Kết quả của công tác phát hành TPCP theo các phương thức phát hành trái phiếu.

Một phần của tài liệu Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2008 (Trang 41 - 52)

III. Tổng giá trị khố

2.2.3 Kết quả của công tác phát hành TPCP theo các phương thức phát hành trái phiếu.

Chính phủ đã triển khai đồng bộ tất cả các kênh như: bán lẻ qua KBNN, đấu thầu qua NHNN, đấu thầu qua TTGDCK và bảo lãnh phát hành để tăng cường khối lượng vốn huy động vào KBNN.

Trong giai đoạn 2004-2008 đã huy động được một khối lượng vốn lớn cho NSNN và cho ĐTPT, kết quả phát hành được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.7: Kết quả phát hành TPCP theo phương thức huy động vốn giai đoạn 2004-2008.

Đơn vị: VNĐ – tỷ đồng. USD – triệu USD.

Nguồn: Kho bạc Nhà nước Việt Nam.

Năm 2007, được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ, KBNN đã thực hiện thí điểm phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Đây là là phương thức huy động vốn tiên tiến được nhiều nước trên thế giới triển khai thực hiện, lô thứ nhất phát hành ngày 19/3/2007, kỳ hạn 5 năm được 1.000 tỷ đồng và lô thứ 2 ngày 24/7/2007 được 1.570 tỷ đồng. Các đợt phát hành trái phiếu theo lô lớn đã nhận được sự tham gia đông đảo các nhà đầu tư, lãi suất trái phiếu trúng thầu thấp hơn so với các đợt phát hành khác cùng thời điểm. STT Kênh huy động Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng cộng 1

Đấu thầu qua NHNN

* Bằng VNĐ 18411 20901 21025 9791 18465 88593

* Bằng USD 5.5 0 0 0 0 5.5

2

Đấu thầu qua

TTGDCK 1419.4 2235 7885 16207 4292 32038.4 3 Bảo lãnh phát hành 2390 9945 12241 18400 15070 58046 4 Bán lẻ qua KBNN * Bằng VNĐ 5804 7736 2815 0 16355 * Bằng USD 38858 0 0 38858 5 BHXH mua 2000 5500 5000 6000 2500 21000 Tổng cộng * Bằng VNĐ 30024. 4 46317 48966 50398 40327 216032.4 * Bằng USD 38863.5 38863.5

Trong năm 2008 KBNN có tổ chức phát hành 01 lô nhưng không có kết quả vì thị trường không thuận lợi, lãi suất thị trường năm 2008 có nhiều biến động. Vì vậy KBNN sẽ chủ động nắm bắt diễn biến thị trường TPCP để khi điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi cho phép tiến tới triển khai đấu thầu qua TTGDCK toàn bộ theo lô lớn.

So với các nước trong khu vực và các nước phát triển, quy mô thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam còn khá khiêm tốn. Tính đến thời điểm 15/10/2007, dư nợ trái phiếu Chính phủ là 114.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 11,7%/GDP.

Trong những năm đầu hoạt động của thị trường chứng khoán, tỷ trọng khối lượng giao dịch trái phiếu Chính phủ đạt thấp so với tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ niêm yết (Năm 2000, tỷ lệ này là 0,2%, năm 2001: 3%, năm 2002: 3,2%). Hoạt động giao dịch trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán chỉ thực sự khởi sắc kể từ năm 2004 đến nay.

Bảng 2.8: Giao dịch TPCP trên thị trường chứng khoán 2004 – 2008. Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tỷ trọng giá trị giao dịch TPCP/ giá trị giao dịch toàn thị trường

98,3 87,8 57,1 71,7 67,5

Tỷ trọng khối lượng giao dịch TPCP/khối lượng TPCP niêm yết

71,9 61,1 77,1 75,8 69,2

Nguồn: Kho bạc Nhà nước Việt Nam – Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội.

