Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán quốc tế của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội (Trang 68)

Hoạt động bao thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Hông Kông và Thượng Hải nói riêng và hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam nói chung đang có những triển vọng phát triển tốt trong tương lai. Tuy nhiên, hoạt động này cũng cần phải có sự hỗ trợ của môi trường bên ngoài mới có thể phát triển hoàn thiện, đặc biệt là môi trường pháp lý.

Hoạt động bao thanh toán quốc tế thực hiện ở Việt Nam không chỉ chịu sự điều chỉnh của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành mà còn phải tuân thủ luật pháp và tập quán thương mại quốc tế. Hiện tại, trên thế giới có các nguồn luật quốc tế điều chỉnh hoạt động bao thanh toán quốc tế như: Công ước UNIDROIT (ký tại Ottawa, Canada, tháng 5-1988), Công ước UNCITRAL của Liên hợp quốc về chuyển nhượng các khoản phải thu trong thương mại quốc tế (2001), Luật các hiệp hội bao thanh toán quốc tế (GRIF),...Ở Việt Nam, trình tự ưu tiên áp dụng các nguồn luật như sau:

- Các công ước quốc tế (song phương, đa phương) có hiệu lực cao hơn luật quốc gia, có hiệu lực khi Việt Nam tham gia ký công ước. Trong trường hợp có xung đột giữa hai nguồn luật này thì áp dụng nguồn luật quốc tế với điều kiện không trái những nguyên tắc cơ bản của Luật Việt Nam.

- Các tập quán quốc tế: được áp dụng khi các bên nhất trí áp dụng và thể hiện trong hợp đồng với điều kiện không trái những nguyên tắc cơ bản của Luật Việt Nam.

Hiện tại Việt Nam chưa ký kết các Công ước và tập quán quốc tế này, do đó các tổ chức bao thanh toán ở Việt Nam nếu không là thành viên của các Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế thì sẽ chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật Việt

Nam. Trong khi đó Quy chế bao thanh toán ở Việt Nam vẫn chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng để hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động bao thanh toán quốc tế. Vì thế trong thời gian tới, để tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ bao thanh toán phát triển tại Việt Nam, em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp cần thiết như:

- Tham gia ký kết các Công ước và tập quán quốc tế về bao thanh toán để tạo ra một hành lang pháp lý thống nhất và đồng bộ cho hoạt động này.

- Tham khảo thêm nguồn luật quốc gia của các đơn vị bao thanh toán đại lý nước ngoài tại Việt Nam để điều chỉnh và có những văn bản hướng dẫn các tổ chức bao thanh toán Việt Nam thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán.

- Có những biện pháp thúc đẩy thị trường bảo hiểm tín dụng, thị trường chứng khoán để tạo thêm phương tiện hỗ trợ cho các tổ chức bao thanh toán thực hiện đầy đủ các chức năng và dịch vụ của mình.

- Thúc đẩy việc thành lập Hiệp hội bao thanh toán quốc gia để các tổ chức bao thanh toán chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ và thiết lập quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện bao thanh toán.

- Tăng cường chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước thông qua việc trang bị các phương tiện thông tin hiện đại để thu thập, phân tích, xử lý kịp thời và chính xác các thông tin về tư cách pháp nhân, tình hình tài chính, khả năng thanh toán của các doanh nghiệp trong và ngoài nước... để hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện bao thanh toán.

Với tư cách là một chi nhánh trực thuộc Tập đoàn HSBC tại Việt Nam, HSBC Hà Nội cần có sự hỗ trợ của HSBC Group để có thể thực hiện thành công nghiệp vụ bao thanh toán ở Việt Nam. Tập đoàn HSBC nên cử những chuyên gia trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu đến nghiên cứu về khả năng phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam và hướng dẫn các cán bộ HSBC tại Việt Nam về quy trình nghiệp vụ và các kinh nghiệm cần thiết về đánh giá khách hàng, phương pháp thiết lập các chỉ tiêu cần thiết để lập hợp đồng bao thanh toán,...

3.3.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp Việt Nam

- Trong thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thị trường để lựa chọn bạn hàng tin cậy và lâu dài cho mình thông qua các tổ chức như Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các ngân hàng phục vụ mình... Việc lực chọn được bạn hàng tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm được nhiều rủi ro và chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch và tăng thêm lợi ích cho doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán.

- Các doanh nghiệp cần nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương để nắm bắt được cơ hội kinh doanh, hiểu rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong thương mại quốc tế thông qua việc tham gia các lớp tập huấn do các ngân hàng, các trường đại học trong và ngoài nước tổ chức.

- Các doanh nghiệp cần tranh thủ sự tư vấn của ngân hàng để có được những thông tin chính xác và nguồn tài trợ khi thực hiện giao dịch xuất nhập khẩu. Khi có những rủi ro và tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp cần có thái độ hợp tác với ngân hàng để tìm ra biện pháp giải quyết nhanh chóng và ít tốn kém nhất.

KẾT LUẬN

Dịch vụ bao thanh toán quốc tế đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Các nước trong khu vực cũng đã phát triển bao thanh toán như Trung quốc, Indonesia, Än độ, Nhật bản, Malaysia, Hàn quốc, Singapore, Sri Lanka, Đài loan và Thái lan. Thật không công bằng cho các nhà xuất khẩu Việt nam khi các đối thủ cạnh tranh của họ ở các nước khác đang được hưỏng lợi thế từ dịch vụ này. Chỉ những năm gần đây, dịch vụ bao thanh toán mới bắt đầu được đưa vào phục vụ các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam.

