CHƯƠNG III ĐỘ ỤỦ ĐỨ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOÀI ĐỨC (Trang 72 - 93)

LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT HOÀI

ĐỨC.

I. Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoài Đức.

Kế hoạch, định hướng phát triển của ngân hàng năm 2007 như sau:

- Huy động vốn bằng 480 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 103 tỷ, tốc độ tăng trưởng 27,20%.

- Tổng dư nợ đạt 500 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 70 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 16,28%.

- Cơ cấu đầu tư:

. Dư nợ doanh nghiệp bằng 130 tỷ đồng, chiếm 26% tổng dư nợ. . Dư nợ hộ sản xuất bằng 370 tỷ đồng, chiếm 74% tổng dư nợ. + Dư nợ theo thời hạn cho vay:

. Dư nợ ngắn hạn bằng 430 tỷ đồng, chiếm 86% tổng dư nợ. . Dư nợ trung, dài hạn bằng 70 tỷ đồng, chiếm 14% tổng dư nợ. + Dư nợ theo loại tiền:

. Dư nợ đồng nội tệ bằng 490 tỷ đồng, chiếm 98% tổng dư nợ. . Dư nợ ngoại tệ bằng 10 tỷ, chiếm 2% tổng dư nợ.

Để đạt được những định hướng trên ngân hàng đưa ra giải pháp thực hiện như sau:

- Thực hiện nghiêm túc việc khoán tài chính đến từng bộ phận và cán bộ. - Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát từ cán bộ tín dụng đến lãnh đạo các cấp.

- Phối kết hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể trong công tác cho vay và thu nợ.

- Thường xuyên kèm cặp, giúp đỡ cán bộ yếu kém, cập nhật kiến thức, thông tin cho tất cả các cán bộ.

- Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ kế hoạch.

Về dài hạn ngân hàng có giải pháp thực hiện như sau:

- Linh hoạt trong huy động vốn để phù hợp với sự phát triển về quy mô yêu cầu sử dụng vốn, trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải tuyệt đối đảm bảo khả năng thanh toán.

- Từng bước hiện đại hoá quy trình nghiệp vụ tín dụng trên cơ sở đổi mới công nghệ, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho nền kinh tế với chất lượng tốt.

- Từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy và phương thức điều hành. Nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật cho cán bộ tín dụng để đáp ứng các đòi hỏi của hoạt động tín dụng trong thời gian tới.

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát từ nhiều phía, xây dựng các chính sách quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ, đồng thời nâng cao trình độ quản trị kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động tín dụng đúng pháp luật, an toàn, hiệu quả.

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Hoài Đức.

1. Tăng cường hoạt động huy động vốn, nhất là nguồn vốn trung, dài hạn giúp ngân hàng tự chủ nguồn vốn tạo điều kiện mở rộng quy mô tín dụng.

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng vẫn có sự tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không lớn, nguồn vốn huy động không đủ để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Việc không chủ động được về nguồn vốn làm giảm quy mô, chất lượng hoạt động tín dụng. Để có thể chủ động hơn trong công tác sử dụng vốn, yêu cầu cấp thiết là ngân hàng phải đẩy mạnh huy động vốn sao cho nguồn vốn huy động có thể đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn đầu tư tín dụng. Việc đẩy mạnh huy động vốn đủ để ngân hàng có thể chủ động trong đầu tư tín dụng là điều kiện tiền đề để mở rộng quy mô tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Ngân hàng có thể thực hiện các biện pháp như phát triển thêm các sản phẩm huy động vốn phù hợp với điều kiện khách hàng địa phương, tăng cường các hoạt động khuyến mại, thực hiện các biện pháp maketing ngân hàng, quảng bá và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến gần dân hơn, tổ chức các bàn huy động lưu động đến các địa điểm đền bù đất giải phóng mặt bằng, các khu công nghiệp tập trung để trực tiếp huy động vốn, giới thiệu sản phẩm ngân hàng.

