Đánh giá chung về công tác đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại TTGDCKHN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức phát hành trái phiếu chính phủ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (Trang 52 - 65)

2. Công tác phát hành trái phiếu Chính phủ tại TTGDCKHN

2.2.Đánh giá chung về công tác đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại TTGDCKHN

TTGDCKHN.

Ngày 19/4/2005, HASTC tổ chức phiên đấu thầu TPCP đầu tiên do Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển VN) phát hành. Tổng khối lượng gọi thầu là 200 tỷ chia đều cho 2 loại kỳ hạn 5 năm và 15 năm. Tuy nhiên chỉ có 25 tỷ trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 10 tỷ trái phiếu kỳ hạn 15 năm được bán (17,5% khối lượng gọi thầu) mặc dù tổng mức cầu lên tới 179 tỷ cho loại kỳ hạn 5 năm và 175 tỷ cho loại kỳ hạn 15 năm. Đây là lần đầu tiên TTGDCK Hà Nội tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ. Đợt trái phiếu này phát hành dưới hình thức ghi sổ và chứng chỉ, phương thức phát hành là đấu thầu kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất và trái phiếu sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Tuy nhiên, mức lãi suất vẫn phải nằm trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định. Về thanh toán, tiền gốc trái phiếu

được thanh toán một lần bằng mệnh giá khi đến hạn, tiền lãi được trả một năm một lần vào ngày trùng với ngày phát hành trái phiếu. Trường hợp không nhận lãi, lãi trái phiếu sẽ được bảo lưu và không nhập gốc.Mặc dù số lượng thành viên đấu thầu của TTGDCK Hà Nội lên tới con số 24 nhưng chỉ có 6 nhà thầu tham gia phiên đấu thầu cho cả 2 loại. Đối với trái phiếu kỳ hạn 5 năm, ngày phát hành là 21/4/2005, lãi suất đặt thầu cao nhất là 9,15%, thấp nhất là 8,55%, lãi suất trúng thầu là 8,6% cho khối lượng 25 tỷ đồng. Đối với trái phiếu kỳ hạn 15 năm, ngày phát hành là 21/04/2005, lãi suất đặt thầu cao nhất là 10,1%, thấp nhất là 9,1%, lãi suất trúng thầu là 9,1% cho khối lượng 10 tỷ đồng. Như vậy, tổng số lượng trái phiếu bán được chỉ chiếm 17,5% khối lượng gọi thầu. Các nhà thầu tỏ ý thất vọng vì không mua được trái phiếu với giá dự kiến, hầu hết đều cho rằng giá trần Quỹ đưa ra là quá thấp so với lãi suất ngân hàng hiện nay. Trước cuộc đấu thầu, Quỹ cũng chỉ kỳ vọng bán được 30 - 35% tổng khối lượng gọi thầu. Mức lãi suất trần Quỹ đưa ra là hoàn toàn phù hợp bởi trái phiếu có kỳ hạn dài, Quỹ sẽ phải trả cho nhà thầu mức lãi suất ổn định trong vòng 5 đến 15 năm nữa bất kể lãi suất trên thị trường biến động ra sao”. Lãi suất ngân hàng biến động hàng ngày theo tình hình thị trường, rủi ro ngân hàng phải chịu cũng là rủi ro ngắn hạn. Quỹ HTPT khó có thể đưa ra mức lãi suất phù hợp với tình hình thị trường ngắn hạn để phục vụ nhu cầu cho vay dài hạn lên tới 15 năm. Mặc dù thế, khó có nhà thầu nào chịu bỏ tiền mua trái phiếu với mức lãi suất 8,6% cho kỳ hạn 5 năm khi mà lãi suất tiền gửi ngân hàng là 9% cho kỳ hạn 2 năm với số tiền gửi 500 triệu đồng trở lên.

Ngày 15.3.2007, TTGDCK Hà Nội tổ chức đấu thầu (đợt 1/2007) 300 tỉ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP) do Kho bạc nhà nước (KBNN) phát hành. Đây là lần đầu tiên KBNN phát hành TPCP theo lô lớn.Theo đó, TPCP đợt này có kỳ hạn 5 năm, phát hành ngày 19.3.2007, đáo hạn ngày 19.3.2012. Lãi suất danh nghĩa là 7,8% năm, thanh toán lãi hàng năm. Theo quy chế, TPCP phát hành theo lô lớn phải có kỳ hạn từ 5 năm trở lên và khối lượng phát hành trên 1.000 tỉ

đồng. Phương thức đấu thầu áp dụng trong phiên đấu thầu này là cạnh tranh lãi suất. Sau khi phát hành trái phiếu được niêm yết tại TTGDCK Hà Nội.

