- Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay
e. Sự phát triển và hỗ trợ của các kênh cung cấp thông tin về khách
2.1.4 Công tác xử lý nợ xấu và hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng của
NHTM Việt Nam
Từ năm 2000, NHNN cho phép các NHTM được trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để tạo nguồn bù đắp cho các khoản nợ xấu và kết chuyển các khoản nợ không có khả năng thu hồi ra ngoài bảng cân đối kế toán của NHTM.
Năm 2005, NHNN ban hành nghị định 493 quy định các vấn đề về phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng với các chuẩn mực sát hơn với tiêu chuẩn quốc tế.
Yêu cầu về tài trợ rủi ro tín dụng một cách chủ động từ phía các ngân hàng vẫn chưa được đáp ứng. Những nghiệp vụ như chứng khoán hóa các khoản cho vay, quyền chọn tín dụng vẫn chưa được thực hiện trong các NHTM Việt Nam.
Phần lớn các NHTM Việt Nam tài trợ rủi ro tín dụng bằng cách trích từ lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các khoản tín dụng mất vốn.
Chỉ có các NHTM nhà nước và một số NHTM cổ phần lớn như Techcombank, acb, ngân hàng hàng hải,.. thành lập các bộ phận chuyên trách về xử lý nợ xấu và các khoản nợ có khả năng mất vốn. tuy nhiên hiệu quả hoạt động của các tổ chức này vẫn còn rất thấp.
Một tỷ trọng nhỏ nợ xấu được qua các công ty quản lý tài sản của NHTM nhà nước và của công ty mua bán nợ & tài sản tồn đọng (DATC) do nhà nước thành lập.
2.1.5 – Thực trạng sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng
Mặc dù các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trên thế giới nhưng đối với thị trường tài chính Việt Nam nó còn khá mới mẻ.
Sự phát triển của thị trường liên ngân hàng Việt Nam còn ở giai đoạn sơ khai và rất nhỏ bé. Tuy nhiên do đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng ngày càng trở nên bức thiết thì sự tham gia của các tổ chức tín dụng (chủ yếu là các NHTM) ngày càng tăng.
Chủ yếu các ngân hàng tham gia vào thị trường liên ngân hàng để thực hiện các nghiệp vụ trao đổi ngoại tệ để phục vụ nhu cầu của khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ vay nợ đáp ứng nhu cầu thanh khoản mà chưa chú trọng vào việc triển khai các công cụ tài chính với mục đích phòng ngừa rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng.
Mới chỉ có một số nghiệp vụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi tiền tệ được các ngân hàng lớn như BIDV, ACB, Eximbank thực hiện.
Bảng 5: Số lượng tổ chức tín dụng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam
Năm 2005 2006 2007
Số thành viên tham gia 59 65 65
Tốc độ tăng trưởng doanh số
giao dịch giữa các NH 29% 45% 113%
Tốc độ tăng trưởng doanh số
giao dịch nghiệp vụ SPOT 30% 42% 125%
Tốc độ tăng trưởng doanh số giao dịch nghiệp vụ FORWARD và SWAP
15% 71% 30%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam)