Cộng hòa Nhân dân Ba Lan

Một phần của tài liệu SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (Trang 65 - 69)

I CÁC NƯỚC XÃ HỘ CHỦ NGHĨA ĐÔNG ÂU

a. Cộng hòa Nhân dân Ba Lan

Sau khi bọn phát xít bị đánh đuổi, chính phủ tư sản lưu vong ở Luân Đôn tìm cách trở về nước và tiếp tục nước Ba Lan tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, chiến tranh đã làn thay đổi cơ

cấu giai cấp xã hội ở Ba Lan. Những người cộng sản Ba Lan, lực lượng lãnh đạo chủ yếu cuộc kháng chiến trong thời gian chiến tranh, đã có uy tín lớn trong nhân dân.

Đêm 1 tháng 1 năm 1944, theo sáng kiến của những người cộng sản Ba Lan, các đại biểu Mặt trận dân tộc đã bí mật thành lập Hội đồng dân tộc Ba Lan, do Bierut làm chủ tịch, Đảng dân chủ, Đảng Nông dân. Hội đồng dân tộc tuyên bố xóa bỏ quyền đại diện cho nhân dân của chính phủ lưu vong.

Ngày 22 tháng 7 năm 1944, tại Cheem (lãnh thổ được giải phóng) Hội đồng nhân tộc đã lập ra Uỷ ban dân tộc giải phóng do Osubka (Đảng Xã hội) làm chủ tịch, có quân đội do tướng Rola Zymierxli chỉ huy. Sau đó ủy ban chuyển về Lublin và ngày 31 tháng 12 năm 1944 lấy tên là chính phủ lâm thời công hòa Ba Lan, đặt trụ sở tại Vacxava.

Như vậy, Ba Lan có hai chính phủ: chính phủ lưu vong và chính phủ cách mạng trong nước. Cuộc đấu tranh của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan cho sự khôi phục của Ba Lan gắn liền với việc trao trả Ba Lan vùng đất Ban Tích theo tuyến Ôđe – Naixơ.

Tháng 4 năm 1945, giữa Liên Xô và Ba Lan đã kí hiệp ước về hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác sau chiến tranh.

Chính phủ Anh cũng tìm cách vận động để chính phủ lưu vong tham gia chính quyền mới. Cuộc đấu tranh giữa đại diện các lực lượng đã đi tới thành lập chính phủ liên hợp ngày 29 tháng 6 năm 1945 gọi là “’chính phủ lâm thời đoàn kết dân tộc Ban Lan” do Osubka làm chủ tịch, Go6munca và Micôlaidich (lưu vong) làm phó chủ tịch.

Ngày 19 tháng 11 năm 1947, trong cuộc tuyển cử vào Quốc hội, Đảng Cộng Sản thắng thế, và Micôlaidich bị gạt khỏi chính phủ. Một chính phủ mới được thiết lập do Xirăngkiêvich làm Thủ tướng và Beiêrut làm chủ tịch nước.

Nền chuyên chính dân chủ nhân dân được thiết lập.

Sự hồi phục của Ba Lan được bắt đầu trong những điều kiện vô cùng k hó khăn. Trong những năm chiến tranh, có hơn 6 triệu người Ba Lan hi sinh, hơn 1 triệu người Ba Lan trở

về từ các nhà tù với tình trạng bệnh tật. Khoảng hơn 2 triệu người tàn phế. Bọn phát xít đã tàn phá gần 40% tài sản dân tộc, tàn phá các thành phố của Ba Lan

Cương lĩnh phục hồi Ba Lan xem xét sự biến đổi căn bản nền kinh tế- xã hội trong thời kì cách mạng dân chủ nhân dân.

Nhờ cải cách ruộng đất (được tiến hành trong năm 1944-1945), sở hữu ruộng đất của địa chủ bị tướt đoạt. Hơn 1 triệu nông dân nghèo nhân được ruộng đất. Năm 1945, bắt đầu việc di dân sang các vùng phía Tây và phía Bắc mới được khôi phục. Tại đây, gần nửa triệu hộ nông dân mới được xây dựng. Sở hữu lao động của tiểu nông dân đối với ruộng đất được xác định. Quốc hữu hóa chỉ chiếm 14% ruộng đất.

Vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh cho một nước Ba Lan mới là việc quốc hữu hóa công nghiệp. Tháng 1 năm 1946. Hội đồng dân tộc Ba Lan đã thông qua đạo luật chuyển sang sở hữu nhà nước các lĩnh vực chủ yếu của kinh tế quốc dân. Các xí nghiệp công nghiệp tư sản nay thuộc sở hữu toàn dân, những chủ xí nghiệp nào không có hành động chống nhân dân thì được đền bù một phần. Các xí nghiệp công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm vừa và nhỏ thì không bị quốc hữu hóa. Nhờ đó, tỉ lệ thành phần kinh tế XHCN trong công nghiệp chiếm 86% tổng sản lượng công nghiệp. Giai cấp tư sản đã bị tước bỏ thế lực kinh tế.

