Thực trạng chung công tác tuyển dụng ở Việtnam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Chi nhánh Bitis Miền Bắc (Trang 33 - 38)

Qua điều tra 621 doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình D- ơng là những nơi có thị trờng lao động khá phát triển, phản ánh phần nào tình

hình tuyển dụng của các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất. Các số liệu điều tra sau đây phản ánh thực trạng chung công tâc tuyển dụng ở khu vực đại diện cho cả nớc.

Trong 6 tháng đầu năm 2002 thì 621 doanh nghiệp đã tuyển dụng 77364 lao động, bình quân mỗi doanh nghiệp tuyển dụng 124,6 lao động. Tại Bình Dơng, bình quân một doanh nghiệp tuyển dụng 144,2 lao động, con số này ở Đồng Nai là 109,7 lao động và thành phố Hồ Chí Minh là 117,3 lao động. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp/ khu chế xuất bình quân tuyển 109,5 lao động, con số này ở các doanh nghiệp FDI là 147,1 lao động, các doanh nghiệp t nhân và doanh nghiệp khác không thuộc hai loại trên là 119,6 lao động, các doanh nghiệp FDI có mức tuyển bình quân cao nhất. Theo đánh giá đây là mức tuyển dụng lao động bình quân khá cao so với cả nớc. Nếu xét theo loại lao động thì trong 6 tháng này đã tuyển 3804 lao động quản lý, đa số lao động quản lý đợc tuyển dụng là lao động qua đào tạo có trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở lên. Đối với lao động sản xuất trực tiếp, 6 tháng đầu năm đã tuyển dụng 73560 ngời. Đa số lao động sản xuất trực tiếp đợc tuyển dụng là lao động phổ thông cha qua đào tạo nghề (73,97% tổng số lao động đợc tuyển dụng ). Trong đó một bộ phận lao động phổ thông sau khi tuyển dụng vào sẽ đợc đào tạo, huấn luyện, kèm cặp nghề theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Lao động qua đào tạo nghề ngắn hạn chiếm 18,59% tổng số lao động tuyển dụng, lao động qua đào tạo nghề dài hạn chiếm tỷ lệ 5,2%. Số lao động sản xuất trực tiếp có trình độ cao đẳng đợc doanh nghiệp tuyển để làm các công việc sau: đốc công, kiểm tra chất lợng sản phẩm, phụ trách các thiết bị máy móc kỹ thụât đồng bộ. Ngoài ra, chất lợng lao động tuyển dụng tại các địa phơng có sự khác biệt nhau không quá lớn.

Các doanh nghiệp đã sử dụng các hình thức đa dạng để tiếp cận với ngời lao động trong tuyển dụng lao động.Cụ thể các cách tiếp cận để tuyển dụng lao động có thể thấy qua bảng sau:

TT Phơng tiện Trong khu chế xuất Ngoài KCX/ KCN Chung DN FDI DNTN và DN #

1 Qua phơng tiện thông tin đại chúng

52,77 62,63 46,32 53,31 2 Qua ngời đang làm việc tại

doanh nghiệp

60,58 72,72 81,05 65,36 3 Trực tiếp đến các địa phơng 5,11 10,1 9,47 6,48 4 Qua trung tâm giới thiệu việc

làm

73,83 72,73 49,47 70,18 5 Qua cơ quan lao động tỉnh thành

phố

27,45 19,19 7,37 23,34 6 Trực tiếp với cơ sở đào tạo 18,09 19,19 21,05 18,67

7 Nguồn khác 8,09 6,06 8,42 7,83

(Nguồn: Tạp chí lao động xã hội số 5/2003)

Ta thấy, các hình thức mà các doanh nghiệp có sử dụng để tuyển dụng lao động nhiều nhất là qua trung tâm giới thiệu việc làm (70,18% ), sau đó là qua ngời lao động đang làm việc tại doanh nghiệp ( 65,36%) , qua phơng tiện thông tin đại chúng (53,31%) ...

Tuy nhiên trong quá trình tuyển dụng lao động ở nớc ta, mặc dù cung lao động dồi dào nhng tình trạng các cơ sở sản xuất kinh doanh không tuyển đợc lao động để đáp ứng cho nhiệm vụ đổi mới cơ cấu kinh tế, công nghệ và tổ chức quản lý... còn mang tính phổ biến. Các cải cách, đổi mới trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề thực hiện trong các năm qua dờng nh cha đủ sức tạo ra nguồn nhân lực kỹ năng thoả mãn nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trờng lao động trong nớc và quốc tế. Tình hình này thể hiện một phần qua những khó khăn của các doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp đều không đảm bảo đợc kế hoạch tuyển dụng lao động của mình, giữa nhu cầu tuyển dụng và thực hiện tuyển dụng còn có một khoảng cách khá lớn. Đa số lao động không đợc tuyển dụng là lao động có ch- yên môn kỹ thuật, tình trạng các doanh nghiệp không tuyển dụng đợc lao động kỹ thuật là vấn đề dang đặt ra bức xúc đối với hệ thống đào tạo tại các địa ph-

