Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán quốc tế của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội (Trang 28)

Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức tài chính và ngân hàng lớn nhất thế giới. Biểu tượng HSBC đồng nghĩa với sự trung thực, lòng tin cậy và dịch vụ khách hàng hoàn hảo. Với trụ sở chính đặt tại Luân Đôn, HSBC có trên 9.800 văn phòng tại 77 nước và lãnh thổ, phục vụ trên 110 triệu khách hàng, trong đó có 14 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.

Ngay từ năm 1870 HSBC đã mở văn phòng đại diện đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh này đã hoạt động hơn 100 năm cho đến năm 1975. HSBC cũng đã bổ nhiệm đại lý ở Hải Phòng vào năm 1954. Đại lý này sau đó đã được nâng cấp thành chi nhánh phụ và hoạt động đến năm 1954. HSBC trở lại Việt Nam vào năm 1992 với hai văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tháng 8 năm 1995, Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh được cấp phép hoạt động để cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng. Năm 2005, HSBC khai trương chi nhánh Hà Nội vào ngày 28 tháng 2 và thành lập văn phòng đại diện tại Cần Thơ vào ngày 26 tháng 5. Chi nhánh Hà Nội có số vốn là 15 triệu USD, với thời hạn hoạt động là 20 năm - sẽ được thực hiện các hoạt động thanh toán, cho vay, bảo lãnh, nhận tiền gửi có và không kỳ hạn.

Các chi nhánh của HSBC tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân, công ty và các nhà đầu tư; thanh toán quốc tế; quản lý tiền tệ; các dịch vụ ngoại hối và thị trường vốn;

bảo hiểm; tài trợ thương mại và tiêu dùng; quản lý quỹ đầu tư và hưu trí; các dịch vụ ủy thác; các dịch vụ chứng khoán và lưu ký. Văn phòng đại diện tại Cần Thơ đưa ra những giải pháp hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng cho các khách hàng của HSBC ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của HSBC Hà Nội

HSBC Hà Nội thuộc Tập đoàn HSBC có Hội sở chính tại Luân Đôn (Anh). Hoạt động của HSBC Việt Nam đặt dưới sự điều chỉnh của ba nguồn quy chế: (1) Chính sách của Tập đoàn HSBC, (2) Pháp luật và các quy định pháp lý trong lĩnh vực Ngân hàng, Tài chính tại Việt Nam, (3) Pháp luật và các quy định pháp lý trong lĩnh vực Ngân hàng, Tài chính tại Anh.

Các bộ phận của Chi nhánh được chia thành hai nhóm chính:

Các bộ phận phụ trách khách hàng: đây là các bộ phận chịu trách

nhiệm tìm kiếm khách hàng cho HSBC Hà Nội và bán các sản phẩm mà Ngân hàng cung cấp.

* Phòng Nghiệp vụ tài chính cá nhân (PFS)

PFS cung cấp các dịch vụ Ngân hàng dành cho các khách hàng cá nhân. Các bộ phận trực thuộc PFS thực hiện các chức năng sau:

- Bộ phận quầy: thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng có liên quan tới thu chi tiền mặt (thu đổi ngoại tệ, bán và thanh toán séc du lịch, ứng tiền mặt từ thẻ tín dụng, chuyển tiền kiều hối, phát hành hối phiếu...). Bộ phận thu ngân ngoài quầy thực hiện các giao dịch có giá trị dưới 300 triệu đồng. Các giao dịch có giá trị trên 300 triệu đồng do bộ phận Bulk Cash đảm nhiệm.

- Bộ phận bán hàng: giới thiệu sản phẩm (tiện ích, đặc điểm, thủ tục, phí…) cho khách hàng, tư vấn khách hàng, bán sản phẩm. Không thực hiện việc thu chi tiền mặt với các dịch vụ liên quan mà chuyển cho bộ phận quầy.

Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội Tổng giám đốc HSBC Việt Nam Tổng giám đốc HSBC Việt Nam Phó tổng giám đốc HSBC Việt Nam Phó tổng giám đốc HSBC Việt Nam Giám đốc chi nhánh HSBC Hà Nội Giám đốc chi nhánh HSBC Hà Nội Giám đốc điều hành chi nhánh Hà Nội Giám đốc điều hành chi nhánh Hà Nội Phòng Ngoại hối và thị trường vốn Phòng Ngoại hối và thị trường vốn Phòng Thanh toán&quản lý tiền tệ toàn cầu Phòng Thanh toán&quản lý tiền tệ toàn cầu Phòng Nghiệp vụ Tài chính cá nhân Phòng Nghiệp vụ Tài chính cá nhân Phòng Nghiệp vụ Tài chính toàn cầu Phòng Nghiệp vụ Tài chính toàn cầu Phòng Nghiệp vụ Tài chính công ty Phòng Nghiệp vụ Tài chính công ty Phòng chuyển tiền Phòng chuyển tiền Phòng Công nghệ thông tin Phòng Công nghệ thông tin Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Thanh toán quốc tế Phòng kế toán Phòng kế toán Các công ty đa quốc gia và các công