Mặc dù giá trị giao dịch trái phiếu có tăng so với trước, nhưng xét về khối lượng và tỷ lệ giao dịch, kết quả trên vẫn còn thấp so với tương quan các nước trong khu vực (Malayxia tỷ lệ giá trị giao dịch TPCP/ khối lượng TPCP niêm yết là 155%, Thái Lan: 170%, Singapore: 192%), trong số trái phiếu niêm yết, giao dịch cũng chỉ tập trung vào một số trái phiếu nhất định. Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, tính đến thời điểm 30/6/2007, có trên 50% loại trái phiếu Chính phủ niêm yết không có giá tham chiếu do không phát sinh giao dịch.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do cơ chế phát hành trái phiếu Chính phủ trong thời gian qua đã tạo ra rất nhiều loại trái phiếu với quy mô nhỏ lưu hành trên thị trường. Sự thiếu thống nhất và chuẩn hoá về hàng hoá đã không đáp ứng được nhu cầu của các định chế tài chính lớn, đồng thời khiến cho nhà đầu tư khó nắm bắt diễn biến giá cả để đưa ra các quyết định đầu tư. Các loại trái phiếu phát hành chưa được đa dạng hoá, chủ yếu vẫn là kỳ hạn 5 năm, lãi suất trái phiếu vẫn điều hành theo cơ chế lãi suất trần nên chưa phản ánh chính xác quan hệ cung- cầu về vốn, chưa có nhà tạo lập thị trường thực hiện liên tục việc yết giá hai chiều, thị trường thứ cấp hoạt động kém sôi động, chưa tạo ra đường cong lãi suất chuẩn để thị trường tham chiếu,…

Bán lẻ TPCP qua hệ thống KBNN là việc các đơn vị Kho bạc trực tiếp bán và thanh toán trái phiếu cho người mua. Trái phiếu bán lẻ qua hệ thống Kho bạc thường được phát hành theo hình thức chiết khấu hoặc ngang mệnh giá.

Hình thức chiết khấu: áp dụng trong trường hợp trái phiếu được phát hành thành từng đợt, thời gian phát hành mỗi đợt không quá hai tháng, có xác định trước thời điểm phát hành và thời điểm kết thúc. Các trái phiếu phát hành trong một đợt có cùng ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán.

Hình thức ngang mệnh giá: áp dụng trong trường hợp trái phiếu phát hành liên tục trong năm hoặc từng đợt kéo dài, không xác định trước thời điểm dừng phát hành.

Bảng 2.9: Kết quả bán lẻ qua hệ thống KBNN cho ĐTPT giai đoạn 2004 - 2007 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Trái phiếu giao thông

thuỷ lợi (USD) 38858 0 0 0

Trái phiếu giao thông

thuỷ lợi (VNĐ) 1,203,412 1385 0 0

Công trái giáo dục 0 2816 0 0

Tổng cộng 1242270 4,201 0 0

Nguồn: Kho bạc Nhà nước Việt Nam

Phát hành TPCP thông qua bán lẻ tại KBNN là phương thức phổ biến ở nước ta vào những năm 90. Tuy nhiên, phương thức này ngày càng bộc lộ những nhược điểm, khối lượng gia tăng không đáng kể, bên cạnh đó chi phí thực hiện cao và thời gian thực hiện kéo dài. Do vậy tính hiệu quả của phương thức là rất thấp.

Từ tình hình thực tế qua nhiều năm triển khai thực hiện, KBNN đã trình Bộ và được Bộ đồng ý không triển khai hình thức này kể từ năm 2007 do khối lượng huy động đạt thấp trong khi chi phí huy động cao, qua đó cải cách, đổi mới đáng kể công tác huy động vốn, góp phần thực hiện cải cách hành chính trong hệ thống KBNN.

2.2.3.2 Đấu thầu qua NHNN và TTGDCK.

Đấu thầu TPCP là việc bán trái phiếu cho các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Chính phủ và có mức lãi suất đặt thầu thấp nhất.

Đấu thầu tín phiếu Kho bạc được thực hiện qua NHNN và chỉ một số các ngân hàng hay định chế tài chính được phép tham gia đấu thầu.

Việc đấu thầu TPCP được thực hiện qua TTGDCK, thành viên tham gia đấu thầu là các công ty chứng khoán, NHTM, quỹ đầu tư….Các nhà đầu tư nhỏ cũng có thể tham gia đấu thầu trái phiếu thông qua các thành viên đấu thầu. TPCP đấu thầu được mua bán và là hàng hoá quan trọng trên thị trường chứng khoán.