Đến ngày 24/04/2007, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ theo lô lớn đợt 2/2007 với khối lượng là 3 triệu trái phiếu, tương đương giá trị 300 tỷ đồng theo mệnh giá. Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, phát hành ngày 27/4/2007, ngày đến hạn thanh toán là ngày 19/3/2012. Lãi suất danh nghĩa là 7,8% năm, thanh toán lãi hàng năm. Giống như đợt 1/2007, phương thức đấu thầu đợt này vẫn là đấu thầu cạnh tranh lãi suất, trái phiếu được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ và bán cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá và được niêm yết tại HASTC.

Theo HASTC, trong chương trình phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn để huy động vốn cho đầu tư phát triển năm 2007, Kho bạc Nhà nước dự kiến huy động theo 3 đợt với tổng khối lượng là 10 triệu trái phiếu, tương đương 1.000 tỷ đồng. Trong đó, đợt 1 đã phát hành thành công 3 triệu trái phiếu tương đương 300 tỷ đồng qua HASTC vào ngày 15/3/2007, đợt 2 đấu thầu 3 triệu trái phiếu, tương đương 300 tỷ đồng vào ngày 24/4/2007 và đợt 3 sẽ tiến hành đấu thầu 4 triệu trái phiếu tương đương 400 tỷ đồng vào tháng 5/2007.

Như vậy bứơc đầu phát hành trái phiếu chính phủ theo lô lớn đã đạt được những kết quả nhất định.Thời gian qua trái phiếu Chính phủ được phát hành nhiều đợt, mỗi đợt với lượng vốn huy động nhỏ, có ngày phát hành và ngày đáo hạn khác nhau. Điều này là nguyên nhân cơ bản làm hạn chế tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ, từ đó hạn chế khả năng huy động vốn của Kho bạc Nhà nước qua phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường. Đồng thời đã tạo nhiều khó khăn cho nhà phát hành, nhà đầu tư, nhà môi giới và cả cơ quanquảnlý.Vì vậy cần phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn và cơ cấu lại các lô trái phiếu đã phát hành còn trong thời hạn lưu hành.

Phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn là việc phát hành một khối lượng lớn trái phiếu Chính phủ có cùng lãi suất danh nghĩa và có cùng ngày đáo hạn trong một hoặc nhiều đợt phát hành khác nhau. Thời hạn phát hành của một lô

lớn trái phiếu tối đa không quá 365 ngày. Khối lượng phát hành của một lô lớn trái phiếu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng. Trái phiếu lô lớn được phát hành theo phương thức đấu thầu hoặc bảo lãnh. Kỳ hạn của trái phiếu lô lớn từ 5 năm trở lên.

Mục đích của việc phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn là nhằm tăng cường khả năng huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển, đồng thời nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ trên thị trường giao dịch (thị trường thứ cấp) và tạo khả năng hình thành lãi suất chuẩn cho các công cụ nợ

KẾT QUẢ CHI TIẾT ĐẤU THẦU TPCP TẠI HASTC GIAI ĐOẠN 2005-2008

-Lãi suất huy động trung bình của các NHTM là 8,25%/năm trong tháng 2/2008 và tăng đến 17,5% trong tháng 9/2008

- Số liệu QIV/2008 tính đến 08/12

(Nguồn : TTGDCK Hà Nội)

KẾT QUẢ ĐẤU THẦU TẠI HASTC GIAI ĐOẠN 2005-2008 CHI TIẾT THEO CHỦ THỂ PHÁT HÀNH

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 KL gọi KL trúng KL gọi KL trúng KL gọi thầu KL trúng KL gọi thầu KL trúng thầu

thầu thầu thầu thầu thầu Kho bạc Nhà nước 0 0 4,800 3,798 22,000 16,180 18,200 4,292 Ngân hàng Phát triển VN 1,200 55 800 0 4,000 1,675 9,200 1,816 UBND Tp. Hà Nội 150 150 150 40 0 0

Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị Tp. HCM 0 0 610 430 3,016 1,084 Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN 1,000 500 Tổng cộng 1,350 205 6,360 4,268 29,016 18,939 28,400 6,608 (Nguồn : TTGDCK Hà Nội)

(Nguồn : TTGDCK Hà Nội)

CƠ CẤU KQ ĐẤU THẦU TẠI HASTC GIAI ĐOẠN 2005-2008

(Nguồn : TTGDCK Hà Nội)