Để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các doanh nghiệp ngoài nỗ lực tự thân còn rất cần đến sự trợ giúp nhiều mặt của các ngân hàng cũng như các công ty đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Điều đó đòi hỏi các tổ chức tài chính phải nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán thương mại. Nếu không, các doanh nghiệp khó tránh khỏi nguy cơ thiếu vốn sản xuất kinh doanh do vốn bị chiếm dụng, các nhà xuất khẩu khó tránh khỏi rủi ro trong thanh toán, kéo theo gây tâm lý lo lắng, bất ổn cho doanh nghiệp nói riêng, cũng như kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung. Để đạt mục tiêu đó, các tổ chức tài chính không có con đường nào khác là phải nhanh chóng áp dụng nhiều nghiệp vụ tài chính mới mà các công ty, tập đoàn trên thế giới đã áp dụng thành công. Với ưu tiên phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong tương lai gần, HSBC Hà Nội sẽ góp phần tạo thêm một kênh tài trợ mới để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong thương mại quốc tế, đồng thời góp phần nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của ngành ngân hàng tại Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng.

2. Công văn số 676/NHNN-CSTT ngày 28/06/2005 của Ngân hàng Nhà

nước về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng.

3. Công văn số 4080/TCT-ĐTNN ngày 10/11/2005 của Bộ Tài chính (Tổng

cục thuế) về chính sách thuế đối với hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng.

4. Luật các tổ chức tín dụng- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 5. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp- PGS. TS. Lưu Thị Hương.

6. Giáo trình Ngân hàng thương mại - PGS.TS. Phan Thị Thu Hà.

7. Quản trị Ngân hàng thương mại- Peter Rose, Nhà xuất bản Tài chính.

8. The HSBC Global Trade Finance, Factoring and Forfeiting- HSBC

Group Intranet.

9. Trade Finance Alignment with correspondent banks- presented by Bui

Minh Anh (HSBC Manager Trade Services) at Tuan Chau Seminal 2006. 10. The HSBC factoring program - HSBC Group Intranet, Vietnam 2005. 11. The International Factoring- Factors Chain International (FCI), August 2001.

12. The Mechanics of International Factoring- Andrew Henning, Costa Rica April 2001.

13. Improve your competitiveness in Export Markets- Bernhard Arnebold, Deutsche Factoring Bank, 2004.

14. The Citigroup Global Transaction Services- Factoring- Roger Packham, Trade Services Regional Product Manager 2004.

15. “Managing the Cash Gap”- Germain Boer, Journal of Accountancy, October 1999, 27-32.

16. Lawrence J. Gitman, Principles of Managerial Finance, Ninth Edition, Addison Wesley Longman, Inc., 1999, 663-667.

17. A small business exporter’s guide to Forfaiting practices in international finance, Joseph F. Singer, University of Missouri-Kansas City.

18. Japan Glass Company: Forfaiting Export Receivables- The American

Graduate School of International Management, 2004.

19. Managing Forfaiters’ Risk in the Global Economy- Frederic Louat, Senior Vice President and Director, Trade Credit Insurance, Zurich.

20. Horticultural trade finance: Typing Western Counter Parties into the deal- Western Counter Parties, 2000.

21. Công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế - ký tại Ottawa, Canada, tháng 5-1988.

22. Công ước UNCITRAL của Liên hợp quốc về chuyển nhượng các

khoản phải thu trong thương mại quốc tế (2001)

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về hoạt động bao thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại...3

1.2. Khái quát hoạt động của các ngân hàng thương mại...3

1.2. Hoạt động bao thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại...8

1.2.1. Khái niệm và phân loại hoạt động bao thanh toán...8

1.2.2. Sự cần thiết của hoạt động bao thanh toán quốc tế...17

1.1.3. Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế...21

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động bao thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại...

1.3.1. Các nhân tố về phía doanh nghiệp xuất khẩu...

1.3.2. Các nhân tố về phía doanh nghiệp nhập khẩu...

1.3.3. Các nhân tố về phía ngân hàng thương mại 1.3.4. Các nhân tố khác Chương 2. Thực trạng hoạt động bao thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội...

2.1. Khái quát về Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội...

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của HSBC Hà Nội...

2.1.3. Tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội...

2.2. Thực trạng hoạt động bao thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội...

2.2.1. Thực trạng hoạt động bao thanh toán quốc tế ở Việt Nam...

2.2.2. Thực trạng hoạt động bao thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội...

2.2.2.1. Hoạt động bao thanh toán quốc tế từng phần (factoring)...

2.2.2.1. Hoạt động bao thanh toán toàn phần (forfaiting)...

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động bao thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội...

2.3.1. Các kết quả đạt được...

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...

2.3.2.1. Đối với hoạt động bao thanh toán từng phần (factoring)...

2.3.2.2. Đối với hoạt động bao thanh toán toàn phần (forfaiting)...

Chương 3. Giải pháp thúc đẩy hoạt động bao thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội...

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội...

3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động bao thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội...

3.2.1. Đối với hoạt động bao thanh toán từng phần (factoring)...

3.2.2. Đối với hoạt động bao thanh toán toàn phần (forfaiting)...

3.3. Một số kiến nghị...

3.3.1. Đối với chính phủ...

3.3.2. Đối với HSBC Group và HSBC Hà Nội...

KẾT LUẬN...

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán quốc tế của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w