Thực trạng hoạt động tiêu dùng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo& PTNT-Hà Thành (Trang 30 - 32)

Theo thống kê của ngân hàng nhà nước (SBV), tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm 2009 của hệ thống đã đạt được 33.29%. Chính vì vậy, những ngân hàng thương mại cổ phần có mức tăng trưởng dư nợ tín dụng vượt 30% đang được Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo kiểm soát tính hiệu quả của từng hợp đồng, thậm chí

phải “phanh gấp” tốc độ tăng trưởng. Đặc biệt, các ngân hàng được khuyến cáo cảnh giác với những khoản vay tiêu dùng theo lãi suất thỏa thuận.

Theo các chuyên gia, sau thông tư hướng dẫn về lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay qua thẻ ra đời đầu năm 2009, cho vay tiêu dùng phát triển khá sôi động. Đây được xem la “cứu cánh” cho các ngân hàng trong điều kiện lãi suất cho vay bị khống chế tối đa 10,5%/năm và lãi suất huy động thì được các nhà băng đẩy lên phổ biến trên 9%/năm, thậm chí có ngân hàng kéo lãi suât trần cho vay, vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập.

Hiện lãi suất tiêu dùng của tổ chức tín dụng phổ biến từ 14-16,5%/năm. Một phần do mức lợi nhuận khá hấp dẫn của loại hình này khiến nhiều tổ chức tín dụng đã sử dụng quá đà. Nhiều ngân hàng chạy đua hút khách hàng bằng các sản phẩm cho vay tiêu dùng với thời hạn dài, hạn mức lớn tập trung khá nhiều vào nhà đất và cho vay mua ô tô hay các loại tài sản xa xỉ khác.

Trước đây với hoạt động ngân hàng truyền thống, khách hàng chỉ có thể vay vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ. Khi vay vốn, khách hàng phải trình dự án khả thi, thể hiện đối tượng đầu tư vốn sản xuất kinh doanh cái gì, sản phẩm và khả năng tiêu thụ ra sao, vòng quay vốn và thời hạn thu hồi vốn như thế nào…kèm theo tài sản đảm bảo tiền hoặc vay tín chấp, thì mới có thể vay được vốn. Nhưng hiện nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế, các chi nhánh NH nước ngoài, NH liên doanh, NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, Công ty tài chính… đang cạnh tranh mạnh mẽ các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thu hút khách hàng cá nhân. Đó là khách hàng vay tiền với mục đích tiêu dùng chứ không phải đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ…Đây là sản phẩm tín dụng xuất hiện từ lâu trên thế giới và hiện nay đang phát triển rất mạnh, nhưng mới phát triển một số năm gần đây tại Việt Nam.

Năng động nhất chính là các NHTM cổ phần, liên tục đưa ra các sản phẩm tiện ích như: cho vay siêu tốc, đăng kí vay qua mạng internet, lãi suất cho vay hấp dẫn, kỳ hạn cho vay dài, cho vay tới 100% chi phí du học của học sinh, 80% giá tri ngôi nhà hay ô tô….Đồng thời các NHTM cổ phần chủ động tiếp thị qua nhiều

kênh khác nhau, thậm chí phối hợp với công đoàn, với doanh nghiệp tổ chức giới thiệu ngay tại nơi công nhân làm việc, cùng với đại lý ô tô hay chủ dự án nhà ở đi làm thủ tục vay cho khách hàng…

Qua thông tin đại chúng ta thấy tình hình cấp cho vay tiêu dùng của hệ thống ngân hàng trong nước đang nở rộ.

Ngân hàng Liên Việt tuyên bố sẽ cho vay cá nhân khôn cần tài sản thế chấp hay bao lãnh từ phía công ty của cá nhân đó với khoản vay lên đến 500 triệu đồng trong thời gian ba năm. Lãi suất cho vay tín chấp 12%/năm.

Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) sẽ cung cấp khoản tín dụng từ 300-500 triệu đồng cho cá nhân có nhu cầu mua, sửa căn hộ hay mua trả góp ô tô hoặc các mục đích tiêu dùng khác.

Ngân hàng Quốc tế (VIB) đang tích cực triển khai cho vay tiêu dùng, trong đó trọng tâm là cho vay mua ô tô với lãi suất dao động từ 11%-14% phụ thuộc vào điểm tín nhiệm của khách hàng và thời hạn vay. Hạn mức cho vay tối đa 100% giá trị xe trên hóa đơn (đã bao gồm VAT).

Không chỉ có ngân hàng nội, mà các ngân hàng ngoại như ANZ, HSBC, Standard Chartard Bank cũng đang triển khai các chương trình cho vay mua nhà, mua ô tô, tiêu dùng. Khoản vay có thể lên tới 70% giá tri tài sản, thời hạn cho vay lên tới 20 năm. Khối ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài này tập trung vào phân khúc thị trường, đó là nhắm đến những người có thu nhập khá trở lên. Đối tượng này bao gồm chủ doanh nghiệp, những người làm việc cho các cơ quan nước ngoài và dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các đối tượng có thu nhập cao, có mua bảo hiểm nhân thọ tại các công ty bảo hiểm có uy tín. Sản phẩm được khối ngân hàng này tập trung vào chủ yếu là khách hàng mau căn hộ tại các khu chung cư, mua nhà ở của các dự án, mua ô tô mới tại các đại lý chính thức, vay tiền đi du học nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo& PTNT-Hà Thành (Trang 30 - 32)