ty lớn Các công ty đa quốc gia và các công ty lớn Các định chế tài chính Các định chế tài chính Quầy giao dịch Quầy giao dịch Bán hàngBán hàng Thư ký điều hành Thư ký điều hành Phòng Market- ing Phòng Market- ing Phòng nhân lực Phòng nhân lực Phòng pháp chế Phòng pháp chế

- Giám đốc Phòng Nghiệp vụ tài chính cá nhân: quản lý mọi hoạt động của PFS gồm quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng như hoạch định chiến lược phát triển của ban, giao dịch với khách hàng cao cấp, ra các quyết định chi tiêu của ban...

* Phòng Nghiệp vụ tài chính công ty (CMB)

Phòng Nghiệp vụ tài chính công ty có nhiệm vụ tìm kiếm các khách hàng công ty, bao gồm: các Doanh nghiệp nhà nước, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước và nước ngoài thông qua đội ngũ giám đốc quan hệ khách hàng. Hoạt động chủ yếu của CMB là cho vay các khách hàng công ty dưới hình thức: tín chấp, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh,...

Ngoài ra, thông qua các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ khác của HSBC, CMB cũng cung cấp cho các khách hàng công ty tất cả các dịch vụ tài chính của Ngân hàng như: quản lý vốn, chuyển tiền, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại hối, bảo lãnh, tư vấn…theo yêu cầu của khách hàng.

* Phòng Nghiệp vụ tài chính toàn cầu (CIB)

Phòng Nghiệp vụ tài chính toàn cầu cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các tập đoàn đa quốc gia và định chế tài chính có quan hệ lâu dài với HSBC. CIB gồm hai bộ phận chính:

- Bộ phận cung cấp dịch vụ Ngân hàng cho các công ty lớn (quy mô vốn từ 50 triệu đôla Mỹ trở lên) và các Tập đoàn đa quốc gia (từ 9 nước trở lên) có quan hệ lâu dài với HSBC

- Bộ phận cung cấp các dịch vụ và thiết lập quan hệ với các định chế tài chính gồm các Ngân hàng trong nước và các Ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam, các tổ chức tài chính phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư…)

Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ: thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng.

* Ngoại hối và thị trường vốn

- Quản lý việc sử dụng vốn của Ngân hàng bằng cách điều hòa vốn bằng tiền trên toàn hệ thống thông qua các công cụ điều chuyển vốn, đảm bảo an toàn về thanh khoản cho Ngân hàng trong mọi tình huống, xây dựng các phương án dự phòng và bổ sung vốn.

- Cập nhật tỷ giá ngoại tệ hàng ngày, tổ chức thực hiện và quản lý mạng lưới thu đổi ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên Ngân hàng.

- Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ thông qua các nghiệp vụ: giao dịch hối đoái giao ngay, giao dịch hối đoái kỳ hạn, giao dịch hối đoái tương lai, giao dịch hoán đổi.

- Thực hiện mua bán giấy tờ có giá, kinh doanh chứng khoán, tư vấn bảo lãnh, tư vấn xếp hạng tín dụng, tư vấn phát hành chứng khoán.

* Thanh toán và quản lý tiền tệ toàn cầu

- Cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt cho khách hàng doanh nghiệp. - Chuyển tiền quốc tế.

- Cung cấp dịch vụ thanh toán cho các khách hàng quốc tế, trừ trường hợp thanh toán bằng phương thức thư tín dụng.

* Phòng nhân sự

- Tuyển chọn nhân viên phù hợp với các vị trí công việc trong Ngân hàng, lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.

- Tính lương, thưởng trả cho công nhân viên hàng tháng, theo dõi tình hình làm việc của nhân viên trong Ngân hàng: nghỉ phép, đi làm đúng giờ...

* Phòng kế toán

- Lập các báo cáo tài chính hàng tháng cho Ngân hàng, lập các báo cáo hàng ngày và gửi lên Ngân hàng Trung Ương theo quy định.

- Kiểm tra, đối chiếu, sao kê sổ phụ tài khoản của khách hàng. - Quản lý doanh thu, chi phí, các khoản thuế phải nộp.

- Làm việc với cơ quan kiểm toán.

* Phòng Công nghệ thông tin

- Quản trị mạng máy tính nội bộ và kết nối truyền tin với các chi nhánh HSBC ở các nước, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tài chính khác; thiết lập hệ thống bảo mật thông tin, cài đặt các phần mềm máy tính..

