Nguyên nhân của các tồn tạ

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trang 45 - 48)

Những mặt hạn chế của công tác quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Về cơ bản, có 2 nhóm nguyên nhân sau:

2.3.3.1. Các nguyên nhân bên ngoài:

Môi trường hoạt động cho các dự án ODA của Việt Nam còn kém chất lượng. Thiếu quy định pháp lý, cán bộ quản lý nhà nước nhận thức không đầy đủ và trình độ yếu, thủ tục hành chính rườm rà…tạo không ít khó khăn cho các công tác quản lý dự án ODA nói chung và quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói riêng.

Phát triển DNNVV là một lĩnh vực khá mới ở Việt Nam. Từ trước tới nay, chúng ta luôn đề cao vai trò của các doanh nghiệp lớn, đặc biệt vai trò

lãnh đạo của các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty. Do vậy, nhận thức của các cán bộ ngành, cấp về vai trò của xúc tiến phát triển DNNVV còn hạn chế. Điều này gây không ít trở ngại cho công tác tổ chức và phối hợp triển trai các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV ở các địa phương.

Công tác tổ chức thực hiện các dự án này ở địa phương còn hạn chế do địa bàn thực hiện dàn trải, thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành, hầu hết các tiểu dự án tại địa phương đều chậm tiến độ.

2.3.3.2. Các nguyên nhân bên trong:

- Nguyên nhân sâu xa nhất dẫn tới các mặt tồn tại trong công tác quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư là trình độ cán bộ còn hạn chế, đặc biệt là cán bộ điều phối dự án cấp tỉnh. Ngay cả ở Cục Phát triển Doanh nghiệp, trình độ cán bộ cũng chưa thực sự đáp ứng được hết yêu cầu. Lĩnh vực hỗ trợ trực tiếp là một lĩnh vực rất mới nên hầu hết các cán bộ chưa có kinh nghiệm. Công tác lập kế hoạch, tổ chức và điều phối các hoạt động chuyên môn chủ yếu phụ thuộc vào cố vấn trưởng và các chuyên gia quốc tế. Hạn chế về mặt ngoại ngữ cũng dẫn tới những sung đột trong quản lý.

- Chưa có sự ổn định về mặt nhân sự, đặc biệt là vị trí giám đốc dự án. Các cấp quản lý dự án cần được ổn định về mặt nhân sự. Nếu sớm kiện toàn bộ máy quản lý dự án từ khi đàm phán với bên tài trợ cũng như trong toàn bộ quá trình triển khai dự án, công tác quản lý dự án sẽ được thực hiện tốt hơn.

- Ngoài ra, trong điều phối thực hiện dự án tại địa phương, công tác quản lý dự án chưa nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ban chỉ đạo thực hiện các dự án ODA của bộ.

- Lãnh đạo Cục với vai trò quản lý cấp cao trong dự án, chưa thực sự năng động trong việc tham gia lập kế hoạch dự án, không đánh giá được rủi ro, đặc biệt là về thủ tục thuê đất. Điều này dẫn tới một số dự án bị chậm tiến độ khá lâu, thậm chí có khả năng phải ngường thực hiện (dự án JICA)

- Bên cạnh đó, Lãnh đạo Cục cũng thụ động trong việc lựa chọn cố vấn trưởng và các chuyên gia quốc tế. Về mặt hình thức, việc lựa chọn này là do sự thỏa thuận của hai bên nhưng thực tế đề xuất do nhà tài trợ luôn được chấp thuận. Kinh nghiệm cho thấy, việc có được một bản kế hoạch tốt và một cố vấn trưởng giỏi và các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam là những yếu tố quyết định đối với sự thành công trong công tác quản lý dự án .

- Các giám đốc dự án cũng đảm nhiệm quá nhiều chức danh (chính quyền, tổ chức chính trị,đoàn thể) và kiêm nhiệm nên công việc quá nhiều, khiến cho công tác kiểm tra,giám sát dự án chưa được coi trọng.

- Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa cấp TW và cấp địa phương chưa tốt. Sự tham gia chưa thực sự tích cực của điều phối viên dự án tại các địa phương cũng làm chậm tiến độ của dự án. Bên cạnh đó, sự phối hợp yếu còn thể hiện ở chỗ Ban quản lý dự án đã không nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương ( các Sở, ban, ngành khác)sự phối hợp yếu còn thể hiện ở chỗ Ban quản lý dự án đã không nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trang 45 - 48)