Những tồn tại trong quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trang 43 - 45)

triển DNNVV tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2.3.2.1. Những tồn tại trong quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV trực tiếp

Tồn tại lớn nhất của các dự án này là chậm tiến độ. Đây là kết quả của kế hoạch chuẩn bị mặt bằng không khả thi. Do không có phương án đối phó với rủi ro này nên các công việc của dự án JICA gần như chưa thực hiện được. dự án vườn ươm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm tại Hà Nội cũng chậm tiến độ hơn 1 năm, sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới giai đoạn vận hành dự án.

Do tiến độ quá chậm nên số lượng các doanh nghiệp được hưởng sự trợ giúp từ các dự án này còn rất ít. Hiện nay, chỉ có 7 doanh nghiệp là khách hàng của Vườn ươm doanh nghiệp phần mềm.

Các dự án này thường rất dễ nảy sinh ra tiêu cực vì yếu tố hưởng lợi của doanh nghiệp là rõ ràng. Trong khi đó, sự tham gia vào hoạt động giám sát, kiểm tra của các nhà quản lý Việt nam là khôgn đáng kể. Từ đó, chửa thể đánh giá công tác tổ chức của dự án, ngay cả hai dự án đã đi vào giai đoạn vận hành.

Ở cấp quản lý,các bên trong dự án vẫn còn thiếu tính công tư. Bên tài trợ các dự án này thường mong muốn sẽ thiết lập được sự ảnh hưởng về kĩ thuật, công nghệ của họ với các DNNVV ở Việt Nam. Do vậy, trong công tác hoạch định tổ chức, họ thường hướng các hoạt động của dự án vào mục đích này. Sung đột này ảnh hưởng mạnh đến sự phối hợp giữa bên tài trợ và các cấp quản lý dự án phía Việt Nam.

2.3.2.2. Những tồn tại trong quản lý dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV gián tiếp

Bên cạnh những kết quả đạt được, các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV gián tiếp còn một số tồn tại sau:

Công tác giám sát chất lượng của các dự án chưa được chú trọng. Các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển DNNVV gián tiếp đã được tiến hành nhiều cuộc điều tra, chủ yếu là về môi trường kinh doanh. Các điều tra này hầu hết sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin và được thực hiện qua các đơn vị tư vấn trong nước. Nhiều dự án còn sử dụng các đơn vị tư vấn địa phương, năng lực rất hạn chế. Vì vậy, tính chính xác của các thông tin này rất khó khẳng định. Nhiều trường hợp phiếu điều tra được thực hiện một cách qua quýt dẫn đến các kết luận chưa chính xác về môi trường kinh doanh.

Quá trình truyền tải thông tinh giữa Trung ương và địa phương vẫn chưa tốt, chủ yếu là do thủ tục hành chính rườm rà. Ngay cả truyền tải thông tin giữa giám đốc và cố vấn trưởng dự án cũng chưa hoàn thành tốt. Trong 3 dự án chỉ có dự án UNIDO đạt tại sở tại Cục. Hai dự án còn lại đều có trụ sở ngoài cục. Do vậy chi phí truyền tải thông tin từ văn phòng dự án tới giáp đốc và điều phối viên ở Cục là khá cao.

Sau một thời gian thực hiện các dự án, các cán bộ dự án phía Việt Nam đã tăng cường được khả năng phối hợp làm việc với các chuyên gia nước ngoài. Song, những bất đồng về trình độ, tư duy và cả bất đồng về ngôn ngữa vẫn có, làm giảm hiệu quả của sự phối hợp trong công tác, đặc biệt là bất đồng giữa điều phối viên cấp tỉnh và chuyên gia nước ngoài. Cán bộ Sở Kế hoạch vẫn thường cho rằng dự án được triển khai thường đi kèm với thiết bị văn phòng, ô tô và lương cho cán bộ tham gia. Nhưng các dự án hỗ trợ gián tiếp này ở dạng hỗ trợ kĩ thuật (TA), không hỗ trợ lương cho cán bộ trong bộ máy chính quyền tham gia dự án và chỉ trang bị những thiết bị văn phòng tối thiểu cho hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án.

Một số chuyên gia quốc tế có trình độ chuyên môn cao, song lại thiếu hiểu biết về điều kiện làm việc tại Việt Nam. Do đó, hiệu quả làm việc của các chuyên gia này chưa cao.

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án ODA nhằm xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trang 43 - 45)