Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Cộng hòa Cuba

Một phần của tài liệu SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (Trang 91 - 92)

I CÁC NƯỚC XÃ HỘ CHỦ NGHĨA ĐÔNG ÂU

2. Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Cộng hòa Cuba

Cộng hòa Cuba

a. Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ

sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã khẩn trương tiến hành khôi phục kinh tế trong những năm 1946-1947. Tháng 12 năm 1947, Đại hội lần thứ XI của Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1948- 1952). Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, Mông Cổ đã xây được hàng chục xí nghiệp công nghiệp mới về kim loại, khai khoáng. Nghành giao thông vận tải phát triển nhanh chóng. Kết quả nền kinh tế Mông Cổ có bước tiến lớn. Tổng sản lượng công nghiệp tăng 51%, đàn gia súc tăng 8,6% so với trước chiến tranh.

Sau khi kết thúc thắng lợi kế hoạch thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Mông Cổ tiếp tục thực hiện các kế hoạch 5 năm. Năm 1959, công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đã hoàn thành, quan hệ sản xuất XHCN đã thắng lợi trong nông nghiệp. Bắt đầu từ những năm 60, nhân dân Mông Cổ bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn tiến hành xây dựng CNXH. Trước cách mạng Mông Cổ hầu như không có nông nghiệp. Trải qua các kế hoạch 5 năm, nền công nghiệp non trẻ đã phát triển với tốc độ nhanh chóng ở nhiều nghành: khai thác than, quặng, nhiệt điện, luyện kim, vật liệu, xây dựng, dệt, da giày, sản xuất đồ hộp, thịt, sữa… Mông Cổ đã xây dựng những trung tâm công nghiệp lớn như Ulanbato, Đackhan, Ecdenết, Bâcgnu… Từ năm 1975, kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ 5, công nghiệp chiến 25% giá trị tổng sản lượng kinh tế quốc dân.

Cùng với công nghiệp, nông nghiệp bao gồm nghành chăn nuôi và trồng trọt cũng phát triển mau lẹ. Nền nông nghiệp đã được cơ giới hóa, Mông cổ đã tự đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đời sống nhân dân về lương thực, thực phẩm. Nông thôn được điện khí hóa. Sự phát triển toàn diện của xã hội cho phép nông dân chuyển đổi cuộc sống du

mục sang định cư. Nghành chăn nuối truyền thống đã phát triển vững mạnh. Nhiều cơ sở mới được trang bị bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại và phương pháp chăn nuôi. Bình quân mỗi người dân có hơn 209 con súc vật lớn như cừu, bò, ngựa.

Cuộc cách mạng văn hóa đã thay đổi cơ bản cuộc sống tinh thần của nhân dân, đến cuối những năm 50 đã cơ bản thanh toán được nạn mù chữ. Số học sinh phổ thông, sinh viên đại học, cao đẳng tăng nhanh. Phúc lợi xã hội được đảm bảo.

Mạng lưới y tế đã hình thành để bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Cứ 10 ngàn người dân có 20 bác sĩ, 100 giường bệnh. Người Mông Cổ có đủ điều kiện lao động, học tập, chữa bệnh.

Công cuộc xây dựng CNXH đã thực sự mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân”12.

b. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Theo nghị quyết của Hội nghị Ianta (2-1945), Triều Tiên tạm thời chia làm 2 miền dọc theo vĩ tuyến 38, miền Bắc thuộc quyền cai quản của Liên Xô và miền Nam do quân Mĩ chiếm đóng. Hội nghị Mátxcơva (12-1945) giữa Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc đã đề xuất các nguyên tắc giải quyết vấn đề Triều Tiên: xây dựng một Triều Tiên độc lập, thành lập một chính phủ Triều Tiên, và Uỷ ban hỗn hợp Xô- Mĩ để thúc đẩy quá trình giải quyết vấn đề Triều Tiên. Ở miền Bắc quân đội Liên Xô tôn trọng những nghị quyết của Hội nghị Mátxcơva, giúp đỡ nhân dân Triều Tiên tự do quyết định vận mệnh của mình. Trái lại, từ 8-9-1945, quân đội Mĩ kéo vào Nam Triều Tiên tìm mọi cách duy trì các thế lực phản động và ngăn cản việc thống nhất Triều Tiên.

Ngày 10 thánh 5 năm 1948, Mĩ đã tổ chức bầu cử riêng ở Nam Triều Tiên, thành lập Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) do Lý Thừa Vãn đứng đầu. Trước tình hình đó dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Triều Tiên, nhân dân đã tiến hành bầu cử quốc hội vào tháng 8 năm 1948. Ngày 9-9-1948, Quốc hội họp tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đứng đầu là Kim Nhật Thành.

Cuối năm 1948, đáp lại đề nghị của Quốc hội Triều Tiên, quân đội Liên Xô rút khỏi Bắc Triều Tiên. Năm 1949, Mĩ cũng buộc phải tuyên bố rút quân khỏi Nam Triều Tiên.

Ngày 25 tháng 6 năm 1950, chiến tranh bùng nổ giữa hai miền Nam- Bắc Triều Tiên. Quân đội Hàn Quốc được quân đội Mĩ (núp dưới lá cờ Liên Hiệp Quốc) giúp đỡ. Quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân Dân Triều Tiên được quân chí nguyện Trung Quốc hỗ trợ.

Một phần của tài liệu SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w