* Phòng Marketing

- Thu thập các thông tin về thị trường, khách hàng và các thông tin khác do các bộ phận trong Ngân hàng yêu cầu.

- Hoạch định các chiến lược về giá sản phẩm, chăm sóc khách hàng, quảng cáo sản phẩm, thiết kế hình ảnh cho sản phẩm...,kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch và các biện pháp Marketing.

* Phòng pháp chế

- Lập dự thảo các quy chế, nội dung và quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ phù hợp với hoạt động của HSBC trong từng thời kỳ để trình Tổng Giám đốc phê duyệt.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán định kỳ và đột xuất trong Ngân hàng theo kế hoạch đã thống nhất với Tổng Giám đốc.

- Kiểm tra công tác quản lý và điều hành, quy trình hoạt động về nghiệp vụ và kinh doanh, vấn đề đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh

theo đúng quy định của pháp luật về Ngân hàng, các quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định riêng trong nội bộ Ngân hàng.

- Thực hiện quản trị rủi ro trong hoạt động của HSBC nói chung và từng bộ phận, kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động của HSBC.

* Phòng chuyển tiền

Thực hiện mọi yêu cầu chuyển tiền đi hoặc đến của khách hàng trong hoặc ngoài nước thông qua mạng lưới quan hệ đại lý rộng khắp trên toàn thế giới cùng với chất lượng thanh toán SWIFT quốc tế tại Việt Nam.

* Phòng Thanh toán quốc tế

- Mở thư tín dụng cho khách hàng. - Kiểm tra thư tín dụng chuyển đến.

- Thực hiện chuyển tiền trong xuất nhập khẩu hàng hóa.

2.1.3. Tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội Thượng Hải Hà Nội

Là một ngân hàng nước ngoài có bề dày lịch sử trên 10 năm tại Việt Nam, HSBC đã góp phần không nhỏ nhằm thúc đẩy và phát triển thị trường Tài chính- Ngân hàng Việt Nam. Năm 2005, HSBC tiếp tục giữ vững vị thế là ngân hàng luôn đi tiên phong trong việc cung cấp các sản phẩm mang tính đột phá sáng tạo để đáp ứng nhu cầu khách hàng Việt Nam. HSBC là ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam được phê chuẩn giới thiệu tiền gửi ngoại tệ lãi suất cao và chứng chỉ tiền gửi đô la Mỹ, nhằm mục đích mang đến cho khách hàng những công cụ tài chính có khả năng sinh lợi cao hơn so với các loại tiền gửi thông thường.

Năm 2005 cũng chứng kiến nhu cầu tăng vọt của khách hàng cá nhân đối với các dịch vụ của HSBC. HSBC là ngân hàng nước ngoài đầu tiên cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính cá nhân, tạo lập vị thế là ngân hàng nước ngoài duy nhất cung cấp đầy đủ các dịch vụ bán lẻ từ cho vay đến mở tài khoản, dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng, bảo hiểm nhân thọ và đầu tư. HSBC đã chứng tỏ được khẩu hiệu "Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương". Với một loạt sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân tung ra trong vòng vài tháng cuối năm 2005, HSBC đã có được hàng ngàn khách hàng Việt Nam sử dụng dịch vụ như vay mua ôtô trả góp (kết hợp với Mecedez-benz Việt Nam), vay mua nhà trả góp, thẻ tín dụng quốc tế.

Năm 2005, HSBC đã ký với Techcombank một hợp đồng cho phép khách hàng của HSBC có thể giao dịch tiền mặt, chuyển tiền tại các chi nhánh của Techcombank thông qua một tài khoản HSBC đã mở tại Techcombank. Như vậy, HSBC đã giải quyết được vấn đề khó khăn về mặt mạng lưới. Hiện tại, HSBC tìm cách mở rộng mạng lưới và cung cấp dịch vụ đến nhiều đối tượng khách hàng ở Việt Nam, nhưng không thể hoạt động như vậy với tên của chính mình theo các quy định hiện tại. Vì vậy, biện pháp trước mắt là thiết lập quan hệ đối tác dài hạn với một ngân hàng sở tại, có thể thông qua mua cổ phần. Việc mua 10% cổ phần Techcombank đầu tháng 01/2006 cũng là một trong những bước đi nhắm tới chiến lược này của HSBC.

