I Vốn đầu tư của Nhà
CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ
2.2 Thuận lợi và khó khăn Hà Nội gặp phải trong công tác xúc tiến đầu tư
2.2.1Những cơ hội và thuận lợi trong quá trình xúc tiến đầu tư của Hà Nội
Thứ nhất, sự ổn định chính trị - xã hội được giữ vững trên cơ sở nền kinh tế đạt được tỉ lệ tăng trưởng cao, liên tục chính là môi trường thuận lợi nhất để quảng bá hình ảnh phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hà Nội là Thủ đô – thành phố quan trọng nhất của nước, được Trung ương coi là địa bàn trọng điểm đầu tư và đảm bảo an ninh mọi mặt, đồng thời được phép có cơ chế phân cấp quản lý kih tế - xã hội nói chung và quản lý đầu tư đặc thù nói riêng.
Đây là nơi tập trung những cơ quan đầu não của Đảng, Nhà Nước, các Bộ, Ngành, các cơ quan Trung ương, hiệp hội, đoàn thể, các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện, các trung tâm dịch vụ tài chính – ngân hàng, thương mại, thông tin – bưu chính viễn thông. Hà Nội với vị thế là thủ đô của Việt Nam luôn có được môi trường chính trị - xã họi ổn định lâu dài cho các hoạt động đầu tư.
Thứ hai: Chúng ta đã có được những kế hoạch và chương trình chủ động, có hiệu quả. Xác định được xúc tiến đầu tư cũng như xúc tiến thương mại là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các Bộ, ngành, các tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp, chúng ta đã thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại các Bộ, ngành, Tổng công ty và đặt các cơ quan đại diện nước ta tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để chủ động vận động thu hút đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ ngoại giao, Bộ thương mại đã tổ chức phối hợp nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước và các tập đoàn đa quốc gia, các tập đoàn và công ty lớn và đề ra chính sách vận động thu hút đầu tư phù hợp cho giai đoạn hiện tại và kịp thời điều chỉnh các đối sách trong quá trình nghiên cứu luật pháp, chính sách và biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực.
Trên cơ sở quy hoạch ngành, sản phẩm, lãnh thổ và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư được phê duyệt, các ngành, các địa phương đã chủ động tiến hành vận động, xúc
tiến đầu tư một cách cụ thể, trực tiếp đối với từng dự án, trực tiếp với từng tập đoàn, công ty, nhà đầu tư có tiềm năng.
Các Bộ, ngành, cơ quan đã có sự tập trung chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời các nhà đầu tư hiện đang có dự án hoạt động giúp họ giải quyết tốt các vấn đề phát sinh. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng để vận động có hiệu quả và có sức thuyết phục nhất đối với các nhà đầu tư mới.
Các cơ quan xúc tiến cũng đã đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư, lập các Website, tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba là với cơ sở hạ tầng đô thị ngày càng đồng bộ, hiện đại, hạ tầng giao thông vận tải khá phát triển, có mặt và có điều kiện phát triển đủ loại hình, phương thức giao thông đối nội, đối ngoại ( đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không ) nối với các cửa khẩu quốc tế, đã có sự phát triển bước đầu liên thông, hình thành các mạng lưới, tuyến giao thông vận tải dọc ngang tren toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nối liền với các vùng khác trong cả nước; với quy mô dân số tương đối lớn và thêm vai trò là đầu mối tiếp cận thị trường các tỉnh miền Bắc Việt Nam, phía Tây – Nam Trung Quốc và nước láng giềng Lào, vị trí kinh tế, quy mô và tiềm năng thị trường của Hà Nội đã đựơc nâng lên tầm cao mới, với một sức hấp dẫn ngày càng cao, trở thành điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời giữa các địa phương và cơ sở trong vùng đã ít nhiều phát triển các quan hệ phân công, chuyên môn hóa, hợp tác, giao lưu, trao đổi nguyên liệu, bán thành phẩm và hàng hóa. Ngay cả tâm lý và cơ cấu tiêu dung của đông đảo cáca tầng lớp nhân dân và điều kiện tổ chức xúc tiến thương mại, tiếp thị, cung cấp dịch vụ hậu mãi của các doanh nghiệp trên địa bàn cho khách hàng tiêu thụ trong và ngoài đại bàn cũng thuận lợi hơn so với các vùng khác, nhất là về nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực chất lượng, trình độ cao như đồ điện dân dụng, đồ điện tử, xe máy, ô tô, hàng cơ – kim khí tiêu dung, hàng da, mỹ phẩm, hàng khác...Việc sản xuất, cung ứng các dịch vụ kĩ thuật, chuyển giao công nghệ giữa Hà Nội và các vùng khác phụ cận cũng có nhiều điều kiện thực tế và tiềm năng phát triển do những khoảng trống hoặc mức độ sơ khai của chúng tại các địa phương
này. Điều này cho phép Hà Nội có thuận lợi trong xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối – tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Thành phố, vùng và mở rộng sang các khu vực khác, Hà Nội là nơi có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao, tạo thuận lợi cả về “ đầu vào ‘ lẫn “ đầu ra “ cho phát triển công nghiệp,dịch vụ, nhất là các ngành có hàm lượng vốn,công nghệ, giá trị gia tăng cao. Nhiều nhà đầu tư quốc tế lớn, có tầm nhìn chiến lược xếp Hà Nội là một trong những thị trường tiềm năng lớn trong khu vực. Họ cho rằng với vị trí, vai trò của Hà Nội, đầu tư vào đây không những là tiếp cận nhu cầu của một thị trường tương đối lớn ở nước sở tại, mà còn là địa bàn để cung cấp hàng hóa cho một số thị trường các tỉnh phía Bắc Việt Nam cũng như một số nước láng giềng như Lào, Campuchia, Myanma và vùng Tây – Nam Trung Quốc.
