Giải pháp về công nghệ và vệ sinh an toàn sản phẩm, đảm bảo môi trường

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 60 - 61)

TRÊN THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.3.5 Giải pháp về công nghệ và vệ sinh an toàn sản phẩm, đảm bảo môi trường

với một số lượng nghệ nhân, nhà thiết kế….nhằm chấp nhận đặt may gia công theo yêu cầu của khách hàng với giá cả cao phù hợp với chi phí bỏ ra (đây là một giải pháp có thể thực hiện được và đánh mạnh vào nhóm khách hàng tiêu dùng các sản phẩm may mặc cao cấp, họ thường không coi trọng đến giá cả, mà sẵn sàng bỏ tiền ra mua những sản phẩm độc đáo và có giá trị cao.) Ngoài ra đây là một hình thức marketing cho thương hiệu, và sức cạnh tranh của quốc gia.

3.2.3.4 Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần thay đổi chiến lược kinh doanh của mình, từ cạnh tranh đơn thuần bằng nguồn lao động rẻ sang cạnh tranh bằng giá trị gia tăng (cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ). Với đặc trưng riêng về xu hướng tiêu dùng của khách hàng EU đặc biệt chỉ quan tâm tới chất lượng và thời trang của hai loại sản phẩm này. Nhiều khi yếu tố thời trang lại mang tính quyết định cao hơn nhiềuso với giá cả. Đối với hai mặt hàng này, nhu cầu thay đổi nhanh chóng, đặc biệt về mẫu mã. Bên cạnh đó, một nhược điểm của hàng dệt may Việt Nam chính là thiếu sự nhạy bén về thời trang, tuy đa dạng về chủng lọai hàng hóa xuất khẩu nhưng mẫu mã của sản phẩm chưa thực sự có yếu tố thời trang. Do vậy, để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, cần đi sâu và nghiên cứu việc nâng cao chất lượng sản phẩm như :

Cần tận dụng những đặc trưng riêng từ nguồn lực như công nhân có tay nghề khéo léo, các chất liệu vải tơ tằm, thổ cẩm, thêu, ren được người nứoc ngoài ưa chuộng… để từ đó xây dựng nên những lợi thế cho riêng sản phẩm bằng cách kết hợp các yếu tố đặc trưng riêng của Việt Nam và xu hướng tiêu dùng của thị trường để tạo nên sản phẩm.

Phát triển nguồn nhân lực thiết kế trẻ tạo cho họ những cơ hội được tiếp cận với nền thời trang của các thị trường đang hướng tới như: đưa sinh viên có cơ hội học tập ở một số nước trong cộng đồng chung EU.Tổ chức những buổi trình diễn thời trang nhằm tôn vinh sức sáng tạo của những nhà thiết kế trẻ và vinh danh thương hiệu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU.

3.2.3.5 Giải pháp về công nghệ và vệ sinh an toàn sản phẩm, đảm bảo môitrường trường

Cần nhập khẩu những công nghệ thiết bị dệt may tiên tiến nhất hiện nay của thế giới phục vụ tốt cho các công đoạn in, nhuộm và hoàn tất sản phẩm. Nghiên cứu nhập

khẩu nguồn nguyên liệu vải mộc từ các nước có sẵn như Ấn Độ, Pakistan... từ đó sản xuất ra những sản phẩm vải cao cấp đáp ứng nhu cầu của ngành may. Đây là vấn đề quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh về mặt chất lượng cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Hơn nữa, việc Việt Nam sản xuất được những loại vải cao cấp, cùng với nhiều tổ hợp sản xuất lớn với công nghệ hiện đại, đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000 sẽ thúc đẩy các hãng lớn của Hoa Kỳ với những thương hiệu nổi tiếng đến đặt hàng với số lượng lớn và lâu dài.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w