Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán quốc tế của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội (Trang 51)

2.3.2.1. Hạn chế

Hoạt động bao thanh toán của HSBC Hà Nội đã có những tiền đề cơ bản để phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn có một số điểm hạn chế sau:

- Doanh số và doanh thu từ hoạt động bao thanh toán chưa cao. Trong số hơn 100 doanh nghiệp đang là khách hàng của HSBC Hà Nội, chỉ có một vài doanh nghiệp đủ điều kiện và đã được sử dụng dịch vụ factoring, còn lại là các khách hàng đã có quan hệ giao dịch với HSBC Hồ Chí Minh. Lãi ròng thu từ hoạt động factoring chỉ chiếm 2% lãi thu từ dịch vụ cho vay và phí thu từ dịch vụ factoring chiếm 1,38% tổng phí thu từ dịch vụ thanh toán của năm 2005. Dịch vụ forfaiting chưa được chính thức thực hiện tại Việt Nam mà thông qua Trung tâm Forfaiting Singapore nên hiện tại, phí thu được từ hoạt động này cũng chưa có đóng gì đáng kể vào doanh thu hoạt động bao thanh toán của HSBC Hà Nội.

- HSBC chỉ thực hiện bao thanh toán cho các khách hàng truyền thống, chủ yếu là những doanh nghiệp lớn và có sự bảo hộ của Nhà nước, làm giảm khả năng mở rộng đối tượng khách hàng và tăng doanh thu.

- Hoạt động bao thanh toán của HSBC còn được ít doanh nghiệp biết đến. Nếu doanh nghiệp chưa phải là khách hàng của HSBC, tức là chưa có tài

khoản hay hạn mức tại HSBC thì sẽ không biết rằng HSBC cung cấp dịch vụ này và các tiện ích mà dịch vụ bao thanh toán của HSBC đem lại cho khách hàng. Bên cạnh đó, hoạt động bao thanh toán do HSBC thực hiện còn đơn điệu, chưa gắn với những lợi ích mà khách hàng có thể nhận thấy một cách trực quan nên chưa tạo được tính hấp dẫn cho dịch vụ.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Đối với hoạt động bao thanh toán từng phần (factoring)

Thứ nhất, doanh thu từ hoạt động bao thanh toán chưa cao không chỉ

do HSBC mới thành lập chi nhánh tại Hà Nội mà còn bởi HSBC chỉ coi dịch vụ bao thanh toán như một cách thức để cho vay khi doanh nghiệp không có tài sản khác thế chấp khác ngoài các khoản phải thu. Trước đây, để cho vay một khách hàng không có bảo lãnh và tài sản thế chấp chỉ là các khoản phải thu, ngân hàng chỉ cần yêu cầu doanh nghiệp ký một cam kết sẽ chuyển giao các khoản phải thu đó cho ngân hàng trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng trả nợ (phá sản). Việc ký kết thực chất chỉ mang tính hình thức và không cần phải có sự chấp nhận của những khách nợ của doanh nghiệp này. Điều đó tạo sự thuận lợi cho HSBC trong việc cho vay khách hàng với thủ tục đơn giản sau khi đã đánh giá được rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên phân tích tín dụng. Tuy nhiên hiện nay, theo quy định của HSBC Group, để cho vay khách hàng dựa vào các khoản phải thu, HSBC Hà Nội cũng cần có sự đồng ý của các khách nợ của doanh nghiệp. Điều này sẽ làm giảm ưu thế của việc cho vay dựa trên các khoản phải thu và mở ra cơ hội để tăng doanh thu bao thanh toán.

Thứ hai, HSBC chỉ thực hiện factoring cho một nhóm khách hàng do ở

động hiệu quả chưa được bảo đảm. Mặt khác, đối với những những doanh nghiệp lớn, việc chiết khấu hóa đơn để nhận được một khoản ứng trước chưa thực sự quan trọng và cần thiết, cùng với tâm lý e ngại khi sử dụng một dịch vụ mới. Khách hàng không có nhu cầu nhiều về dịch vụ cũng khiến cho doanh thu của hoạt động này chưa cao.