Việc xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu căn cứ vào khối lượng và lãi suất đặt thầu của các thành viên, khối lượng vốn cần huy động và lãi suất chỉ đạo (nếu có). Khối lượng trúng thầu được chọn bắt đầu từ mức lãi suất đặt thầu thấp nhất đến mức lãi suất chỉ đạo (nếu có). Tại mức lãi suất đặt thầu mà khối lượng đặt thầu vượt quá khối lượng cần huy động thì khối lượng trúng thầu được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu theo tỷ lệ thuận giữa khối lượng vốn cần huy động còn lại và khối lượng đặt thầu của từng phiếu tại mức lãi suất đó.

Phương thức đấu thầu qua TTGDCK được bắt đầu thực hiện khi có Nghị định 1/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 sau được thay thế bằng Nghị định số

141/2003/NĐ-CP về quy chế phát hành TPCP. Trái phiếu đấu thầu qua TTGDCK có kỳ hạn 2, 3, 5, 7, 10 và 15 năm, trả lãi hàng năm.

Bảng 2.10: Kết quả đấu thầu TPCP do KBNN phát hành qua TTGDCK giai đoạn 2004-2008.

STT Năm Số phiên đấu

thầu (phiên) Khối lượng trúng thầu (tỷ đồng) Lãi suất trúng thầu (%/năm) 1 2004 5 483,72 8,40-8,50 2 2005 1 50 8,75 3 2006 6 1488 8,20-8,40 4 2007 13 6350 7,40-8,50 5 2008 2 555 15-17 Cộng 27 8926,72

Nguồn: Kho bạc Nhà nước

Tính đến cuối năm 2008 KBNN đã tổ chức được 112 phiên đấu thầu, huy động được 30619 tỷ đồng. Trong đó, có 27 phiên đấu thầu trái phiếu cho ĐTPT, huy động được 8926,72 tỷ đồng.đây là một con số khiêm tốn so với dự kiến huy động qua kênh này. Nguyên nhân chủ yếu là do:

- Thành viên tham gia đấu thầu còn ít, chỉ có khoảng 60 đơn vị là thành viên tham gia, mỗi phiên chỉ có khoảng 3 đến 4 thành viên tham gia. Các thành viên tham gia không đa dạng, chủ yếu là các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và BHXH Việt Nam.

- Hầu hết các thành viên tham gia đấu thầu không có đủ thông tin về kế hoạch năm, về khối lượng phát hành, thời gian phát hành TPCP.

- Lãi suất bị khống chế bởi lãi suất trần do Bộ Tài chính quy định. Trong khi đó, xu hướng thực tế là các thành viên tham gia đấu thầu thường đưa ra mức lãi suất cao hơn mức lãi suất khung của Bộ Tài chính.

- Thị trường thứ cấp cho giao dịch trái phiếu chưa phát triển. Điều này ảnh hưởng tới tính thanh khoản của trái phiếu, do vậy ảnh hưởng đến sự ưa thích đối với trái phiếu của các thành viên tham gia đấu thầu.

2.2.3.3 Bảo lãnh phát hành.

Việc huy động vốn bằng hình thức phát hành TPCP thường được thực hiện với sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường chứng khoán. Các tổ chức tài chính này giúp nhà phát hành (Chính phủ) thực hiện các công việc có liên quan đến đợt phát hành và được gọi là nhà bảo lãnh (tổ chức bảo lãnh), được hưởng một khoản phí nhất định cho hoạt động bảo lãnh phát hành.

Tổ chức bảo lãnh phát hành TPCP giúp Chính phủ thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu ra thị trường, phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư và có trách nhiệm mua một phần hay toàn bộ TPCP còn lại nếu chưa phân phối hết.

Hoạt động bảo lãnh phát hành TPCP thường do một nhóm bảo lãnh gồm các công ty chứng khoán, các NHTM, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư đảm nhiệm. Chính phủ sẽ lựa chọn trong hiệp hội bảo lãnh một công ty có uy tín làm người bảo lãnh chính. Trong một số trường hợp, chính phủ có thể bổ nhiệm thêm 1 hoặc 2 người đồng bảo lãnh chính.

