lịch Hoa Hướng Dương
Muốn đánh giá trình độ tổ chức quản lý của công ty, cần phải dựa vào hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trên lý thuyết, có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty lữ hành nhưng khi áp dụng vào công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương em chỉ tập trung vào các chỉ tiêu quan trọng và khái quát nhất, quyết định đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. 2.2.1 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp
* Hiệu quả kinh doanh tổng quát: Công thức tính hiệu quả tổng quát : H= TR/TC
Trong đó :
H : hiệu quả tổng quát
TR : tổng doanh thu từ kinh doanh chương trình du lịch trong kỳ phân tích
TC : tổng chi phí cho kinh doanh chương trình du lịch trong kỳ phân tích
TV : tổng vốn đầu tư cho kinh doanh chương trình du lịch trong kỳ phân tích
Áp dụng:
Năm 2008 H= 4.704.545.454/250.427.830=18,786 Năm 2009 H= 5.119.047.619/270.003.986=18,959
Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra, hoặc đơn vị tiền tệ vốn bỏ ra cho việc kinh doanh tour thì thu vào được bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Do vậy hệ số phải lớn hơn 1 thì kinh doanh tour mới có hiệu quả và nếu hệ số này càng lớn hơn 1 bao nhiêu thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Qua kết quả tính toán trên ta nhận thấy trong năm 2008, cứ 1 đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra thì thu được 18,786, trong khi đó năm 2009 cứ 1 đồng chi phí bỏ ra công ty thu được 18,959. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2009 cao hơn năm 2008 là 0,173. Điều này chứng tỏ công ty tổ chức và quản lý có hiệu quả hơn, nếu xu hướng này tiếp tục trong thời gian tới thì công ty thu về được nhiều doanh thu và lợi nhuận hơn. 2.2.2 Hiệu quả kinh doanh bộ phận
* Bộ phận du lịch: Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên phòng du lịch trong 2 năm 2008,2009. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một lao động trong phòng du lịch thì thực hiện phục vụ được bao nhiêu ngày khách trong kỳ phân tích, hoặc cứ một lao động thì làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu từ
kinh doanh tour trong 2 năm 2008,2009. Và đây cũng chính là chỉ tiêu tổng quát nhất để so sánh hiệu quả sử dụng lao động giữa 2 năm này. Công thức tính năng suất lao động bình quân
Na= TR/N Trong đó :
Na : năng suất lao động bình quân trong kỳ phân tích N : số lao động của phòng du lịch trong kỳ phân tích TR : tổng doanh thu của phòng du lịch trong kỳ phân tích Áp dụng:
Năm 2008: Na= 940.090.090/12=78.409.090 Năm 2009: Na= 1.023.809.524/12=85.317.460
Chỉ tiêu này cho ta thấy trong năm 2008 cứ 1 nhân viên trong phòng du lịch làm được 78.409.090 doanh thu từ hoạt động kinh doanh tour, trong khi đó năm 2009 làm được 85.317.460, tăng đáng kể so với năm trước là 6.908.370. Điều này chứng tỏ cán bộ nhân viên phòng kinh doanh đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng về các chương trình sản phẩm du lịch từ đó góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Nếu xu hướng này tiếp tục được duy trì trong những năm tới đảm bảo công ty sẽ có được vị thế đáng nể trong ngành du lịch Việt Nam.
• Bộ phận khách sạn : Chỉ tiêu doanh thu trung bình một ngày khách và chỉ tiêu chi phí trung bình một ngày khách sẽ được dùng làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của khách sạn trong năm 2008, 2009.
- Chỉ tiêu trung bình một ngày khách Công thức:
Ra= TR/TNK( đơn vị tiền tệ/ ngày khách)
Trong đó :
Ra : Doanh thu trung bình một ngày khách trong năm phân tích TR: Doanh thu từ hoạt động khách sạn trong năm phân tích
TNK: số ngày khách trong năm phân tích Áp dụng:
Năm 2008= 1.321.890.006/ 360=3.671.916 Năm 2009= 1.564.876.453/360=4.346.879
Nhìn vào kết quả tính toán trên nhận thấy doanh thu trung bình một ngày khách năm 2009 cao hơn năm 2008 là 674.963
- Chỉ tiêu chi phí trung bình trên một ngày khách Công thức:
Ca= TC/TNK ( đơn vị tiền tệ/ ngày khách ) Trong đó :
Ca : chi phí trung bình một ngày khách trong năm phân tích TC: Chi phí hoạt động khách sạn trong năm phân tích
TNK: Số ngày khách trong năm phân tích Áp dụng:
Năm 2008= 67.654.324/360=187.928 Năm 2009= 77.098.675/360=214.162
Chi phí hoạt động khách sạn trung bình trên một ngày khách của năm 2009 cao hơn của năm 2008 là 26.234, con số không phải là lớn, thể hiện một phần chi phí đầu tư tu sửa lại khách sạn.
Kết luận : Với các chỉ tiêu trên giúp ích rất nhiều cho cán bộ công ty