Thứ ba, hệ thống pháp luật Việt Nam mới chỉ đưa ra những quy định

rất chung về thực hiện factoring và chỉ có duy nhất quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN về Quy chế hoạt động bao thanh toán. Ở Việt Nam vẫn chưa có những văn bản đầy đủ quy định về việc trách nhiệm của các bên có liên quan trong hoạt động này nên khi có tranh chấp xảy ra thì nguồn luật áp dụng để giải quyết sẽ là một câu hỏi lớn.

Đối với hoạt động bao thanh toán toàn phần (forfaiting)

Hiện tại, chưa có tổ chức nào chính thức cung cấp dịch vụ forfaiting tại Việt Nam. Hoạt động bao thanh toán toàn phần chưa được thực hiện tại Việt Nam do nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, chưa có một hệ thống văn bản pháp luật nào nói về việc thực

hiện nghiệp vụ forfaiting vì thế việc thực hiện forfaiting có thể vấp phải rào cản từ phía các văn bản quy định nghiệp vụ bao thanh toán không được vượt quá 180 ngày. Đây là một thiếu sót về hệ thống pháp lý trong khi các nước trên thế giới đều đã có những văn bản quy định chi tiết cho việc thực hiện nghiệp vụ này. Trong khi đó, forfeiting thường chỉ có lợi cho những giao dịch xuất nhập khẩu mà thời gian thanh toán từ 180 ngày trở lên. Nếu thời gian ngắn hơn, dịch vụ này trở nên quá đắt đối với nhà xuất khẩu.

Thứ hai, nhà xuất khẩu cũng như các ngân hàng đều thiếu thông tin và

dịch vụ này. Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng đã tổ chức những buổi hội thảo để cung cấp thông tin về dịch vụ này cho các ngân hàng trong nước nhưng vẫn chưa đầy đủ và chỉ mang tính chiếu lệ. Hơn nữa, các ngân hàng cũng chưa có những cán bộ đầy đủ chuyên môn để tiếp thu và áp dụng nghiệp vụ này ở Việt Nam.

Thứ ba, để thực hiện nghiệp vụ forfaiting cần sự tham gia của nhiều

bên như ngân hàng nhà xuất khẩu, ngân hàng nhà nhập khẩu, ngân hàng forfaiting, ngân hàng bảo lãnh, ngân hàng hỗ trợ...do sự phức tạp về thời gian cũng như giá trị của giao dịch lớn. Điều này dẫn tới lãi và phí dịch vụ rất cao. Về lý thuyết, chi phí tài trợ sẽ được đưa vào hợp đồng xuất nhập khẩu và phí này có thể sẽ được chia đều cho bên xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, với vị thế của Việt Nam hiện nay, khi chúng ta không có mặt hàng xuất khẩu độc quyền thì khó có thể thỏa thuận với nhà nhập khẩu về mức phí gia tăng trong hợp đồng.

Thứ tư, để nghiệp vụ forfaiting được thực hiện hiệu quả, sự phát triển

của thị trường thứ cấp là một điều kiện đủ. Trong trường hợp gặp khó khăn về thanh khoản, ngân hàng forfaiting có thể không muốn giữ thương phiếu cho tới ngày đáo hạn. Hiện tại thị trường thứ cấp Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh, nhưng những quy định về thương phiếu và các cụ nợ ngoài trái phiếu ra chưa thật đầy đủ khiến việc mua bán những công cụ này vẫn chưa hiệu quả. Cách phổ biến nhất là đem chiết khấu tai Ngân hàng Nhà nước hoặc bán cho các ngân hàng khác. Mặt khác, do giá trị lớn của các giao dịch forfeiting, để bán lại các thương phiếu trên thị trường rất khó khăn vì chỉ có những tổ chức có tiềm lực tài chính mạnh mới có vốn đủ lớn để mua lại những giấy nợ này.

Thứ năm, phí tài trợ chỉ được xác định cho từng trường hợp: trong

forfaiting, chi phí tài trợ thay đổi tùy thuộc vào tình hình chính trị ở nước xuất khẩu và ngân hàng bảo lãnh cho thương phiếu để bù đắp các rủi ro. Vì vậy, ứng với từng trường hợp lại có một mức phí tài trợ cố định khác nhau. Điều này khiến cho nhà xuất khẩu cảm thấy khó khăn và lúng túng trong việc tiếp cận với dịch vụ này vì họ phải hỏi giá dịch vụ trước khi quyết định xuất hàng dựa trên biểu phí đó.