(Nguồn : TTGDCK Hà Nội)

SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN ĐẤU THẦU QUA CÁC NĂM

TP Chính Phủ: 28.316 tỷ đồng TP được CP bảo lãnh: 500 tỷ đồng TP Chính quyền địa phương: 1704 tỷ đồng

CTCK NHTM trong nước NHTM nước ngoài TCTC khác Tổng 2005 11 7 1 8 27 2006 12 9 4 11 36 2007 29 17 8 14 68 2008 36 20 8 16 80 (Nguồn : TTGDCK Hà Nội) Vào thời điểm kỷ niệm tròn 1 năm thực hiện Quyết định 2276/QĐ-BTC ngày 20/6/2006 của Bộ Tài chính về tập trung đấu thầu trái phiếu chính phủ (TPCP) tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC), từ thực tế cho thấy tỷ lệ thành công của các phiên đấu thầu TPCP ngày càng cao và lãi suất huy động ngày càng giảm. Nhất là sau khi HASTC đưa ra con số 12.005 tỷ đồng huy động được từ thị trường trái phiếu, nhiều người đã lạc quan cho rằng “hoạt động đấu thầu loại chứng khoán này đang thực sự chuyển biến tích cực và ngày càng hiệu quả hơn”.

Theo những kết quả báo cáo và thống kê, cả 8 phiên đấu thầu trái phiếu diễn ra trong quý I/2007 đều thành công với tỷ lệ trúng thầu đạt tới 99% (khối lượng

trúng thầu là 3.860 tỷ đồng/3.900 tỷ đồng khối lượng gọi thầu). Riêng TPCP do Kho bạc Nhà nước phát hành, năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 thông qua gần 30 phiên đấu thầu TPCP tại HASTC, đã huy động được 12.695 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Hơn nữa, lãi suất đấu thầu trái phiếu giảm dần (lần đầu tiên lãi suất TPCP đã giảm xuống mức thấp hơn lãi suất ngân hàng, cụ thể lãi suất cơ bản vào ngày 1/6/2007 là 8,25% theo Quyết định 1143/QĐ-NHNN ngày 29/5/2007, trong khi đó lãi suất trúng thầu TPCP kỳ hạn 5 năm vào ngày 11/6/2007 là 7,15%), dẫn đến lãi suất bảo lãnh phát hành cũng giảm. Điều này đã giúp làm giảm đáng kể gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, góp phần bình ổn lãi suất cho vay của ngân hàng, từ đó góp phần bình ổn kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, sau khi có được các số liệu báo cáo và thống kê tổng hợp từ các phiên đấu thầu TPCP thời gian gần đây, không ít người đã đi từ ngạc nhiên đến sửng sốt. Khối lượng đăng ký tương đối cao, bình quân gấp 3,65 lần khối lượng gọi thầu, nhưng tỷ lệ thành công (thành công ở đây được hiểu theo nghĩa Chính phủ bán được hết số TPCP như dự kiến; nhà phát hành thu về được khoản vốn như đã kỳ vọng, còn nhà đầu tư mua được TPCP với mức giá hợp lý) lại đang theo chiều hướng giảm dần. Nếu như trong quý I/2007, đấu thầu TPCP đạt tỷ lệ thành công 99%, thì đến quý II/2007 giảm xuống còn 82,46% và đến cuối quý III/2007, con số này chỉ còn 58,39%. Điển hình là tại phiên đấu thầu TPCP ngày 5/9, tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt 100 tỷ đồng trên tổng khối lượng gọi thầu 700 tỷ đồng, tỷ lệ thành công ở mức rất khiêm tốn: 14,2%. Trước đó, tỷ lệ trúng thầu tại các phiên ngày 3/7, ngày 10/8 và ngày 16/8 lần lượt chỉ đạt 25%, 28,57%, và 33,33% (đối với TPCP kỳ hạn 5 năm). Đặc biệt, phiên đấu thầu 200 tỷ đồng TPCP (kỳ hạn 15 năm, phát hành ngày 27/9/2007 dưới hình thức ghi sổ) do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành diễn ra vào chiều 25/9/2007 tại HASTC với khối lượng trúng thầu bằng… 0! Và mới đây nhất, phiên đấu thầu TPCP do Kho bạc Nhà nước phát hành đợt 16/2007 loại kỳ hạn 5 năm diễn ra

vào chiều 4/10/2007 kết quả cũng lại như phiên đấu thầu TPCP hôm 25/9, toàn bộ 500 tỷ đồng cũng không phát hành được.