Ở các thị trường chứng khoán phát triển có các hình thức bảo lãnh phát hành TPCP phổ biến sau:

• Bảo lãnh toàn phần, hay còn gọi là cam kết chắc chắn. Người bảo lãnh nhận mua toàn bộ TPCP để bán lại cho các nhà đầu tư hoặc mua lại số trái phiếu bán không hết. Như vậy người bảo lãnh phát hành sẽ phải cam kết

chuyển đủ số tiền như dự kiến bán trái phiếu cho Chính phủ. Thông thường thì hình thức này thường được áp dụng cho việc bảo lãnh phát hành TPCP.

• Bảo lãnh từng phần, là hình thức người bảo lãnh nhận mua một phần ( được quy định trong hợp đồng) số TPCP nếu phân phối không hết.

Cố gắng tối đa. Có hai hình thức cố gắng tối đa khác nhau:

• Người bảo lãnh hoạt động như một đại lý cho người phát hành. Người bảo lãnh sẽ nỗ lực tối đa trong việc phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư, nhưng nếu bán không hết, người bảo lãnh sẽ được quyền trả lại số trái phiếu còn lại cho nhà phát hành mà không bị chịu phạt. Hình thức này được các tổ chức bảo lãnh ưa thích nhất.

• Người bảo lãnh cũng phải cố gắng tối đa để phân phối hết số chứng khoán dự kiến. Trường hợp không bán hết, đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ và người bảo lãnh sẽ không được nhận bất kỳ một khoản hoa hồng nào.

Thông phương thức bảo lãnh trái phiếu KBNN, Bộ Tài chính đã tạo ra được một khối lượng hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ thuật để được niêm yết và giao dịch tại TTGDCK. Tính đến thời điểm cuối năm 2008, đã có 71 đơn vị được công nhận là thành viên bảo lãnh phát hành TPCP, bao gồm các NHTM, các công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư.

Bảng 2.11: Kết quả phát hành TPCP theo phương thức bảo lãnh phát hành giai đoạn 2004 – 2008.

Năm Số đợt bảo lãnh Khối lượng pháthành (tỷ đồng) Lãi suất

(%/năm) Kỳ hạn

2005 13 3150 8,50-8,758,80 8,80 5 10 2006 12 4860 8,19-8,75 8,36-8,55 5 7 2007 10 7630 7,30 7,60 7,15-7,70 7,30 2 3 5 7 2008 5 3640 9,8-15,50 8,80-15,50 14,20 2 3 5 Cộng 46 19.415

Nguồn: Kho bạc Nhà nước

KBNN đã tổ chức được 156 phiên bảo lãnh, huy động được 57515 tỷ đồng, phần nào đáp ứng được nhu cầu vốn trung và dài hạn cho NSNN và cho ĐTPT. Trong đó có 46 đợt bảo lãnh cho ĐTPT huy động được 19415 tỷ đồng. Kỳ hạn của Trái phiếu cũng ngày càng đa dạng, năm 2005 chỉ có hai loai kỳ han là 5 năm và 10 năm, đến 2007 đã có thêm Trái phiếu kỳ hạn 2 năm, 3 năm, 7 năm. Việc đa dạng hóa kỳ hạn Trái phiếu tạo điều kiện đa dạng hóa nhà đầu tư.

Đến nay đã có trên 40 đơn vị được công nhận là thành viên bảo lãnh phát hành chủ yếu là ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán. Nhìn chung, phát hành theo phương thức bảo lãnh ngày càng được hoàn thiện. Thông qua thị trường bảo lãnh phát hành KBNN có thể tính toán được số lượng cung và cầu trên thị trường với độ chính xác tương đối, theo dõi được

sự biến động về lãi suất trên thị trường. Từ đó lập kế hoạch tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính trong việc lựa chọn phương án bảo lãnh.

Tuy nhiên đối tượng tham gia bảo lãnh phát hành TPCP chưa nhiều, chủ yếu là các NHTM, các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm. Việc phân phối TPCP ra thị trường còn hạn chế. Vì vậy, một khối lượng lớn trái phiếu phát hành qua đấu thầu hay bảo lãnh đã không đến với công chúng mà được giữ lại gần như 100%. Thị trường trái phiếu chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư vì giao dịch trái phiếu đòi hỏi một lượng vốn lớn, chỉ thích hợp với nhà đầu tư có tổ chức.

2.3 - Đánh giá tình hình phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển tại Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008.

Một phần của tài liệu Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2008 (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w