Chương 3. Giải pháp thúc đẩy hoạt động bao thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải

Hà Nội

HSBC luôn hướng tới mục tiêu là một trong những ngân hàng nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp những dịch vụ được khách hàng ưa thích và mong muốn với giá cả phải chăng. HSBC đang cố gắng hết sức để bảo đảm duy trì vị trí hàng đầu đối với mỗi nhóm khách hàng trên thị trường mục tiêu. Trong thời gian tới, HSBC sẽ tập trung vào các hoạt động ngân hàng mang lại lợi nhuận trong dài hạn. HSBC cho rằng lĩnh vực bán lẻ sẽ là một lĩnh vực cực kỳ hấp dẫn đối với các ngân hàng trong năm 2006 và những năm tiếp theo, mặc dù nó chưa đóng góp nhiều lợi nhuận trong tổng thu do thị trường mới phát triển và chênh lệch lãi suất huy động và cho vay còn thấp.

Hiện nay, có hai cách được các ngân hàng nước ngoài lựa chọn khi muốn tham gia thị trường Việt Nam, đó là mở chi nhánh và mua cổ phần. Phương án mở chi nhánh thì khá tốn kém, đòi hỏi vốn điều lệ tối thiểu 15 triệu đôla Mỹ và vẫn bị hạn chế trong việc nhận tiền gửi và cho vay. Với việc mua cổ phần của Techcombank và sắp tới là một số ngân hàng cổ phần khác, HSBC đang xây dựng một chiến lược đầu tư mở rộng ở thị trường Việt Nam. Trong một tương lai gần, hai ngân hàng này sẽ tiếp tục hợp tác trong dịch vụ kiều hối. Người Việt Nam ở nước ngoài sau này có thể đến bất kỳ chi nhánh nào của HSBC trên toàn cầu để gửi tiền về nước, trong khi người thụ hưởng tại Việt Nam có thể đến chi nhánh Techcombank gần nhất để nhận tiền.

Theo đánh giá của Tập đoàn HSBC, Hà Nội là nơi có nhiều công ty hàng đầu của Việt Nam và công ty nước ngoài đặt trụ sở. Do vậy, thị trường này hứa hẹn nhiều cơ hội cho hoạt động đầu tư và thị trường vốn. Người dân Hà Nội được xem là những người sống tiết kiệm và do vậy mức tiền gửi tại ngân hàng cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội sẽ là thị trường tiềm năng của nghiệp vụ cho vay tiêu dùng và nhiều cơ hội kinh doanh khác của HSBC.

Là chi nhánh mới thành lập, HSBC Hà nội còn gặp khó khăn trong việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ Ngân hàng- Tài chính của HSBC. Trong thời gian tới, phương hướng hoạt động của HSBC Hà Nội có những điểm chính sau:

- Khách hàng mục tiêu của HSBC bao gồm các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và công ty trong nước, các nhà doanh nghiệp thành đạt và các quản trị viên cấp cao người Việt Nam có các nhu cầu tài chính đang ngày càng gia tăng.

- Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo hướng tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, đem lại nhiều tiện ích và giảm chi phí.

- Tăng trưởng trong các thị trường mục tiêu và mở rộng các kênh phân phối, đưa HSBC trở thành tập đoàn toàn cầu mạnh nhất về cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân. Tập trung phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng trong thời gian tới.

- Tạo lập hệ thống dữ liệu khách hàng lớn nhất cho dịch vụ tài chính công ty thông qua đội ngũ giám đốc quan hệ khách hàng giàu kinh nghiệm và

cải tiến các sản phẩm ngân hàng phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

- Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng, cán bộ thanh toán quốc tế và quản lý tiền tệ thông qua các chương trình đào tạo do các chuyên gia của tập đoàn giảng dạy.

- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ nhằm nâng cao ý thức chấp hành các chính sách và quy định của ngân hàng.

- Thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ tại chi nhánh Hà Nội.

- Đẩy mạnh hoạt động tư vấn và quản lý phát hành trái phiếu quốc tế cho các khách nợ Châu Á nhờ hệ thống mạng lưới toàn cầu và danh tiếng của HSBC trong việc cung cấp những lời khuyên xác đáng nhằm mang lại lợi ích cho nhiều khách hàng nhất

- Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trong thanh toán, thông tin báo cáo và quản lý điều hành.

