2. 1 Cơ chế chính sách phát hành TPCP phủ cho đầu tư phát triển ở nước ta.
2.2.1 Khái quát tình hình phát hành TPCP cho đầu tư phát triển ở nước ta giai đoạn 2004 2008.
2.2.1 Khái quát tình hình phát hành TPCP cho đầu tư phát triển ở nước tagiai đoạn 2004 -2008. giai đoạn 2004 -2008.
Chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2001 -2010 đã xác định phải nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.Thời gian qua, bên cạnh việc ưu tiên bố trí các nguồn lực tài chính tập trung cho ĐTPT, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp như phát hành công trái XDTQ năm 1999, công trái giáo dục năm 2003 …để bổ sung nguồn vốn đầu tư, góp phần tích cực trong việc phát triển KTXH.
Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược phát triển KTXH đến năm 2010 và sự nghiệp CNH – HĐH đất nước đến năm 2020 cần phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Do vậy, đồng thời với việc tăng cường bố trí nguồn vốn từ NSNN, huy động các nguồn vốn của nước ngoài và của doanh nghiệp, Nhà nước cần huy động thêm vốn đầu tư từ phát hành TPCP để xây dựng và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số công trình hạ tầng giao thông, thuỷ lợi quan trọng nhằm sớm phát huy tác dụng thúc đẩy phát triẻn KTXH, xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh quốc phòng, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển KTXH của đất nước.
Phát hành TPCP trong giai đoạn 2003 – 2010 là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy nội lực, huy động sự đóng góp của toàn
dân cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nguồn thu từ TPCP được sử dụng để đầu tư cho một số công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước, góp phần hình thành và nâng cấp một cách cơ bản hệ thống giao thông và thuỷ lợi nước ta trong 10 năm tới.
Công tác huy động vốn cho ĐTPT của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua phát hành TPCP qua KBNN và thu hút nguồn vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài.
Nhằm tăng cường khả năng huy động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán đã được thành lập và đang đi vào hoạt động, Chính phủ ban hành Nghị định 01/2000/NĐ-CP ngày 13/1/2000 về quy chế phát hành TPCP (thay thế Nghị định 72/CP), sau đó là Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 (thay thế Nghị định 01/2000/NĐ-CP). Theo đó, bên cạnh việc duy trì phương thức đấu thầu tín phiếu qua NHNN và phát hành trái phiếu trực tiếp ra công chúng qua hệ thống KBNN, TPCP còn được phát hành theo hai phương thức mới: Đấu thầu qua trung tâm GDCK và bảo lãnh phát hành. Trái phiếu phát hành theo hai phương thức này được đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch tại TTGDCK, tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường thứ cấp TPCP. Mặt khác, quy chế mới cũng đã quy định rõ hơn về cơ chế phát hành TPCP, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
Như vậy có thể nói sau khi Nghị định 141 có hiệu lực, Chính phủ cho phép phát hành nhiều loại trái phiếu thì thị trường trái phiếu mới bắt đầu hình thành và phát triển mạnh, đặc biệt là sau sự ra đời của TTGDCK TP Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh).
Trong giai đoạn này số lượng TPCP phát hành cho NSNN và cho ĐTPT nói chung cũng như cho dự án, công trình do Trung ương và địa phương quản lý đều tăng so với giai đoạn từ năm 2003 trở về trước về quy mô phát hành,
phương thức phát hành và kỳ hạn, phương thức trả lãi, đồng tiền phát hành được đa dạng hóa.
Công tác quản lý, điều hành quỹ NSNN và huy động vốn cho ĐTPT đã có nhiều bước phát triển quan trọng, tạo được những điều kiện tiền đề để thu hút nguồn vốn trung và dài hạn. Phát hành TPCP đã trở thành một chủ trương đúng đắn và là một giải pháp có hiệu quả trong việc chấm dứt phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt NSNN và kiềm chế lạm phát, tạo thế chủ động trong việc quản lý và điều hành NSNN, góp phần cùng với NHNN thực thi chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia. Ngoài ra, phát hành TPCP còn góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển của thị trường vốn thông qua việc tạo ra nguồn hàng hoá chủ yếu ban đầu đủ tiêu chuẩn niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, nếu so sánh với thế giới và các trong khu vực, thị trường trái phiếu ở Việt Nam còn rất hạn chế cả về qui mô và trình độ phát triển, chỉ chiếm khoảng 13,72 %GDP (đến năm 2007). Thị trường trái phiếu quốc tế, Mỹ, Nhật Bản và EU chiếm đến 80%. Thị trường trái phiếu ở Singapore, Malaysia và Thái Lan phát triển mạnh hơn Việt Nam cũng chiếm khoảng 30- 40% GDP.