2.2.1. Thực trạng hoạt động bao thanh toán quốc tế ở Việt Nam
Hiện tại, bao thanh toán đã được áp dụng rộng rãi trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 29 quốc gia Châu Âu, 10 quốc gia Châu Mỹ, 3 quốc gia Châu Phi, 2 quốc gia Châu Đại Dương và 16 quốc gia Châu Á (chiếm tỷ lệ 26.67%). Điều này chứng tỏ dịch vụ bao thanh toán hứa hẹn sẽ rất phát triển trong những năm tới trên thị trường châu Á nói riêng và trên thị
trường thế giới nói chung. Doanh thu bao thanh toán quốc tế cũng đã có những bước phát triển vượt bậc qua các năm.
Bảng 3. Tăng trưởng doanh thu bao thanh toán quốc tế 1999-2004
(Đơn vị: Triệu EURO)
Tên châu lục Doanh thu bao thanh toán quốc tế Tốc độ
1999 2001 2004
Châu Âu 26.965 37.501 49.458 16,68%
Châu Mỹ 3.301 5.736 6.330 18,35%
Châu Phi 110 139 171 11,1%
Châu Á 3.011 4.793 12.245 61,33%
Châu Đại Dương 105 120 61 -8,38%
Tổng 33.492 48.289 68.265 20,76%
Nguồn: Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI),2005.
Đến năm 2004, toàn thế giới đã có 1.004 công ty bao thanh toán với doanh thu bao thanh toán nội địa thực hiện đạt 1050 tỷ USD và doanh thu bao thanh toán quốc tế thực hiện đạt 110 tỷ USD. Châu Á là nơi có tốc độ tăng trưởng dịch vụ bao thanh toán lớn nhất thế giới trong vài năm trở lại đây. Điều này cũng tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của khu vực này với các nền kinh tế trẻ đang vươn lên mạnh mẽ, ngày càng áp dụng nhiều phương thức mới trong kinh doanh.
Cùng với xu thế phát triển đó, ngày 6/9/2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng đánh dấu một bước quan trọng trong việc áp dụng bao thanh toán ở Việt Nam. Ngay sau khi NHNN ban hành quyết định này, một loạt các chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập tức tung ra các dịch vụ bao thanh toán của mình như: Deutsche Bank AG, Far East National Bank, UFJ Bank, Citi Bank NA, HSBC, Mizuho…
Về phía các ngân hàng và các công ty tài chính trong nước, ACB là ngân hàng đầu tiên chính thức công bố sản phẩm bao thanh toán của mình vào 10/05/2005 với 20 hợp đồng đã thực hiện và 30 khách hàng tiềm năng. Công ty tài chính Dầu khí PVFC cũng đã đưa ra sản phẩm bao thanh toán. Hai ngân hàng cổ phần khác là Techcombank và Sacombank đã là thành viên cộng tác của Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI). Dưới áp lực của FCI, việc Techcombank và Sacombank chính thức thực hiện dịch vụ bao thanh toán chỉ còn là vấn đề thời gian. Các ngân hàng Argibank, Incombank, BIDV, MSB cũng bắt đầu quan tâm tới dịch vụ này.
Đến nay, có 11 tổ chức cung cấp dịch vụ này (kể cả trong nước và xuất khẩu) trong đó, có 4 ngân hàng Việt Nam là Ngoại thương (VCB), Á Châu (ACB), Kỹ thương VN (Techcombank) và Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và 7 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, 4 ngân hàng Việt Nam mới chỉ dừng lại ở dịch vụ bao thanh toán trong nước. Dự kiến trong thời gian tới, 4 tổ chức trên sẽ triển khai dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu, nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh rủi ro khi bán hàng và quay vòng vốn sản xuất.
2.2.2. Thực trạng hoạt động bao thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội Kông và Thượng Hải Hà Nội
Bao thanh toán là một dịch vụ tương đối mới ở Việt Nam nhưng đã được HSBC triển khai mạnh từ năm 2004 tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. HSBC Việt Nam cung cấp cả dịch vụ bao thanh toán trong nước và bao thanh toán quốc tế . Tuy nhiên, là một ngân hàng giàu kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng xuất nhập khẩu, hoạt động bao
thanh toán của HSBC chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng quốc tế có nhu cầu với dịch vụ này.
Chi nhánh HSBC Hà Nội được thành lập từ năm 2005. Tuy mới hoạt động một năm nhưng chi nhánh đã có những đóng góp vào doanh thu hoạt động bao thanh toán quốc tế của HSBC Việt Nam.
