Sau khi ký kết hợp đồng thơng mại, công việc đầu tiên mà ngời nhập khẩu phải làm là đến Ngân hàng của mình đề nghị mở L/C thanh toán cho ngời xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp không có đủ vốn để mở L/C thì ngay trong giai đoạn này, ngân hàng đã có thể cho anh ta vay một khoản tín dụng nhất định. Hơn nữa, trong giai đoạn thanh toán, nếu doanh nghiệp không có đủ tiền để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu, Ngân hàng cũng có thể cho vay để thanh toán. Tại VCBTW, mỗi khách hàng đều có một hạn mức tín dụng nhất định và họ đợc phép vay trong hạn mức tín dụng đó. Thông thờng khách hàng phải có tài sản thế chấp để bảo đảm khoản nợ vay. Nếu không có tài sản thế chấp, hoặc bảo lãnh bởi chính Ngân hàng đứng ra làm nghiệp vụ bảo lãnh thì phải thế chấp bằng chính lô hàng nhập. Ngân hàng phải xem xét cẩn thận về uy tín của khách hàng, tình hình tài chính, lô hàng phải dễ tiêu thụ trên thị trờng, giá cả ổn định, đồng thời không bị giảm giá quá đột ngột. Tuỳ theo sự thẩm định của Ngân hàng mà quyết tỷ lệ tài trợ.
VCBTW không phân ra đâu là cho vay để phát hành L/C, đâu là cho vay để thanh toán L/C,...., việc cho vay này tuỳ thuộc vào mức cho vay đối với khách hàng mà VCBTW đã xác định từ trớc. Sau đó, trong mỗi giai đoạn của quá trình nhập khẩu, khi nào doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu tài trợ về vốn thì VCBTW sẽ tiến hành giải ngân vào giai đoạn đó. Tại VCBTW, hoạt động cho vay tài trợ nhập khẩu chiếm một tỷ trong đáng kể trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng.
Bảng 6: Doanh số cho vay tài trợ nhập khẩu tại VCBTW
b. Tình hình nợ quá hạn
Trong quá trình cung cấp vốn tín dụng cho khách hàng, Ngân hàng th- ờng quan tâm đến khả năng thu hồi vốn, đó là chỉ tiêu đánh giá hàng đầu trớc khi quyết định cho vay hay không. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng không thể đảm bảo rằng 100% số vốn cho vay đợc hoàn trả đầy đủ và đúng hạn bởi vì cả Ngân hàng và khách hàng đều không thể lờng trớc đ- ợc những khó khăn và rủi ro có thể xảy ra. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh
doanh xuất nhập khẩu thì tỷ lệ rủi ro thậm chí còn cao hơn. Do vậy, vấn đề phát sinh nợ quá hạn là không thể tránh khỏi và Ngân hàng chấp nhận rủi ro để kinh doanh có lãi. Song làm thế nào để những rủi ro đó không gây ảnh hởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì lại là một vấn đề nan giải, đòi hỏi Ngân hàng phải tìm cách tháo gỡ, hạn chế ở mức tối thiểu rủi ro có thể xảy ra.
Bảng 7: Nợ quá hạn tín dụng tài trợ nhập khẩu