Do tình hình kinh tế địa phương phần lớn người dân làm nông nghiệp, sản xuất nhỏ lẻ, trình độ văn hoá của đại bộ phận người dân không cao, thu nhập của người dân thấp…Chính những đặc điểm đó khiến cho công việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Do trình độ, người dân ít biết đến ngân hàng hơn

là bưu điện hay các quỹ tín dụng nhân dân. Mặt khác, thu nhập của đại đa số nhân dân thấp, phần để dành thường nhỏ, do đó họ hoặc là tự cất giữ, hoặc là gửi vào quỹ tiết kiệm nhân dân, gửi tiết kiệm bưu điện với thủ tục đơn giản thuận tiện hơn, gần gũi với họ hơn. Hơn nữa, hầu như người dân có tâm lý là khi đến ngân hàng gửi tiết kiệm thì số tiền gửi phải lớn. Những người có thu nhập cao hơn thì tiết kiệm bằng cách mua vàng, mua bất động sản. Tất cả những điều tương tự như vậy đã làm cho ngân hàng trở thành một hình ảnh không mấy thân thiện với đại bộ phận người dân nông thôn.

Để có thể khắc phục điều đó, làm cho ngân hàng trở nên thân thiện, gần gũi với dân hơn thì công tác tuyên truyền, quảng bá, các hoạt động maketing ngân hàng phải thực sự được chú trọng đầu tư, đẩy mạnh phát triển.Việc làm cho người dân biết đến ngân hàng, hiểu các hoạt động, dịch vụ của ngân hàng tiến tới muốn sử dụng các dịch vụ của ngân hàng là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết, nó sẽ giúp ngân hàng huy động được nhiều hơn nữa lượng tiền nhàn rỗi trong dân. Tổ chức các đội tuyên truyền, giới thiệu hay phối kết hợp tuyên truyền, giới thiệu với các đơn vị thanh niên, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức hội trong các làng, các xã là một biện pháp phù hợp với tình hình thực tế và có thể đem lại kết quả cao.

Mở rộng các sản phẩm phù hợp với điều kiện thu nhập của người dân hơn như tiết kiệm gửi góp phù hợp cho những người có khoản tiền tiết kiệm nhỏ; tiết kiệm qua tổ nhóm thích hợp cho những người không có điều kiện hoặc không có thời gian đến trực tiếp ngân hàng vào giờ làm việc của ngân hàng; tiền gửi có kỳ hạn ngắn ngày như 15 ngày, 20 ngày,… Đối với các doanh nghiệp có thể phát triển dịch vụ thanh toán tiền lương qua tài khoản,…

Các hình thức khuyến mại cũng có thể thu hút nguồn tiền gửi lớn hơn. Tâm lý chung của đại bộ phận người tiêu dùng là muốn mua hàng hoá rẻ và muốn được tặng quà. Ngân hàng cũng có thể đánh vào tâm lý đó của khách hàng gửi tiền bằng các hình thức khuyến mại như tặng tiền trực tiếp, tặng quà, quay số trúng thưởng, tặng lãi suất…Các đợt khuyến mại phải được quảng cáo rộng rãi cho mọi người dân đều

được biết, tiêu thức trúng thưởng rõ ràng, việc trao giải thưởng phải được tiến hành công khai, đúng quy tắc.

Một hình thức nữa hiện cũng đang được ngân hàng áp dụng đó là tổ chức bàn huy động vốn lưu động tới các điểm có giải phóng mặt bằng, đền bù đất. Ngân hàng có quan hệ thân thiết với cán bộ các xã trong huyện, cán bộ huyện do đó ngân hàng có thể nắm được thông tin chính xác về địa điểm, thời gian, quy mô của các vụ đền bù giải phóng mặt bằng để có kế hoạch tổ chức các bàn huy động lưu động thích hợp. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể tổ chức các bàn tiết kiệm lưu động thường xuyên tới các cụm điểm công nghiệp vào thời điểm công nhân được nhận lương, hay tại các chợ lớn vào những ngày họp chợ.

