HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOÀI
ĐỨC. I. Sơ lược về NHNo & PTNT huyện Hoài Đức.
Các chi nhánh:
* Ngân hàng cấp 3 Cát Quế: Cát Quế, Hoài đức, Hà tây. Điện thoại: 034.669279. * Ngân hàng cấp 3 Sơn Đồng: Kim Chung, Hoài Đức, Hà tây.
Điện thoại: 034.663928.
* Ngân hàng cấp 3 Ngãi Cầu: Ngãi Cầu, An Khánh, Hoài Đức, Hà Tây. Điện thoại: 034.845224.
1, Lịch sử hình thành và phát triển.
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, Ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nay là chính phủ) ban hành Nghị định số 53 quyết định “chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang kinh doanh”, thành lập các ngân hàng chuyên doanh trong đó có ngân hàng phát triển Nông nghiệp nay là NHNo & PTNT, ở các tỉnh thành phố thành lập ngân hàng phát triển nông nghiệp cấp II và ngân hàng ở các huyện thị xã là ngân hàng phát triển nông nghiệp cấp III với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng phục vụ phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
Nghị định số 53 ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN Việt Nam) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh thương mại là tiền đề cho sự ra đời của Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam, lúc đó Hoài Đức đã được sáp nhập vào Thủ đô Hà nội được 12 năm(1). Thực hiện Nghị định số 53 của Hội đồng Bộ trưởng ngày (1)
, Huyện Hoài Đức được chuyển từ Hà tây về Hà nội cùng với 5 huyện khác là Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ,Đan Phượng và thị xã Sơn Tây từ năm 1976 Khi tỉnh Hà Tây sáp nhập với tỉnh Hoà Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình.
26/3/1988, Thống đốc NHNN ra Quyết định thành lập các chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp tỉnh, các chi nhánh NHNN huyện đều chuyển thành chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện. Chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện Hoài Đức thuộc sự quản lý của Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thành phố Hà nội.
Tháng 8 năm 1990, Pháp lệnh Ngân hàng ra đời. Ngày 14 tháng 11 năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam ra Quyết định số 400/QĐ- HĐBT đổi tên gọi của Ngân hàng phát triển nông nghiệp thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện Hoài Đức cũng được đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp huyện Hoài Đức. Từ thời gian này, Ngân hàng nông nghiệp huyện Hoài Đức hoạt động theo khuôn khổ Pháp lệnh Ngân hàng của Nhà nước, điều lệ do Thống đốc NHNN quy định và sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của Ngân hàng nông nghiệp Thành phố Hà nội.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá VIII diễn ra từ ngày 27/07 đến ngày 12/08/1991 đã quyết định tách tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh cũ là Hà tây và Hoà bình, đồng thời chuyển 6 huyện thị là Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây, Đan Phượng và Hoài Đức từ Hà nội trở lại Hà tây. Hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình sẽ chính thức làm việc theo đơn vị hành chính mới từ ngày 01/10/1991.
Thực hiện chủ trương trên, ngày 30/08/1991, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ra quyết định số 126/NH-QĐ quyết định giải thể chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hà Sơn Bình để thành lập Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hà Tây.
Ngày 28/09/1991, Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ra quyết định số 192/NH-QĐ thành lập Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hà tây bao gồm: Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp thị xã Sơn tây và Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp các huyện: Phúc thọ, Ba vì, Thạch thất, Quốc oai, Đan phượng, Hoài đức, Ứng hoà, Chương mỹ, Thanh oai, Mỹ đức, Thường tín, Phú xuyên. Các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hà tây chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1991 trong đó có Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Hoài Đức.
Thực hiện Quyết định số 126 của Thống đốc NHNN Việt Nam và thi hành Nghị quyết 19, công văn số 04 của Tỉnh uỷ, Quyết định số 316 của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Sơn Bình về việc bàn giao công việc cơ quan giữa hai tỉnh, Ban giám đốc Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hà Sơn Bình đã tiến hành nhận bàn giao 6
Ngân hàng nông nghiệp huyện do thành phố Hà nội chuyển về trong đó có Ngân hàng nông nghiệp huyện Hoài Đức(1).
Từ cuối năm 1994, trong công tác tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp có những cải biến nhằm thích hợp với những nhiệm vụ của Ngân hàng trong cơ chế thị trường. Thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam , ngày 26/11/1994, Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hà Tây ra Quyết định đổi tên Phòng giao dịch và Phòng thu trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp huyện, thị xã thành Ngân hàng nông nghiệp loại IV. Đây là một sự cải biến, nâng cấp về mặt tổ chức ở Phòng giao dịch và Phòng thu nhằm mở rộng trách nhiệm và quyền hạn ở các chi nhánh cấp huyện thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp tỉnh. Các Phòng giao dịch và Phòng thu trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp huyện Hoài Đức cũng được đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp loại IV bao gồm các Ngân hàng: Cát Quế, Sơn Đồng, và Ngãi Cầu.
