số hiệu tài khoản

Nợ Trả lương sản lượng cho CBCNV 6 tháng đầu năm 2003. 334.1 3.960.355 334.2 35.803.358 111.1 39.763.713 Cộng 79.527.426

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng số: 13 Ngày 30 tháng 6 năm 2003

(Kèm theo các bảng tính BHXH, BHYT các tháng) Số: 49

Số hiệu tài khoản

Nợ Thu BHXH (5%), BHYT (1%) trên bảng lương hàng tháng của CBCNV 111.1 1.261.152 338.3 1.050.960 338.4 210.192 Cộng 2.522.304

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

+ Trích Quỹ lương vào chi phí (theo đơn giá được duyệt – 56%). Quỹ lương: 4.578.182.000 x 56% = 2.563.781.920đ Hạch toán: Nợ TK622 : 1.922.836.440 (42%) Nợ TK642 : 640.945.480 (14%) CóTK 334 : 2.563.781.480 (56%) CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng số: 14 Ngày 30 tháng 6 năm 2003

(Kèm theo các bảng sản lương thực hiện 6 tháng 2003) Số: 21

Số hiệu tài khoản

Nợ

Trích Quỹ lương vào chi phí nhân công và chi phí quản lý 6 tháng/03 622 1.922.836.440 642 640.945.480 334 2.563.781.480 Cộng 5.127.562.960

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

+ Trích BHXH vào chi phí:

BHXH được tính: 15% Quỹ lương

Là: 2.563.781.480 x 15% = 384.567.222đ

Hạch toán: Nợ TK627 : 288.425.417 (75%) Nợ TK642 : 96.141.805 (25%) Có TK338.3 : 384.567.222 (15% Quỹ lương) CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng số: 15 Ngày 30 tháng 6 năm 2003 (Kèm theo các bảng trích BHXH 6 tháng 2003) Số: 22

Số hiệu tài khoản

Nợ Trích BHXH vào chi phí sản xuất và chi phí quản lý 6 tháng/03 627 288.425.417 642 96.141.805 338.3 384.567.222 Cộng 769.134.444

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

+ Trích BHYT vào chi phí: BHYT được tính: 2% Quỹ lương

Là: 2.563.781.480 x 2% = 51.275.630đ Hạch toán:

Nợ TK627 : 38.456.723 (75%) Nợ TK642 : 12.818.908 (25%)

Có TK338.3 : 51.275.630 (2% Quỹ lương)

Chứng từ ghi sổ trang sau:

CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng số: 16

Ngày 30 tháng 6 năm 2003

(Kèm theo các bảng trích BHYT 6 tháng 2003) Số: 23

Số hiệu tài khoản

Nợ Trích BHYT vào chi phí sản xuất và chi phí quản lý 6 tháng/03 627 38.456.723 642 12.818.908 338.4 51.275.630 Cộng 102.551.260

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

+ Trích KPCĐ vào chi phí:

KPCĐ được tính: 2% Lương cơ bản đã thanh toán

Lương CB 6 thang đầu năm 2003 của Công ty là: 336.562.000đ Là: 336.562.000 x 2% = 6.731.240đ

Hạch toán:

Nợ TK627 : 5.048.430 (75%) Nợ TK642 : 1.682.810 (25%)

Có TK338.2 : 6.731.240 (2% Quỹ lương CB) Chứng từ ghi sổ trang sau:

CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng số: 17 Ngày 30 tháng 6 năm 2003

(Kèm theo các bảng tổng hợp lương CB 6 tháng 2003) Số: 24

Số hiệu tài khoản Nợ Trích KPCĐ vào chi phí sản xuất và chi phí quản lý 6 tháng/03 627 5.048.430 642 1.682.810 338.2 6.731.240 Cộng 13.462.480

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

2.3.2.2.2. Hạch toán thanh toán, trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ đối với người lao động: người lao động:

- Trong tháng 3 năm 2003, Công ty có 01 cán bộ bị ốm và được trợ cấp BHXH là Chị Nguyễn Thanh Xuân – Xưởng thiết kế Số 1.