2. Nghiên cứu, mở rộng danh mục sản phẩm tín dụng sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, tăng doanh thu cho ngân hàng.

Việc nghiên cứu mở rộng danh mục sản phẩm tín dụng là giải pháp tối ưu cho mở rộng quy mô tín dụng tại ngân hàng. Hiện nay, hoạt động tín dụng của ngân hàng mới chỉ dừng lại ở sản phẩm cho vay. Các hình thức chiết khấu thương phiếu, bảo lãnh, cho thuê tài chính không hề được ngân hàng triển khai áp dụng. Hơn nữa, ngay trong bản thân hoạt động cho vay thì ngân hàng cũng chỉ mới thực hiện các sản phẩm là cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp, cho vay sửa chữa nhỏ.

Các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp hiện nay về cơ bản là phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế địa phương, điều kiện người vay vốn và an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, về lâu dài các sản phẩm tín dụng đó không đủ để đáp ứng các yêu cầu đó.

Yêu cầu phát triển kinh tế địa phương đặt ra đòi hỏi sự tăng trưởng nhanh và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, sản xuất công nghiệp tiến tới chuyên môn hoá cao, mở rộng quy mô theo hướng sản xuất lớn.

Từ phía doanh nghiệp, người vay vốn, kỳ vọng tăng thu nhập khiến họ muốn đầu tư lớn hơn, nhu cầu vay vốn cũng lớn hơn. Họ cũng ý thức được vấn đề chuyên môn hoá, sản xuất sản phẩm có giá trị hàng hoá cao, và vấn đề sử dụng quy trình công nghệ tiên tiến hơn. Các sản phẩm dịch vụ có xu hướng tìm đường xuất khẩu nhiều hơn.

Về phần ngân hàng, hơn ai hết họ vô cùng muốn mở rộng quy mô tín dụng. Hơn nữa, từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO môi trường kinh doanh trở nên cạnh tranh hơn, một khi điều kiện về đối xử bình đẳng được thực hiện trong tất cả các mặt của đời sống xã hội thì ngành ngân hàng cũng đứng trước một sự cạnh tranh rất lớn từ phía các ngân hàng thương mại trong nước và từ phía các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài. Việc mở rộng quy mô và nắm thị phần tín dụng ngay từ bây giờ chính là biện pháp đảm bảo nguồn thu nhập trong tương lai của ngân hàng.

Ngân hàng nên có sự chủ động nghiên cứu, phân tích thị trường, tìm ra các sản phẩm tín dụng khác phù hợp với việc phát triển để tiến hành đầu tư giới thiệu với khách hàng. Ngân hàng phải là người tiên phong trong việc phát hiện nhu cầu khách hàng, thậm chí là nhu cầu tiềm ẩn của khách để có thể giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với từng đối tượng khách hàng chứ không phải thụ động ngồi chờ khách hàng.

Xu hướng người dân muốn đi học tập và lao động ở nước ngoài đã trở nên phổ biến trên khắp đất nước ta và trên địa bàn Hoài Đức xu hướng đó không phải là không có, thậm chí còn phát triển mạnh. Những người đi du học cần chi phí trang trải học phí (nếu là du học tự túc, không có học bổng du học) và các khoản chi phí ăn ở khác. Những người đi lao động ở nước ngoài theo hình thức xuất khẩu lao động cần có một khoản tiền đặt cọc với công ty xuất khẩu lao động.