Thứ tư, tiềm năng phát triển của Hà Nội còn khá dồi dào, còn nhiều khả năng có thể khai thác, có sức hấp dẫn mạnh với dòng vốn đầu tư nước ngòai, đặc biệt như về lao động, đất đai đã có hạ tầng, hệ thống mối quan hệ kinh tế thị trường, danh lam thắng cảnh tầm cỡ khu vực và quốc tế… Ngay cả vị trí địa lý và vai trò là Thủ đô của một quốc gia cũng là lợi thế to lớn cho sự phát triển kinh tế dịch vụ của Hà Nội trong tương lai. Về lao động Hà Nội là một Thành phố có nhân lực dồi dào cả về số lượng và chất lượng, với mặt bằng dân trí cao hơn các địa phương khác. Hơn nữa, người dân Hà Nội thông minh, sang tạo, cần cù và có ý thức tuân thủ kỉ cương kỉ luật lao động, ít có đình công, bãi công tự do. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư.
Hà Nội là nơi tập trung các trường đại học, dạy nghề, viện nghiên cứu và các cơ sở vật chất khoa học – công nghệ lớn nhất cả nước; trên địa bàn Thành phố có 49 trường đại học, cao đẳng chiếm 60% cả nước, 34 trường trung học chuyên nghiệp, 41 trường dạy nghề, 112 viện nghiên cứu, với khoảng 34% lao động được đào tạo có bằng cấp, so với mức 10-12% của cả nước.
Ngoài ra, do các yếu tố lịch sử để lạivà sự phát triển phân công lao động xã hội, nên Hà Nội và các địa phương lân cận còn là nơi tập trung mật độ cao nhièu trung tâm, doanh nghiệp, công nghiệp đa dạng, quan trọng, hiện đại, cũng như nhỉều cơ sở làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống có khả năng tiềm tàng mở rộng sự phát triển tren cơ sở tăng cường sự đầu tư và hiện đại hóa trang thiết bị. Nhiều sản phẩm có bề
dày lịch sử, đặc trưng cho văn hóa và tài trí của nhân dân và các địa phương Bắc Bộ, có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và có triển vọng trên thị trường nước ngoài. Chẳng hạn, sản phẩm dệt may hiện là một trong năm sản phẩm chủ lực của công nghiệp Hà Nội, đồng thời cũng là một trong 11 nhóm hàng Việt Nam có triển vọng lớn khi thâm nhập thị trường Mỹ.
Cũng cần thấy rằng, bản thân cơ cấu kinh tế trên địa bàn Hà Nội với tỉ lệ dịch vụ và công nghiệp chiếm hơn 98% GDP là cơ cấu tiến bộ, khá gần gũi với cơ cấu của nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới. chính cơ cấu này cùng với những năng lực công nghiệp và cơ sở vật chất kĩ thuật khác đã tích lũy được hoặc chưa được khai thác hết đang và sẽ tạo nền tảng và để đẩy nhanh hơn công cuộc công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, cả hiện tại và tương lai, cả ở cấp vĩ mô và vi mô. Ngay cả tỷ lệ nông nghiệp cuả Hà Nội tuy chiếm 1,7 % GDP song đa số được sản xuất chuyên canh tập trung tại những vùng hoặc trang trại truyền thống hoa màu, trồng cây công nghiệp, hoa, quả đặc sản, các loại gia cầm, gia súc có sức tiêu thụ cao trên thị trường, tạo nguồn hàng tập trung cho công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đáp ứng thị trường trong nước và có thể xuất khẩu nêu được đầu tư quan tâm.
Thứ năm, với việc hình thành, từng bước hoàn thiện hệ thồng cơ chế, chính sách kinh tế thị trường định hướng XHCN, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, tích lũy được nhiều kinh nghiệm đắt giá trong thực tiễn thu hút đầu tư nước ngoài, tạo được một môi trường đầu tư tương đối cạnh tranh so với nhiều nước trong khu vực. Những kinh nghiệm quốc tế và những bài học đắt giá trrong thực tiễn thu hút đầu tư nước ngoài của nước ta trong suôt thời gian qua… cũng là những hành trang cần thiết và hữu ích để chúng ta học hỏi, điều chỉnh và hoàn thiện những ứng xử và công cụ, cũng như các điều kiện cần thiết cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn, hiệu quả hơn, bền vững hơn.
Thứ sáu, bản thân sự tập trung các dự án đầu tư trên địa bàn ( Hà Nội đứng thứ hai cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài ) cũng đang và sẽ đóng góp và làm tăng thêm những động lực mạnh mẽ và tích cực để phát triển công nghiệp trong Vùng và kinh tế nói chung, cũng như tạo ra sức hấp dẫn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng,
bao gồm từ việc tạo nền tảng cơ sở của ngành, phát triển phân công, hợp tác lao động, phất triển cấc ngành công nghiệp phụ trợ, các doanh nghiệp vệ tinh và các dịch vụ kèm theo, đào tạo lao động công nghiệp, kích thich cạnh tranh và chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tiếp thị và những động tác hữu ích khác cho các doanh nghiệp Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.