- Chị Xuân nghỉ chăm con ốm từ ngày 2/3/2003 đến ngày 18/3/2003, các giấy tờ liên quan như sau:

+ Phiếu nghỉ hưởng BHXH. (trang sau).

Mức trợ cấp BHXH với chị Nguyễn Thanh Xuân là: 75% lương cấp bậc với hệ số lương cấp bậc là 1,78, trợ cấp BHXH được hưởng 1 ngày là:

1,78 x 290.000/22 x 75% = 17.598đ

Tổng BHXH được hưởng: 17.598 x 17 = 299.166đ

PHIẾU NGHỈ HƯỞNG BHXH Bảng số:18

Số: 12

Họ tên: Nguyễn Thanh Xuân Đơn vị: Xưởng thiết kế số 1

Tên cơ quan Ngày tháng khám Lý do Căn bệnh Số ngày nghỉ Y bác sỹ ký tên, đóng dấu Số ngày thực nghỉ Xác nhận của phụ trách bộ phận Tổng số Từ ngày Đến ngày Bệnh viện Bạch Mai Đau bụng Đau dạ dày 17 2/3/03 18/3/03

+ Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH.

PHIẾU THANH TOÁN TRỢ CẤP BHXH

Họ tên: Nguyễn Thanh Xuân Nghề nghiệp: Kiến trúc sư

Đơn vị công tác: Xưởng thiết kế số 1 Thời gian đóng BHXH: 4 năm

Tiền lương đóng BHXH tháng trước theo gệ số 1,78. Số ngày nghie: 17

Mức trợ cấp: 299.166đ

Bằng chữ: Hai trăm chín chín ngàn, một trăm sáu sáu đồng.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN SÔNG ĐÀ.

ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.

Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Sông Đà, kết hợp với những kiến thức, lý luận cơ bản về hạch toán Kế toán đã được trang bị tại trường học, em xin đưa ra một số nhận xét sau:

3.1. Công tác Kế toán chung:

Việc tổ chức công tác thanh toán Kế toán tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Sông Đà tương đối tốt. Bộ máy Kế toán được tổ chức chuyên sâu và phân công hạch định nhiệm vụ rõ ràng, mỗi Kế toán có trách nhiệm làm một phần hành cụ thể từ dưới phân xưởng, lập báo cáo tình hình xong gửi lên phòng Kế toán Tài chính. Việc này đã tạo điều kiện cho nhân viên Kế toán phát huy tính sáng tạo chủ động, thành thạo trong công việc. Các phần hành được Kế toán phối hợp rất khéo léo tạo động lực thúc đẩy quá trình triển khai, khai thác nghiệp vụ đạt hiệu quả và chính xác đúng chế độ.

3.1.1. Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

3.1.1.1. Hạch toán chi tiết.

Cách tính tiền lương cho người lao động của Công ty rất hợp lý và chính xác, thông qua việc kết hợp được số lượng sản phẩm người lao động làm ra và thời gian làm việc, ngày công làm việc của người lao động.

3.1.1.2. Hạch toán tổng hợp.

Sổ sách Kế toán tổng hợp như các: Sổ, thẻ Kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, chứng từ ghi sổ, sổ cái được Công ty thiết kế đúng với chế độ Kế toán quy định. Công ty đã làm tốt việc trính BHXH và BHYT được đưa vào bảng thanh toán lương do vậy Kế toán đã không phải tách rời. Bảng tổng hợp phần chi lương giảm bớt cồng kềnh sổ sách của Kế toán tiền lương. Doanh nghiệp áp dụng sổ sách chứng từ ghi sổ để hạch toán, đây là hình thức phù hợp cho việc sử dụng Kế toán máy, tuy nhiên đại bộ phận Công ty đặc biệt là bộ phận Kế toán thống kê trang bị thiếu hụt máy vi tính. Điêù này đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho việc triển khai thực hiện công tác Kế toán đạt hiệu quả, chính xác cao, gọn nhẹ tinh giảm công tác Kế toán.

3.1.2. Thuận lợi và khó khăn, phương hướng mục tiê của Công ty Cổ Phần Tư Vấn Sông Đà trong việc sử dụng Quỹ lương. Tư Vấn Sông Đà trong việc sử dụng Quỹ lương.