2.2.2.1. Hoạt động bao thanh toán quốc tế từng phần (factoring)
HSBC cung cấp ba loại hình dịch vụ factoring: factoring quốc tế, factoring trong nước và chiết khấu hóa đơn. Trong nghiệp vụ factoring quốc tế, HSBC cũng sử dụng hệ thống hai công ty bao thanh toán. HSBC sẽ là ngân hàng bao thanh toán xuất khẩu/nhập khẩu còn bên bao thanh toán nhập khẩu/xuất khẩu thường là chi nhánh HSBC ở nước nhập khẩu/xuất khẩu hoặc một thành viên của Hiệp hội bao thanh toán quốc tế.
Quá trình thực hiện factoring xuất khẩu của HSBC diễn ra như sau:
Giai đoạn 1: Nhà xuất khẩu X tại Việt Nam sau khi nhận được đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu Y, sẽ yêu cầu HSBC thực hiện bao thanh toán dựa trên doanh thu dự kiến của X.
Để giảm thiểu rủi ro, HSBC đã lựa chọn thị trường mục tiêu để thực hiện bao thanh toán quốc tế là các nhà xuất khẩu là khách hàng của HSBC ít nhất 1 năm (đã mở tài khoản tại HSBC) đồng thời phải có điểm tín dụng theo chương trình xếp hạng tín dụng của HSBC (thang điểm từ 1 đến 10, doanh nghiệp có điểm tín dụng càng thấp thì càng ít rủi ro) phù hợp với yêu cầu sau:
- Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, các tổng công ty lớn có điểm tín dụng là 6 hoặc tốt hơn.
- Các công ty đa quốc gia có điểm tín dụng là 6 hoặc tốt hơn. - Các doanh nghiệp khác có điểm tín dụng là 4 hoặc tốt hơn
Ngoài ra, HSBC còn có một số yếu cầu khác để chấp nhận thực hiện bao thanh toán:
- Doanh nghiệp nhập khẩu cũng phải là khách hàng của HSBC toàn cầu hoặc là công ty đa quốc gia có giao dịch với chi nhánh của HSBC tại ít nhất 9 nước, có điểm tín dụng là 5 hoặc tốt hơn. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu này nếu ở thị trường Hông Kông, Mỹ và EU có thể có điểm tín dụng là 5+ hoặc tốt hơn.
- Doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu phải có ít nhất 1 năm giao dịch. Bên nhập khẩu có lịch sử trả nợ thiếu cho bên xuất khẩu không được vượt quá 10%.
Khi nhận được yêu cầu bao thanh toán, nếu khách hàng thỏa mãn các điều kiện trên, HSBC sẽ quyết định xem xét việc thực hiện bao thanh toán cho khách hàng, dựa trên một số thông tin chính như:
- Tình trạng tài chính của doanh nghiệp: lịch sử tín dụng, các hình thức tài trợ, bảo lãnh; kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán bình quân. HSBC không dựa vào tình hình hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp để ra quyết định mà là để phân tích khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, liên quan đến sự chênh lệch tạm thời về vốn (phải thu và phải trả), triển vọng phát triển dựa trên chất lượng khách hàng và lợi nhuận biên.
- Chính sách bán hàng: Doanh thu bán hàng trong ít nhất hai năm tài chính gần nhất, gồm doanh thu xuất khẩu và bán hàng trong nước, doanh thu bình quân; các đơn hàng yêu cầu trả chậm, các giấy nợ đã phát hành; số lượng khách mua hàng, những khách mua hàng quan trọng của doanh nghiệp.
- Ngành kinh doanh: mức độ tăng trưởng của ngành, mức lợi nhuận trung bình ngành, các nhóm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp,...
- Công nghệ sản xuất: trình độ công nghệ sản xuất, mức độ hiện đại của máy móc, địa điểm sản xuất, loại sản phẩm, yếu tố mùa vụ của nguyên liệu đầu vào, mẫu mã, mức độ ô nhiễm...
- Các chính sách của doanh nghiệp: hạn mức trả chậm cho các khách mua hàng truyền thống và khách hàng mới, biện pháp quay vòng vốn, quá trình thu lại hàng khi khách mua không trả tiền hoặc không thu được nợ khi đến hạn, nợ xấu trong những năm gần nhất, ...
Vì các khách hàng đã có hạn mức tín dụng với HSBC, quá trình đánh giá sẽ diễn ra nhanh chóng hơn do thông tin về khách hàng đã được cập nhật đầy đủ và tương đối thường xuyên..
