THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU
2.2.5.1 Chính sách của nhà nước
Trong 5 năm 2000-2005, căn bản hoàn thành phần đầu tư chiều sâu, đổi mới các thiết bị cũ của ngành Dệt- sợi-nhuộm, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng 40- 50% nhu cầu cho ngành may xuất khẩu ( hiện nay mới đáp ứng 18-20% ).
Từ 2005-2007: là giai đoạn ổn định về đầu tư chiều sâu, bước sang đầu tư mở rộng và xây dựng mới để có nhiều mặt hàng mới và tăng năng lực sản xuất nhằm đảm bảo mục tiêu sản lượng đã đề ra.
Phát triển công nghiệp Dệt-May theo hướng đa dạng hoá sở hữu và tập trung vào các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Xây dựng kinh tế nhiều thành phần và vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước theo định hướng XHCN là chiến lược phát triển kinh tế của Đảng ta. Do nguồn vốn Nhà nước có hạn, việc phát triển kinh tế nhiều thành phần là biện pháp huy động tiềm năng tổng hợp, đầu tư nước ngoài đã là một động lực phát triển ngành Dệt-May vừa qua.Việc quy hoạch và sắp xếp lại sản xuất đang triển khai hiện nay cũng là một giải pháp trong việc thực hiện đa dạng hoá sở hữu.
Giải pháp phát triển nguyên liệu trong nước chủ yếu là việc xây dựng các vùng trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm. Đây là chính sách cần có sự phối hợp liên ngành và chia ra từng giai đoạn, có quy hoạch vùng nguyên liệu. Việc phát triển xơ, sợi tổng
hợp khi công nghiệp hoá dầu trong nước phát triển cũng là một giải pháp có triển vọng sau năm 2010.
Đây là một giải pháp quan trọng khi hội nhập quốc tế và khu vực, bảo đảm tính hiệu quả của đầu tư. Khoa học công nghệ càng phát triển, việc đào tạo và chuyển giao công nghệ là một yếu tố thành công trong quá trình phát triển.