Ngày 15/11/1996, Được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm đã ra Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thành NHNo & PTNT Việt Nam. Đối với huyện Hoài Đức, thời điểm chuyển đổi tên gọi Ngân hàng nông nghiệp thành NHNo & PTNT là vào cuối năm 1996, và tên gọi NHNo & PTNT Hoài Đức được giữ cho đến tận ngày nay. (1) Ngay từ đầu tháng 9/1991, Ban Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Hà Sơn Bình đã tiếp cận với Ngân hàng nông nghiệp Hà Nội để trao đổi, thống nhất về những nội dung, yêu cầu, kế hoạch cần bàn giao. Từ ngày 5 đến ngày 15/10/1991, Ban Giám đốc đã tổ chức ký kết biên bản giao nhận với từng ngân hàng huyện, thị xã, và ký biên bản giao nhận chung giữa hai tỉnh.
Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một NHTM, NHNo & PTNT được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Hiện nay, NHNo & PTNT huyện Hoài Đức đã có một Ngân hàng trung tâm và 3 ngân hàng chi nhánh là các Ngân hàng cấp 3 Sơn Đồng, Ngãi Cầu và Cát Quế.
Trong những năm qua cán bộ nhân viên ngân hàng đã không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, bám sát tình hình địa phương, đồng thời triển khai kịp thời, đúng đắn những chỉ đạo, định hướng, điều chỉnh của ngân hàng cấp trên, hoàn thành tốt công việc được giao.
Hoài Đức là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Toàn huyện có 22 xã với trên 4000 hộ dân, với nhiều làng nghề truyền thống đã và đang được khôi phục, hàng năm đem lại thu nhập cao cho lao động trong huyện. Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tuy quy mô không thật lớn, song hàng năm vẫn tham gia sản xuất và đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều người lao động, nhiều mặt hàng còn được xuất khẩu đi các nước trên thế giới mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.
Những năm gần đây, tình hình kinh tế trên địa bàn còn nhiều khó khăn, do chưa hình thành vùng sản xuất hàng hoá lớn, các doanh nghiệp trên địa bàn là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn tự có thấp, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh yếu, các làng nghề truyền thống mới được khôi phục, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, năng lực quản lý và nguồn vốn của các xã còn thấp, công tác quy hoạch tổng thể theo vùng, cây con, ngành nghề, sản xuất hàng hoá chưa rõ ràng…Trước thực tế đó, Ngân hàng đã bám sát phương hướng và các chương trình phát triển kinh tế địa phương để xác định hướng đầu tư vào các doanh nghiệp, hộ sản xuất, làng nghề, kinh tế trang trại cho vay phục vụ đời sống ( đối tượng áp dụng chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức và người lao động có thu nhập ổn định).
Với doanh nghiệp, Ngân hàng chủ động bám vào các khu công nghiệp, các doanh nghiệp để tiếp cận các dự án khả thi, nghiên cứu đầu tư. Với kinh tế hợp tác xã, Ngân hàng phối hợp với Phòng nông nghiệp huyện để phân loại hợp tác xã, nắm bắt nhu cầu về vốn và chủ động đầu tư vốn cho các hợp tác xã có phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ tốt. Đối với hộ gia đình, cá nhân, Ngân hàng đẩy mạnh thực hiện theo QĐ 67 của Thủ tướng Chính Phủ để chủ động đầu tư trực tiếp tới hộ sản xuất hay qua tổ nhóm tín chấp. Với làng nghề, Ngân hàng kết hợp với Sở công nghiệp, Hội đồng liên minh các hợp tác xã để khảo sát, phân loại, đầu tư vào các làng nghề
mới phát triển. Đối với mô hình kinh tế trang trại, ngân hàng dựa vào tiêu chí của tỉnh và tiếp cận với chủ trang trại nắm nhu cầu đối tượng đầu tư. Ngoài ra, Ngân hàng luôn cố gắng hiện đại hoá công nghệ, cải tạo toàn bộ hệ thống mạng LAN, tăng cường đổi mới hệ thống vi tính có cấu hình cao đáp ứng nhu cầu các chương trình chuyển tiền điện tử, giao dịch trực tiếp, thông tin báo cáo, thanh toán SWIFT.
Do kết hợp nhiều mặt, công tác chỉ đạo điều hành lại thực sự quán triệt nguyên tắc coi trọng hiệu quả, kết hợp giáo dục đạo đức nghề nghiệp và công tác thi đua, phát huy tính sáng tạo ở ngân hàng cơ sở, chống tác phong làm việc tuỳ tiện, phát động cán bộ nhân viên tích cực tìm kiếm khách hàng, thực hiện khen thưởng vật chất cho những cán bộ, đơn vị có công trong việc thu hút khách hàng. Từ thực tế hoạt động, NHNo & PTNT huyện Hoài Đức đã đạt được một số thành công đáng khích lệ và đón nhận những phần thưởng cao quý sau:
- Huân chương lao động hạng 3 do Chủ tịch nước trao tặng năm 1998. - Bằng khen do Thủ tướng Chính phủ trao tặng các năm 2000 và 2002. - Bằng khen do Thống đốc NHNN trao tặng năm 2003.