Trong thời kỳ chuyển biến cách mạng dân chủ nhân dân cách mạng XHCN, cuộc đấu tranh giai cấp ở Ba Lan trở nên gay gắt hơn. Hơn 20 nghìn người cộng sản và các nhà hoạt động dân chủ khác đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh với lực lượng phản động.

Trung tâm phản động cộng khai là Đảng Nông Dân Ba Lan do Micôlaidich- người cầm đầu chính phủ lưu vong ở Luân Đôn lập ra. Các đại biểu của giai cấp bóc lột với sự ủng hộ của giáo hội và các nước Mĩ. Anh, đòi trả lại tài sản cho các chủ cũ. Chúng tìm cách gây nội chiến và yêu cầu sự can thiệp của nước ngoài.

Nhân dân không muốn trở lại thời kỳ nước Ba Lan địa chủ tư sản. Đầu năm 1947, trong hoàn cảnh đấu tranh giai cấp quyết liệt, cuộc bầu cử vào Quốc hội đã tiến hành. Khối các

Đảng Dân Chủ, đứng đầu là Đảng Cộng Sản, đã giành được đại đa số phiếu. Chuyên chính vô sản được thiết lập dưới hình thức dân chủ nhân dân.

Cuộc đấu tranh cho một nước Ba Lan mới đòi hỏi phải thống nhất các lực lượng tiến bộ trong nước, đặc biệt trong giai cấp công nhân. Trong những năm cách mạng, Đảng Xã hội Ba Lan đã loại bỏ các thành phần phái hữu và chuyển sang hợp tác với những người cộng sản. Tháng 12 năm 1948, tại Đại hội thống nhất Đảng Công Nhân Ba Lan và Đảng Xã Hội Ba Lan, đã dẫn tới thành lập Đảng Công Nhân thống nhất Ba Lan dựa trên nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênnin.

Cùng với Đảng công nhân thống nhất Ba Lan, ở Ba Lan còn tồn tại Đảng Nông dận thống nhất và Đảng Dân chủ với sự tham gia của các tri thức,tiểu thương, tiểu chủ. Đóng vai trò to lớn trong đời sống chính trị Ba Lan là các công đoàn, các tổ chức thanh niên, phụ nữ, văn hóa… Tất cả của Đảng và tổ chức này đều gia nhập Mặt trận thống nhất nhân dân, thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan và tích cực tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nhân dân Ba Lan đã nỗ lực rất lớn để khôi phục nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá. Ngoài ra, phải xây dựng lại trên những vùng đất được trao trả, tổ chức lao động cho những người hồi hương, bảo đảm nhà ở và công việc cho nông dân từ nông thôn chuyển sang xây dựng các nông trường công nghiệp mới.

Việc giải quyết vấn đề ruộng đất ở Ba Lan có nhiều đặc điểm so với các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Phần lớn ruộng đất thuộc nông dân. Thành phần kinh tế XHCN là nông trường quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp ( chiếm 20%). Nông trường quốc doanh là lực lượng cung cấp chủ yếu nguồn ngũ cốc và sản phẩm chăn nuôi cho nhà nước.

Vai trò lớn trong công cuộc xây dựng CNXH ở Ba Lan là sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước khác thuộc khối SEV. Ba Lan nhận được từ Liên Xô dầu lửa, quặng sắt, măng gan và những công cụ máy móc khác nhau. Ba Lan xuất sang Liên Xô tàu biển, đầu máy xe lửa, sản phẩm công nghiệp, hóa chất….

Được nhận lại đất từ bờ biện Ban Tích, Ba Lan đã trở thành cường quốc về biển. Thuận lợi đó đã tạo điều kiện cho sản phẩm tàu biển của Ba Lan chiếm vị trí thứ hai về xuất khẩu (sau than đá). Ba Lan sản xuất 1/3 tàu chở hàng của các nước khối SEV.

Sự xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Ba Lan cũng gặp những khó khăn nhất định. Trong những năm 60, chính phủ Ba Lan có một số sai lầm về điều hành kinh tê. Chính sách kinh tế của nhà nước không dựa trên cơ sở khoa học, tồn tại cả nguyên nhân khách quan, gây ra khó khăn trong đời sống nhân dân: hai năm mất mùa liên tục.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan(12-1970) đã vạch ra con đưởng khắc phục khó khăn và bầu Gêrếch làm bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng.

Trong 30 năm (1945-1975), nhân dân Ba Lan đã giành được những thành tựu to lớn trong sư nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Uy tín quốc tế của Ba Lan được nâng cao. Biên giới phía Tây, theo sông Ôđe- Naixơ- Lugixka phù hợp với hiệp ước Ba Lan và Đức (1970), được củng cố.

Đại hội lần thứ VII Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan tháng 13 năm 1975 đã nhấn mạnh rằng: trong vòng 30 năm, Ba Lan đã hoàn thành công cuộc xây dựng những cơ sở của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Ba lan công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1950.

Một phần của tài liệu SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w