Với những kết quả đạt được trong một năm qua qua cùng các phương hướng hoạt động sắp tới, HSBC Hà Nội sẽ hướng tới mục tiêu trở thành chi nhánh có phạm vi và hiệu quả hoạt động ngang tầm với chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác trong địa bàn nói chung.

3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động bao thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội

3.2.1. Đối với hoạt động bao thanh toán từng phần (factoring)

Thứ nhất, hoạt động factoring quốc tế của HSBC trong thời gian tới

cần tập trung vào một số giải pháp để tăng doanh số và doanh thu bao thanh toán.

- Mở rộng dịch vụ factoring tới các khách hàng hiện tại của HSBC khi các khách hàng này đã đủ điều kiện sử dụng dịch vụ. Tìm kiếm thêm các khách hàng tiềm năng- những doanh nghiệp xuất khẩu không lớn nhưng hoạt động hiệu quả trong những ngành đang tăng trưởng cao như: nhựa, vật liệu phụ trợ, công nghệ thông tin…

- Áp dụng bao thanh toán với tất cả các giao dịch của nhà xuất khẩu: do mới thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán một năm và các khách hàng của HSBC Hà Nội đều là các khách hàng đã có quan hệ với HSBC Hồ Chí Minh nên các hợp đồng bao thanh toán của HSBC Hà Nội chủ yếu là các hợp đồng xuất khẩu riêng lẻ từng lần với một khách hàng nhập khẩu nhất định. Để hạn chế rủi ro và tăng doanh thu bao thanh toán, HSBC Hà Nội có thể đề nghị những khách hàng xuất khẩu mới của mình ký kết các hợp đồng bao thanh toán toàn bộ các khoản phải thu với một, một số hoặc tất cả các khách hàng nhập khẩu của họ. Với khả năng quan hệ khách hàng và chất lượng dịch vụ của mình, HSBC có thể thuyết phục khách hàng ký kết những hợp đồng như vậy, áp dụng nguyên tắc của ngành bảo hiểm lấy lợi nhuận số nhiều bù thiệt hại số ít.

Thứ hai, có các biện pháp để tăng thêm lợi ích cho sản phẩm nhằm thu

- Triển khai dịch vụ theo dõi tài trợ thương mại Internet Invoice Finance để khách hàng có thể theo dõi về giao dịch bao thanh toán (vị trí của hoá đơn và chứng từ) và quản lý việc hạch toán chi phí dịch vụ bao thanh toán vào tài khoản của khách hàng thông qua hệ thống Internet.

- Thiết lập một thời gian ân hạn trước khi áp dụng lại phí bao thanh toán khi nhà nhập khẩu không trả được nợ đúng hạn để giảm bớt phần lãi phải trả của nhà xuất khẩu trong thời gian đó.

- Tiếp cận với bảo hiểm tín dụng để cung cấp bao thanh toán miễn truy đòi cho nhiều đối tượng khách hàng hơn sau khi so sánh lợi ích và chi phí của việc thực hiện.

- Tăng cường công tác marketing để thu hút thêm các khách hành sử dụng factoring. Do những ưu thế mà factoring mang lại, các ngân hàng trong nước và nước ngoài tại Việt Nam sẽ triển khai mạnh dịch vụ này trong những năm tới. Vì thế, việc tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm là hết sức quan trọng. Hiện nay, việc thực hiện factoring tương đối đơn điệu và còn bó hẹp với các đối tượng khách hàng và loại hình sản phẩm. Với những lợi thế của mình, HSBC nên đưa ra những mô hình sản phẩm mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm factoring để tạo sự khác biệt cùng nhiều tiện ích cho khách hàng và cũng đem lại lợi ích cho ngân hàng. Một số sản phẩm factoring mà HSBC có thể triển khai thêm như:

Factoring thu nợ từ các chi nhánh nước ngoài

Giả sử có một giao dịch xuất nhập khẩu giữa công ty xuất khẩu Việt Nam và một công ty nhập khẩu X ở Nhật Bản. HSBC sẽ yêu cầu ngân hàng factoring nhập khẩu (IF) cấp cho công ty nhập khẩu một hạn mức tín dụng.

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán quốc tế của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w