1. Những ưu điểm và thuận lợi:

+ Trong công tác quả lý chung, công ty đã có sự kết hợp hài hoà giữa các phòng ban chức năng.Cùng với đội ngũ nhân viên có năng lực, có trình độ, nhiệt tình trong công việc và có chế độ thưởng phạt phân minh nên công ty đã tạo ra được bầu không khí làm việc hăng say,phát huy năng lực sáng tạo của mỗi công nhân,

+ Công ty được áp dụng hình thức trả lương theo từng côngtrình của các đơn vị sản xuất là thích hợp, khai thác được khẳ năng tiềm tàng của mỗi người công nhân, sử dụng được hết công suất máy móc thiết bị, làm ra nhiều sản phẩm cho công ty,thu nhập của ngưòi lao động cao,đồng thời từ đó ngày càng làm cho công ty phát triển.

+ Việc theo dõi BHXH, BHYT, giúp cho người lao động thực sự tin tưởng vào sự quan tâm của công ty đến sức khoẻ của nguời lao động của bản

thân và gia đình họ, trích lập các quỹ đảm bảo cho nhu cầu khuyến khích sản xuất , thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với hiện tại và tương lai của nguời lao động.

+ Việc trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo sản lượng thực tế hoàn thành nhập kho là hoàn toàn hợp lý và đảm bảo yêu cầu: “làm theo năng lực, hưởng theo năng lực”của một xã hội hiện đại. Bên cạnh lương sản phẩm, họ còn được hưởng lương thưởng trên lương bằng 8% lương sản phẩm, các khoản phụ cấp là hoàn toàn phù hợp với sức lao động đã bỏ ra của người lao động.

+ Đối với bộ phận gián tiếp phục vụ sản xuất, bộ phận quả lý thì việc tính lương theo sản phẩm bình quân ngày và theo hệ số qui định cho từng người là một cách gián tiếp khuyến khích gắn chặt vai trò gián tiếp phục vụ sản xuất của họ, đòi hỏi quan tâm, phục vụ tôt nhất cho công tác sản xuất của công ty.

+ Về tổ chức bộ máy kế toán:

Bộ máy kế toán của công ty gọn nhẹ, chỉ có 5 người nhưng quản lý toàn bộ nghiệp vụ kế toán của công ty. Có sự phân cấp trong tính toán tiền lương: tại phòng tổ chức tiền lương, tổ chức tính toán lập đơn giá chi tiết sản phẩm, công đoạn sản phẩm và sản phẩm hoàn thành. Từ đó chia trên” Bảng kê thanh toán lương sản phẩm”, tính lương sản phẩm cho từng công nhân phân xưởng. Cuối tháng, phòng kế toán mới làm khâu cuối cùng là kiểm tra, tính các khoản khấu trừ và thanh toán tiền lương. Chính sự phân cấp này đảm bảo gọn nhẹ, linh hoạt mà chặt chẽ của toàn bộ phận khâu tính lương và thanh toán lương của công ty.

Hình thức sổ kế toán của công ty sử dụng: Là hình thức kế toán chứng từ nghi sổ. Đây là hình thức hạch toán phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất

của công ty, thuận lợi cho việc áp dụng kế toán máy, khối lượng công việc cho nhân viên được giảm bớt, đảm bảo chính xác hợp lý.

Những nhược điểm và khó khăn:

+ Do Công ty Cổ Phần Tư Vấn Sông Đà dụng việc trả lương theo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh từng xưởng, đã tạo điều kiện cho các xưởng năng độg sáng tạo tự chủ trong việc hạch toán chi trả lương cho người lao động đồng thời nhạy bén trong việc tìm và hợp tãc quan hệ làm ăn với các bạn hàng có nhu cầu về dịch vụ, mặt hàng mà Công ty có thể đáp ứng được. Công ty đã sớm thực thi áp dụng mức lương tối thiểu cho người lao động là 290.000đ/tháng, tạo điều kiện thuận lợi co người lao động có khả năng thanh toán các khoản chi phí sinh hoạt gia tăng.