Không phải tất cả mọi người đều có điều kiện để tự trang trải cho toàn bộ các khoản chi phí đó và phần thiếu đương nhiên họ phải đi vay. Nhu cầu vay vốn của các đối tượng đi học tập và lao động ở nước ngoài đã tồn tại từ lâu và là nhu cầu rất lớn, song NHNo & PTNT Hoài Đức lại từ chối cho vay đối với các yêu cầu này. Lý do

mà họ đưa ra là không thể thẩm định được món vay do việc thẩm định đối với phía đối tác nước ngoài không thực hiện được. Trong thực tế rất nhiều ngân hàng đã cho vay đối với đối tượng này trong đó có cả các chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam.

Nhu cầu vay vốn của đối tượng có nhu cầu du học và làm việc ở nước ngoài là rất lớn và rất có tiềm năng để đầu tư. Tuyệt đại đa số nhu cầu vay đó là nhu cầu vay trung, dài hạn do đó có thể đem lại cho ngân hàng một nguồn thu ổn định. Hơn nữa, chính quá trình học tập và làm việc ở nước ngoài của những người này và thu nhập của gia đình họ là nguồn đảm bảo tài chính tốt nhất cho khoản vay. Ngân hàng cũng có thể yêu cầu người vay có tài sản làm thế chấp đảm bảo món vay. Mặc dù rủi ro là tương đối lớn nhưng nó lại có thể đem lại một nguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng. Ngân hàng nên có một chiến lược cụ thể để có thể khai thác tốt nhu cầu này, phát triển một sản phẩm tín dụng mang lại thu nhập cho ngân hàng.

3. Đơn giản quy trình thủ tục cho vay, có giải pháp hỗ trợ các khách hàng để có thể cấp tín dụng đối với các hồ sơ không có tài sản đảm bảo.

Hiện nay, NHNo & PTNT Hoài Đức vẫn chưa thực hiện giao dịch một cửa. Khi đến vay vốn thủ tục hồ sơ rất phức tạp, khách hàng phải làm rất nhiều loại giấy tờ rất mất thời gian. Có nhiều người phải đến ngân hàng rất nhiều lần mới có được bộ hồ sơ đúng và đầy đủ. Theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam, tuỳ theo loại khách hàng, phương thức cho vay mà một bộ hồ sơ vay vốn bao gồm có 3 loại chính là hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế và hồ sơ vay vốn, cụ thể như sau:

* Đối với khách hàng là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: - Hồ sơ pháp lý bao gồm:

Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, nếu thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng lần đầu phải gửi đến ngân hàng các giấy tờ (bản sao có công chứng) sau:

+ Quyết định thành lập doanh nghiệp.

+ Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân).

+ Quyết định bổ nhiệm hội đồng quản trị (nếu có), tổng giám đốc (giám đốc), kế toán trưởng, quyết định công nhận ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã.

+ Đăng ký kinh doanh.

+ Giấy phép hành nghề (nếu có).

+ Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

+ Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập của công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh.

+ Các thủ tục về kế toán theo quy định của ngân hàng. - Hồ sơ kinh tế bao gồm:

+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ.

+ Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh kỳ gần nhất. - Hồ sơ vay vốn bao gồm:

+ Giấy đề nghị vay vốn.

+ Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. + Các chứng từ có liên quan (xuất trình khi vay vốn).

+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định.

* Đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác. - Hồ sơ pháp lý gồm có:

+ Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân. + Hợp đồng hợp tác đối với tổ hợp tác.

+ Giấy uỷ quyền cho người đại diện (nếu có). - Hồ sơ vay vốn gồm có:

+ Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải thực hiện đảm bảo bằng tài sản: Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn.

+Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ hộ gia đình được quy định tại điểm trên):

. Giấy đề nghị vay vốn.

. Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. . Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định.

Ngoài các hồ sơ đã quy định như trên, đối với:

. Biên bản thành lập tổ vay vốn. . Hợp đồng làm dịch vụ.

+ Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp phải có thêm: . Hợp đồng làm dịch vụ.

+ Doanh nghiệp vay để chuyển tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán: . Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị ngân hàng cho vay.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOÀI ĐỨC (Trang 72 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w