Cải tạo nguồn quỹ và ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 58 - 60)

I Vốn đầu tư của Nhà

CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.3.5 Cải tạo nguồn quỹ và ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư

Hiệu quả hoạt động của bất cứ cơ quan xúc tiến đầu tư nào đều chịu ảnh hưởng bởi các nguồn lực dành cho công tác xúc tiến. Một mặt, ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư của mỗi cơ quan phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu, chiến lược xúc tiến và các chương trình xúc tiến cụ thể. Ngược lại, các chương trình và chiến lược xúc tiến đầu tư lại phụ thuộc vào nguồn lực của mỗi cơ quan xúc tiến đầu tư

Do xúc tiến đầu tư là hoạt động vì mục tiêu lợi ích của cộng đồng nên nguồn tài chính của các cơ quan xúc tiến đầu tư nên lấy từ ngân sách quốc gia. Ngoài ra, có thể lấy từ những nguồn viện trợ nước ngoài, đóng góp từ những khu vực tư nhân hay các khoản phí dịch vụ thu trước của các nhà đầu tư. Các cơ quan xúc tiến đầu tư cũng nên tìm kiếm thêm những nguồn quỹ khác để tận dụng những nguồn lực của mình.

Viện trợ quốc tế:

Thường có một số tổ chức quốc tế chuyên cung cấp tài chính hoặc hỗ trợ cho việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước, các chương trình xúc tiến đầu tư tư nhân, chương trình nâng cấp, mở rộng hoạt động, nâng cao khả năng quản trị kinh doanh... Cơ quan xúc tiến đầu tư nên thảo luận với những tổ chức này để có được sự hỗ trợ tài chính cho hoạt động xúc tiến FDI.

Những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các tổ chức quốc tế có thể là:

- Hỗ trợ kỹ thuật trong giai đoạn đầu, đặc biệt trong việc xác định quyền hạn và nghĩa vụ của từng phòng ban cụ thể.

- Nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên - công tác phát triển đội ngũ nhân viên gồm nhiều hoạt động đa dạng như cung cấp các khoá đào tạo ngắn hạn về những chủ đề đã được cơ quan xúc tiến lựa chọn, tư vấn về các kỹ năng cụ thể trong xúc tiến đầu tư để làm việc tại cơ quan. Một số cơ quan cũng có thể cung cấp học bổng cho những khóa đào tạo dài hạn.

- Công nghệ thông tin quản trị - cơ quan xúc tiến đầu tư cần tìm hiểu những nguồn hỗ trợ tài chính từ những tổ chức quốc tế nhằm phát triển Website hiện tại và xây dựng các trung tâm thông tin cùng cơ sở dữ liệu về các nhà đầu tư.

Khu vực tư nhân:

Cũng như rất nhiều hình thức hỗ trợ đến từ khu vực tư nhân. Nói chung, khu vực tư nhân thường không cung cấp nguồn tài chính nhưng lại sẵn sàng hợp tác trong các hoạt động xúc tiến đa dạng khác. Những đóng góp có thể có được từ khu vực tư nhân là:

- Hợp tác trong việc phát hành những bản giới thiệu hướng dẫn kinh doanh và gửi chúng tới các nhà đầu tư tiềm năng.

- Hỗ trợ duy trì trang web bằng việc cung cấp những thông tin cập nhật nhất. Chẳng hạn một công ty luật có thể cung cấp cho cơ quan xúc tiến đầu tư bản dịch tiếng Anh về những luật lệ và quy chế mới ban hành để đưa lên các trang web.

- Hỗ trợ tổ chức những buổi hội thảo đầu tư như chuẩn bị nguyên vật liệu, cung cấp nguồn tài chính…

Hạn chế về nguồn lực đang là vấn đề chung của bất cứ cơ quan xúc tiến đầu tư nào, đặc biệt là các cơ quan xúc tiến đầu tư tại các nước đang và chậm phát triển. Tuy nhiên nếu thiếu nguồn tài chính đảm bảo thì thành công của chương trình rất khó đạt được nên vấn đề cải tạo ngân quỹ cho hoạt động xúc tiến đầu tư cần được quan tâm hơn nữa trong quá trình lập dự thảo sử dụng ngân sách quỗc gia hàng năm.Đồng thời các cơ quan xúc tiến đầu tư cũng phải tự nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ để bổ sung cho ngân quỹ hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w