Trong mọi trường hợp, HSBC phải đánh giá được chất lượng tín dụng và sự tin cậy của khách hàng. Điều này rất cần thiết trong các giao dịch bao thanh toán truy đòi, khi nhà xuất khẩu bắt buộc phải có một hạn mức tín dụng với HSBC và ngân hàng có thể đánh giá được khả năng thu nợ từ nhà xuất khẩu trong trường hợp nhà nhập khẩu không trả được nợ. Tại HSBC, việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng cần thiết ngay cả trong bao thanh toán miễn truy đòi vì khách hàng thực hiện bao thanh toán cũng có thể trở thành đối tượng cho vay của HSBC trong một số dịch vụ khác. Đây là chiến lược hoạt động và là cách thức để HSBC luôn có được những thông tin và cơ hội tốt nhất trong tiếp cận nhu cầu của khách hàng.
Giai đoạn 2: HSBC sẽ thông báo yêu cầu bao thanh toán của X tới
công ty bao thanh toán nhập khẩu (thường là HSBC nước nhập khẩu) (Import factor- IF). IF sẽ xem xét mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu Y và cấp cho nhà nhập khẩu một hạn mức tín dụng. Bước này thường kéo dài trong khoảng 14 ngày. Việc thu thập thông tin về nhà nhập khẩu khó khăn hay không tuỳ
thuộc vào nước nhập khẩu. Chẳng hạn, HSBC ở Pháp thường nhanh chóng có được thông tin phản hồi từ nhà nhập khẩu nhờ hệ thống thông tin tín dụng rất phát triển ở nước này. Ngoài ra nhờ có hệ thống dữ liệu khách hàng rộng khắp trên thế giới, HSBC cũng rất thuận lợi trong việc thực hiện bao thanh toán cho các nhà xuất khẩu có bạn hàng là khách hàng hiện tại của HSBC toàn cầu. Quyết định cấp hạn mức tín dụng của IF cho Y sẽ được thông báo cho HSBC và nhà xuất khẩu.
Giai đoạn 3: Dựa trên quyết định cấp hạn mức tín dụng và đánh giá của IF về nhà nhập khẩu cùng với việc xem xét khách hàng của mình, HSBC sẽ quyết định có thực hiện dịch vụ bao thanh toán cho nhà xuất khẩu hay không. Nếu yêu cầu bao thanh toán được chấp nhận, nhà xuất khẩu và HSBC sẽ ký kết hợp đồng bao thanh toán gồm các nội dung sau:
Các giấy tờ cần thiết
- Giấy đề nghị cung cấp sản phẩm bao thanh toán quốc tế. - Hồ sơ pháp lý.
- Hợp đồng mua bán và các chứng từ thể hiện việc giao nhận hàng hoá. - Hoá đơn bán hàng hay chứng từ đòi tiền.
- Giấy phép nhập khẩu hoặc hạn ngạch (nếu có).
HSBC sẽ chuẩn bị hai loại hợp đồng khi thực hiện factoring quốc tế: hợp đồng factoring truy đòi và miễn truy đòi.
Trong mọi trường hợp, HSBC cần kiểm tra tính hiệu lực của hoá đơn. HSBC sẽ yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp bản sao của hoá đơn trước khi tiến hành bao thanh toán để kiểm tra một số vấn đề sau:
- Đảm bảo rằng không một tài liệu nào được bên xuất khẩu đệ trình đã bị thay đổi về nội dung.và quá hạn.
- Đảm bảo nhà xuất khẩu đã được thông báo về hoá đơn và việc chuyển nhượng hoá đơn cho HSBC.
Tỷ lệ bao thanh toán
HSBC sẽ quyết định một tỷ lệ bao thanh toán nhất định đối với hoá đơn xuất hàng của nhà xuất khẩu căn cứ vào thông tin đã thu thập dược. Mức độ bao thanh toán tùy thuộc vào điểm tín dụng của nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Về cơ bản, HSBC thường bao thanh toán từ 80-90% giá trị hóa đơn cho các khách hàng, cụ thể như sau:
Bảng 3 . Tỷ lệ bao thanh toán trong factoring phân theo điểm tín dụng (Đơn vị: USD)
Điểm tín dụng Mức bao thanh toán tối đa
1 đến 3 50.000.000
4 đến 5 25.000.000
5 đến 6 10.000.000
6-10 0
Thời hạn bao thanh toán
Hầu hết các giao dịch bao thanh toán quốc tế diễn ra trong khoảng từ 30 đến 180 ngày. Thời hạn bao thanh toán có thể kéo dài tới một năm nếu Phòng Ngoại hối và thị trường vốn đưa ra đánh giá có lợi cho ngân hàng từ giao dịch bao thanh toán trong thời hạn này. Hiện tại, các giao dịch bao thanh toán quốc tế của HSBC đều có thời hạn không vượt quá 90 ngày.