ơng này. Một số khó khăn chủ yếu trong tuyển dụng lao động ở các địa phơng này là: thị trờng lao động thiếu lao động theo loại nghề mà doanh nghiệp cần tuyển, lý do này tại thành phố Hồ Chí Minh có 40,86% , Bình Dơng la 52%, Đồng Nai là 65,09% trong tổng số doanh nghiệp đã nêu. Khó khăn lớn nhất đó là chất lợng lao động trên thị trờng lao động cha đáp ứng đợc yêu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp. Tình trạng lao động qua đào tạo không đảm bảo yêu cầu chất lợng cho nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp không chỉ là vấn đề của các cơ sở đào tạo tại ba địa phơng này mà đang là vấn đề chung của hệ thống đào tạo dạy nghề cả nớc. Bên cạnh đó, một số nhỏ doanh nghiệp làm ăn cha có hiệu quả, thu nhập thấp, khả năng trả lơng cho ngời lao động hạn chế nên không thu hút đợc lao động kỹ năng. Và những điều kiện lao động không đảm bảo khó tuyển dụng đợc lao động có kỹ năng vào làm việc. Một nguyên nhân khác về khó khăn tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp phải kể đến là sự khó khăn đảm bảo nhà ở của doanh nghiệp đối với ngời lao động. Tại 3 địa phơng này có tỷ trọng lớn lao động từ nông thôn và các địa phơng khác đến học nghề và tìm việc làm nhng họ là những ngời không có chỗ ở. Trong khi các doanh nghiệp cha có hệ thống nhà ở bên cạnh doanh nghiệp để đảm bảo sinh hoạt nghỉ ngơi sau giờ làm việc cho ngời lao động. Tình trạng thiếu nhà ở cho ngời lao động hiện nay không chỉ đơn thuần là vấn đề của doanh nghiệp mà là vấn đề xã hội của các địa phơng này, nơi có tốc độ thu hút FDI, tốc độ tăng số l- ợng doanh nghiệp, tốc độ tăng trơng kinh tế và tốc độ các luồng di chuyển lao động từ các nơi khác đến khá cao.

Để khắc phục và giải quyết những khó khăn trong tuyển dụng lao động tại 3 địa phơng trên cũng nh trong cả nớc, đòi hỏi doanh nghiệp và các cơ quan liên quan cần có sự phối hợp thực hiện các biện pháp thiết thực trong đó có thể bao gồm các biện pháp:

Một là, thúc đẩy mức cung lao động qua sự phát triển ngang tầm của hệ thống đào tạo, dạy nghề. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lợng của công tác đào tạo day nghề. Phát triển mối liên hệ cân đối: doanh nghiệp với hệ thống đào tạo nhằm thúc đẩy cung câu hợp lý.

Hai là, khuyến khích các doanh nghiệp và cơ quan địa phơng phát triển nhà ở bên cạnh doanh nghiệp, tạo ra môi trờng văn hoá lành mạnh để ngời lao động làm việc, cống hiến hiệu quả cho doanh nghiệp và cho xã hội.

Ba là, áp dụng hiệu quả các quy định pháp luật lao động trong các doanh nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích cho ngời lao động trong tuyển dụng lao động. Theo luật, các doanh nghiệp đợc quyền tiếp cận trực tiếp với các kênh cung ứng lao động trên thị trờng lao động.

Bốn là, có kế hoạch thực hiện các chơng trình đào tạo, dạy nghề các ngành nghề mà các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động.

Năm là, phát triển hệ thống thông tin thị trờng lao động, tạo mạng lới cung ứng thông tin về cung cầu lao động hiệu quả, dễ tiếp cận, cập nhật với các doanh nghiệp và ngời lao động. Đa dạng hoá các hình thức cung ứng thông tin thị trờng lao động: trung tâm giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm, internet, hệ thống báo chí, cơ quan lao động để tạo môi trờng thuận lợi cho cung cầu gặp nhau, khắc phục khó khăn của các doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động.

Thực trạng về tuyển dụng lao động ở trên cũng là vấn đề cần đợc quan tâm trong tuyển dụng tại Công ty Biti’s, vì Công ty có hai nhà máy sản xuất đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và tại Đồng Nai.

Chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về công tác tuyển dụng tại một doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành da giầy Việt Nam: Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên- Chi nhánh Biti’s Hà Nội.

Ch

ơng II: Thực trạng công tác tuyển dụng tại Chi nhánh Biti s Miền bắc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Chi nhánh Bitis Miền Bắc (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w