Tuy nhiên Công ty để các xưởng tự hạch toán kinh doanh dẫn tới tình trạng thu nhập của người lao động không đồng đều giưa các xưởng dù họ có cùng bậc thợ, cùng số năm công tác tại Công ty nhưng người có lương cao người có lương thấp, tạo ra tâm lý bất ổn trong người lao động ngoài ra việc này cũng dễ dẫn tới việc báo cáo mất tính chinhs xác về hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng xưởng làm cho Công ty thất thoát nguồn thu giảm lợi nhuận, két quả hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ không đảm bảo tính trung thực.

+ Về thời gian thanh toán lương cho công nhân viên : Việc thanh toán lương cho công nhân viên 1 lần vào ngày cuối tháng có thể không đảm bảo giải quyết nhu cầu sinh hoạt cho công nhân viên, làm họ có thể thiếu tiền tiêu dùng trong khi thời hạn lĩnh lương chưa tới.

+ Về cách tính lương tại công ty : Đây là một doanh nghiệp tương đối lớn với số lượng cán bộ công nhân viên lên khá lớn, lương công nhân sản xuất trực tiếp biến động thường xuyên, lượng cán bộ công nhân viên nghỉ phép

không ổn định, không đều đặn giữ các tháng trong năm nhưng quá trình tính lương công ty đã không trích trước tiền lương nghỉ phép cho bộ phận trực tiếp sản xuất. Vì vậy, việc này có ảnh hưởng nhất định tới việc tính giá thành sản phẩm.

+ Mặc dù vậy nhìn tổng quan thì dù có người lương cao thấp (bất đồng thu nhập), độ trung thực báo cáo kinh doanh của các xưởng, Công ty vẫn đảm bảo doanh thu có lãi và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

+ Vấn đề đặt ra cho Công ty là cần phải làm sao đưa ra được mức lương hợp lý, các chế độ đãi ngộ thoả đáng cho người lao động, tạo tâm lý yên tâm cống hiến công tác tại Công ty.

2. Phương hướng, mục tiêu:

Công ty Cổ Phần Tư Vấn Sông Đà đang có kế hoạch trang bị thêm một số máy móc in phun màu hiện đại đáp ứng nhu cầu mới thị trường, tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc. Bên cạnh đó Công ty đang xem xét đưa ra giải pháp hữu hiệu trong việc triển khai nghiệp vụ Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương đạt độ chính xác cao, thoả mãn nhu cầu người lao động. Cố gắng mức thu nhập người lao động không dưới mức thu nhập người lao động công tác tại các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả phát đạt, tạo yên tâm cho người lao động tại Công ty cũng như bạn hàng muốn ký kết làm ăn.

3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Sông Đà: trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Sông Đà:

Sau những nhận xét có được trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Sông Đà, cùng với ý tưởng hoàn thiện công tác kế toán để nó luôn là công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hoạch

toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Sông Đà, góp phần tạo hiệu quả cao trong việc hạch toán Kế toán.

1. Về thủ tục và các chứng từ khi tiến hành tính lương:

+ Việc chấm công cần phải quan tâm chặt chẽ tới đội ngũ lao động gián tiếp hưởng lương theo ngày công, nếu rõ trường hợp đi muộn về sớm thậm chí làm việc nữa ngày để đảm bảo sự công bằng cho những ngươì thực hiện nghiêm chỉnh giờ hành chính tại cơ quan.

+ Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất như các xưởng thiết kế, các phòng ban khác mặc dù áp dụng chế độ lương khoán theo từng công trình, từng dự án song cũng phải có bảng chấm công để kế toán tiền lương còn có cơ sở xác định chính xác số tiền được hưởng khi nghỉ hưởng lương hoặc được hưởng chế độ BHXH, BHYT,…

+ Mỗi bảng ứng lương công trình đối với bộ phận trực tiếp sản xuất cần ghi rõ công trình, dự án tránh trường hợp nhầm lẫn đã xảy ra khi ứng lương mà ghi nhầm vào công trình. Mặt khác các công trình có tên gần sát hoặc trùng nhau, chỉ khác tên chủ đầu tư nên khi kế toán lương đối chiếu với kế toán công nợ hoặc kế toán chi tiết tiền mặt mới thấy được sự nhầm lẫn đó.

+ Bảng chia lương sản lượng vào cuối Quý II hoặc cuối năm cần chia

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Sông Đà (Trang 47)