- Cờ thi đua xuất sắc do UBND tỉnh trao tặng các năm 2001 và 2004.
- Được NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây công nhận đạt xuất sắc toàn diện liên tục từ năm 1999 đến năm 2006.
- Thành công về xây dựng củng cố và phát triển mạng lưới tổ chức kinh doanh với 3 chi nhánh ngân hàng cấp 3 để đưa dịch vụ ngân hàng đến gần dân hơn.
- Thành công về khoán tài chính cho nhóm và người lao động. Ngân hàng khoán tài chính cho từng cán bộ, mỗi cán bộ nhận một mức khoán tài chính khác nhau tuỳ khả năng, trình độ…
- Thành công trong việc vận dụng đổi mới phát triển công nghệ tin học vào hoạt động kinh doanh.
- Thành công trong việc đổi mới phong cách chỉ đạo và điều hành của ban Giám đốc theo hướng “dân chủ - kỷ cương - hiệu quả”.
- Thành công trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ, đẹp về phẩm chất và phong cách, đoàn kết và cùng chăm lo đến sự nghiệp chung.
2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động.
2.1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của NHNo & PTNT Hoài Đức được khái quát trong sơ đồ sau:
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức NHNo & PTNT Hoài Đức
Những năm qua, NHNo & PTNT Hoài Đức đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện hơn về mạng lưới, nhân lực, công nghệ và các sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, chuẩn bị tốt hơn cho hội nhập kinh tế quốc tế.
Về mạng lưới hoạt động, NHNo & PTNT huyện Hoài Đức đã đưa Ngân hàng đến gần dân hơn với Trụ sở chính và ba ngân hàng con. Trụ sở chính nằm ngay trung tâm của Huyện, cơ sở vật chất khang trang, giao thông thuận lợi … thuận tiện cho mọi giao dịch. Giám đốc Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2 Phòng kế toán ngân quỹ Phòng tín dụng Phòng hành chính nhân sự NH3 Cát Quế NH3 Ngãi Cầu NH3 Sơn Đồng
Về cơ cấu tổ chức, lãnh đạo toàn ngân hàng là Giám đốc ngân hàng trung tâm. Dưới quyền Giám đốc là hai Phó Giám đốc, một Phó Giám đốc phụ trách mảng tín dụng và một Phó Giám đốc phụ trách mảng kế toán – ngân quỹ tại ngân hàng trung tâm. Trụ sở chính của ngân hàng được tổ chức thành ba phòng chức năng là Phòng hành chính – nhân sự, Phòng kế toán – ngân quỹ và Phòng tín dụng. Ba ngân hàng cơ sở được tổ chức tương tự nhau gồm Giám đốc, một Phó Giám đốc, một tổ kế toán – ngân quỹ và một tổ tín dụng.
Về nhân lực, NHNo & PTNT huyện Hoài Đức có một nguồn nhân lực có trình độ đồng đều. Toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng đều có ý thức kỷ luật rất cao, có tinh thần cầu tiến. Hiện nay toàn ngân hàng có gần 60 cán bộ nhân viên, hầu hết họ đều được đào tạo ở trình độ đại học.
2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
-Giám đốc:
Điều hành hoạt động chung toàn ngân hàng, chịu trách nhiệm trực tiếp trước ngân hàng cấp trên về hoạt động của ngân hàng.
- Phó Giám đốc 1:Phó Giám đốc phụ trách tín dụng.
+ Giúp việc cho Giám đốc, phụ trách phần tín dụng toàn ngân hàng.
+ Tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng.
+ Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về mảng tín dụng toàn ngân hàng.
- Phó Giám đốc 2:Phó Giám đốc phụ trách kế toán – ngân quỹ.
+ Giúp việc cho Giám đốc, phụ trách phần kế toán – ngân quỹ, huy động vốn toàn ngân hàng.
+ Tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề liên quan đến kế toán, ngân quỹ. + Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về mảng kế toán – ngân quỹ toàn ngân hàng.
+ Phụ trách phần quản lý nhân sự, kiểm tra kiểm soát công việc toàn ngân hàng.
+ Tham mưu cho Giám đốc trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề nhân sự khác.
+ Phụ trách công việc văn thư, mua sắm các vật dụng nhỏ cho các phòng. + Làm công tác bảo vệ phụ trách công việc bảo vệ ngân hàng, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh.
+ Phụ trách công việc lái xe cho ngân hàng, chuyển tiền đi các chi nhánh, chuyển tiền lên ngân hàng tỉnh…
+ Thăm hỏi cán bộ ốm đau, nghỉ chế độ, hiếu, hỷ. - Phòng tín dụng:
+ Cho vay các thành phần kinh tế và tham gia huy động nguồn vốn. + Phụ trách công việc cho vay chung, làm các báo cáo tín dụng, …
+ Chịu trách nhiệm trực tiếp về các công việc của Phòng Tín dụng trước Giám đốc và các Phó Giám đốc.
- Phòng kế toán - ngân quỹ:
+ Huy động vốn.
+ Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, trực tiếp cung cấp các dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng.
+ Thực hiện việc giải ngân cho các hợp đồng vay vốn,…