Việc mở thêm chi nhánh tại Hà Nội vào ngày 28/2/2005 cũng là một thành công lớn trong việc tiếp cận thị trường của HSBC. Chi nhánh HSBC Hà Nội mới hoạt động được một năm nhưng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. HSBC Hà Nội được thành lập với số vốn điều lệ 15 triệu đôla, tương

đương 238 tỷ đồng. Từ khi thành lập tới nay, tổng tài sản (tổng vốn) của chi nhánh tăng dần theo từng quí, tới cuối năm 2005, tổng tài sản tăng 261 tỷ đồng (25,34%).

Biểu đồ 1. Tổng tài sản của HSBC Hà Nội qua các quý năm 2005

(đv: triệu đồng)

Nguồn: Báo cáo thường niên của HSBC Hà Nội(2005)

Tổng tài sản tăng chủ yếu là do hoạt động cho vay doanh nghiệp của HSBC Hà Nội. Hiện nay, 75% vốn của HSBC Hà Nội được huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, cho vay chiếm 80% tổng tài sản trong đó chủ yếu là cho vay ngắn hạn (chiếm tới gần 90%). Đối với việc huy động, khách hàng của HSBC chủ yếu là các cá nhân trung lưu và doanh nghiệp- đối tượng quan tâm nhiều đến rủi ro đối với khoản tiền gửi của mình. Lãi suất huy động của HSBC không cao so với các ngân hàng trong nước nhưng thương hiệu của HSBC là sự đảm bảo cao nhất đối với khách hàng về sự an toàn vốn. Nhờ huy động với lãi suất không cao nên HSBC có thể cho vay ở các mức lãi suất thấp

hơn so với các ngân hàng khác, đây cũng là một lợi thế của HSBC trong việc tăng doanh số cho vay.

Tuy mới được thành lập nhưng HSBC Hà Nội đã có lãi ngay từ năm đầu tiên, lợi nhuận trước thuế đạt 13.487 tỷ đồng, chiếm 19,7% lợi nhuận trước thuế của HSBC Việt Nam. Đây là một dấu hiêu khả quan đối với chi nhánh. Lợi nhuận đạt được của HSBC Hà Nội tương đương với mức lợi nhuận đạt được trong năm 2005 của một chi nhánh ngân hàng trong nước đã hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm (Năm 2005, Techcombank có lợi nhuận bình quân của một chi nhánh đạt 20,44 tỷ đồng). Từ khi có mặt tại Việt Nam, HSBC đã đặt mục tiêu thiết lập những mối quan hệ khách hàng khăng khít, làm cơ sở cho sự phát triển bền vững của HSBC Việt Nam. Đây cũng là một điều kiện hết sức thuận lợi đối với chi nhánh HSBC Hà Nội.

Với sự am hiểu địa phương kết hợp với thế mạnh tài chính và thế mạnh toàn cầu, HSBC đã mang công nghệ ngân hàng tiên tiến và các dịch vụ ngân hàng chất lượng cao đến Việt Nam để hỗ trợ việc phát triển kinh tế đất nước và đáp ứng các nhu cầu ngân hàng của người Việt Nam.

2.2. Thực trạng hoạt động bao thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội Kông và Thượng Hải Hà Nội

2.2.1. Thực trạng hoạt động bao thanh toán quốc tế ở Việt Nam

Hiện tại, bao thanh toán đã được áp dụng rộng rãi trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 29 quốc gia Châu Âu, 10 quốc gia Châu Mỹ, 3 quốc gia Châu Phi, 2 quốc gia Châu Đại Dương và 16 quốc gia Châu Á (chiếm tỷ lệ 26.67%). Điều này chứng tỏ dịch vụ bao thanh toán hứa hẹn sẽ rất phát triển trong những năm tới trên thị trường châu Á nói riêng và trên thị

trường thế giới nói chung. Doanh thu bao thanh toán quốc tế cũng đã có những bước phát triển vượt bậc qua các năm.

Bảng 3. Tăng trưởng doanh thu bao thanh toán quốc tế 1999-2004

(Đơn vị: Triệu EURO)

Tên châu lục Doanh thu bao thanh toán quốc tế Tốc độ

1999 2001 2004

Châu Âu 26.965 37.501 49.458 16,68%

Châu Mỹ 3.301 5.736 6.330 18,35%

Châu Phi 110 139 171 11,1%

Châu Á 3.011 4.793 12.245 61,33%

Châu Đại Dương 105 120 61 -8,38%

Tổng 33.492 48.289 68.265 20,76%

Nguồn: Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI),2005.

Đến năm 2004, toàn thế giới đã có 1.004 công ty bao thanh toán với doanh thu bao thanh toán nội địa thực hiện đạt 1050 tỷ USD và doanh thu bao thanh toán quốc tế thực hiện đạt 110 tỷ USD. Châu Á là nơi có tốc độ tăng trưởng dịch vụ bao thanh toán lớn nhất thế giới trong vài năm trở lại đây.

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán quốc tế của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w