Lãi và phí bao thanh toán
Trong một hoạt động factoring, sau khi ứng trước cho khách hàng một phần giá trị hóa đơn, HSBC sẽ tính lãi suất trên số vốn ứng trước trong suốt
thời gian từ lúc ứng trước đến lúc thu được nợ từ nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, factoring ít rủi ro hơn hoạt động cho vay thông thường do HSBC còn có thể đòi nợ từ nhà nhập khẩu thay vì chỉ đòi từ nhà xuất khẩu. Vì thế, lãi suất tính cho hoạt động factoring thường thấp hơn lãi suất cho vay cùng kỳ hạn. Mức lãi suất phụ thuộc vào các yếu tố:
- Mức độ rủi ro của khách hàng. - Lãi suất của đối thủ cạnh tranh.
- Chi phí huy động vốn của ngân hàng.
Thông thường, HSBC tính lãi suất cho dịch vụ factoring bằng lãi suất cho vay SIBOR cùng kỳ hạn cộng với phần lợi nhuận biên từ 1.5 đến 2%.
Ngoài phần lãi suất phải trả, dịch vụ bao thanh toán còn bao gồm các loại phí như: phí thu nợ, phí lập hợp đồng, phí chuyển chứng từ...Phí này còn phụ thuộc vào phí trả cho ngân hàng bao thanh toán nhập khẩu. Phí này thường được tính cùng với lãi thành một mức giá chung cho dịch vụ bao thanh toán để thuận lợi cho việc so sánh về giá theo phương pháp Prime Plus của ngân hàng.
Ví dụ: Một hợp đồng bao thanh toán trong vòng 45 ngày có giá trị hóa
đơn là 10,000 USD, tỷ lệ ứng trước 80%, phí bao thanh toán 0.5%, lãi suất 7%/năm (lãi suất cho vay USD SIBOR+phần lợi nhuận biên của ngân hàng).
- Phí bao thanh toán: 10,000 x 0.5% = 50$
- Số tiền ứng trước cho nhà xuất khẩu: 10,000 x 80% = 8000$ - Lãi vay: 8000 x 7% x 45/360 = 70$
- Tổng lãi và phí: 70 + 50 = 120$
Giai đoạn 4: X sẽ chuyển hàng lên tàu và gửi bản sao hoá đơn cho HSBC, sau đó HSBC sẽ gửi bản sao này cho IF. IF thông báo cho nhà nhập khẩu rằng hoá đơn đã được chuyển một cách hợp pháp cho IF và nhà nhập khẩu sẽ có nghĩa vụ trả tiền hàng cho IF. IF thông báo lại việc này cho HSBC.
Nghiệp vụ FACTORING
Sơ đồ 2. Các bước tiến hành factoring trong giai đoạn 4
HSBC trả trước cho X một phần giá trị hoá đơn như đã thoả thuận, thường từ 80-95% ngay trong ngày làm việc tiếp theo.
Khi hoá đơn đến hạn, IF sẽ thu nợ từ Y và chuyển số tiền thu được cho HSBC. NHÀ XUẤT KHẨU (X) NHÀ NHẬP KHẨU (Y) CÔNG TY BAO THANH TOÁN NHẬP KHẨU (1) Hàng và hóa đơn (3) Bản sao hóa đơn (5) Thông tin (8) Thanh toán (2)
Bản sao hóa đơn (6)
Trả trước và thanh
HSBC sau khi nhận được tiền sẽ trả lại phần tiền còn lại (5%-20% giá trị hoá đơn) cho nhà xuất khẩu sau khi đã khấu trừ phần lãi và phí.
Trong trường hợp nhà nhập khẩu Y không trả được tiền sau 90 ngày kể từ ngày hoá đơn đến hạn thanh toán:
- Nếu là factoring quốc tế truy đòi, HSBC có quyền đòi lại tiền từ nhà xuất khẩu, sau đó trả lại hóa đơn cho nhà xuất khẩu.
- Nếu là factoring quốc tế miễn truy đòi: HSBC sẽ phải chịu toàn bộ rủi ro do không thu được nợ.
Thông thường HSBC thực hiện bao thanh toán quốc tế truy dòi và thường chỉ áp dụng bao thanh toán miễn truy đòi với một số nhà xuất khẩu là khách hàng có uy tín và tin cậy của HSBC toàn cầu.
Hoạt động Factoring nhập khẩu được thực hiện tương tự, trong đó HSBC là ngân hàng bao thanh toán nhập khẩu. Lúc này nhiệm vụ của HSBC là bảo lãnh cho nhà nhập khẩu. Đối với bao thanh toán miễn truy đòi, nếu hết thời hạn nhà nhập khẩu không trả được tiền thì HSBC sẽ phải thay mặt nhà