Có một nghịch lý là trong khi số lượng thành viên tham gia đấu thầu ngày một nhiều hơn, khối lượng đăng ký đấu thầu ngày một vượt quá khối lượng gọi thầu - điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu đầu tư vào thị trường trái phiếu ngày một tăng - thì khối lượng trúng thầu mỗi ngày lại một giảm. Chẳng hạn, tại phiên đấu thầu TPCP ngày 4/10 vừa qua, tổng khối lượng đăng ký lên tới 2.450 tỷ đồng, gấp 4,9 lần lượng đưa ra đấu thầu, nhưng không có một ai trúng thầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một nghịch lý nữa là trong khi TPCP đang “ế ẩm” thì trái phiếu của một số doanh nghiệp lại khá đắt hàng. Chẳng hạn như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa phát hành thành công 2.250 tỷ đồng trái phiếu, mỗi trái phiếu ACB được bán bằng mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu với lãi suất 8,6%/năm. Còn Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam (VNECO) cũng vừa chào bán thành công 5 triệu trái phiếu (kỳ hạn 5 năm, lãi suất cố định 10,15%/năm) với tổng giá trị phát hành là 500 tỷ đồng, số lượng đăng ký mua trong đợt phát hành này lên tới 11.100.000 trái phiếu.

Nguyên nhân chủ yếu khiến việc huy động vốn qua hình thức đấu thầu TPCP không thành công vẫn là do việc Bộ Tài chính đưa ra mức lãi suất trần quá thấp: đối với TPCP kỳ hạn 5 năm, mức lãi suất trần chỉ từ 7,05-7,9%/năm; với TPCP kỳ hạn 10 năm, con số trên chỉ từ 7,95% - 8,6%/năm; còn với TPCP kỳ hạn 15 năm thì mức lãi suất trần đưa ra cũng chỉ ở mức 8 - 8,8%/năm. Riêng tại phiên đấu thầu 4/10 vừa qua, mức lãi suất đăng ký thấp nhất là 8,1%, cao nhất là 9%, nhưng mức lãi suất trần của Bộ Tài chính quy định chỉ là 7,9%. Trong khi đó, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đưa ra mức lãi suất khá hấp dẫn, tính thanh khoản cao hơn TPCP, khiến nhiều nhà đầu tư đổ dồn vào trái phiếu doanh nghiệp và không mấy mặn mà với TPCP - vốn chiếm 89% thị phần trái phiếu.

Về phía doanh nghiệp, trong khoảng thời gian cuối năm 2006 đến nửa đầu năm 2007, nhu cầu của nhà đầu tư trong nước và quốc tế với TPCP rất lớn do lãi suất của TPCP khá hấp dẫn. Nhưng trong thời gian gần đây, do lãi suất của TPCP có chiều hướng giảm đáng kể, cộng thêm tâm lý lo ngại lạm phát có xu hướng gia tăng khiến mức lãi suất của TPCP (chỉ khoảng trên dưới 7-8%) không đủ bù lại mức tăng giá do lạm phát mà các nhà đầu tư trong nước phải gánh chịu. Riêng với các nhà đầu tư nước ngoài, hiện còn tồn tại những lo ngại liên quan đến

mặn mà trong việc đầu tư vào thị trường trái phiếu. , Trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài hy vọng rằng đồng tiền Việt Nam sẽ mạnh lên do các luồng vốn từ nước ngoài đổ vào, tạo sức ép tăng giá đồng nội tệ. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì chính sách đồng tiền Việt Nam giảm giá và thường mức giảm khoảng từ 1% trong một năm. Tỷ giá bị chênh lệch mất 1% cộng với lạm phát gia tăng khiến sức hấp dẫn của TPCP cũng bị ảnh hưởng không nhỏ và cầu từ phía nhà đầu tư nước ngoài giảm đi trông thấy trong thời gian qua.

Mặt khác, giá trị giao dịch của TPCP/giá trị niêm yết và mức độ tập trung của TPCP của Việt Nam còn rất thấp so với TPCP của các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, kỳ hạn và hình thức bán trái phiếu (hiện hình thức đấu thầu TPCP ở nước ta chủ yếu theo phương thức đơn giá, hay còn gọi là đấu giá kiểu Hà Lan) chưa đa dạng, hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp chưa có nên không tạo được sự tập trung lớn của các thành viên tham gia thị trường phát hành.

Chương III : Một số giải pháp hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ tại TTGDCKHN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức phát hành trái phiếu chính phủ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (Trang 52 - 65)