KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Mô phỏng các kịch bản điều tiết hệ thống hồ chứa lưu vực sông Ba (Trang 66 - 69)

 Kết quả bài toán mẫu:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Để thiết lập các quy trình điều tiết hồ chứa các mô hình mô phỏng và tối ưu thường được sử dụng. Tuy nhiên với hệ thống đa hồ, đa mục tiêu thì việc thiết lập và giải bài toán tối ưu là khá khó khăn nên các mô hình mô phỏng được sử dụng rộng rãi hơn.

Vận hành cửa van hệ thống hồ chứa trên sông Ba để cắt lũ khá phức tạp. Các cửa được mở theo từng nấc 0.5 m, các cửa được mở từ giữa ra. Hết một chu trình thì mở tiếp nấc mới. Các hồ đã đi vào hoạt động, việc vận hành của van tuân theo quy trình đã được phê duyệt. Mặc dù có sẵn một số các mô hình tổng quát, vẫn cần thiết phải phát triển các mô hình mô phỏng cho một (hệ thống) hồ chứa cụ thể vì mỗi hệ thống hồ chứa có những đặc điểm riêng. Do đó tác giả đã sử dụng một chương trình riêng mô phỏng lại đúng quy trình đóng mở cửa van hồ chứa để điều tiết lũ. Mô hình này được phát triển bới Viện Cơ học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

gắng giữ mực nước hồ cao nhất trong suốt mùa lũ. Khi dự báo có lũ lớn xẩy ra, tùy theo tình hình lũ mà các hồ xả bớt nước để dành dung tích cắt giảm lũ cho hạ du. Sau khi điều tiết lũ, đóng dần các cửa van để đưa mực nước hồ về mực nước dâng bình thường. Do dung tích cắt giảm lũ nhỏ so với lượng lũ, nên mục tiêu của việc điều hành hệ thống hồ là cắt giảm đỉnh lũ cho hạ du và tránh gây lũ chồng lũ. Điểm khác biệt trong điều hành của hệ thống hồ chứa lưu vực sông là: chưa biết trước dung tích phòng lũ của các hồ và toàn hệ thống, quy mô lũ cần phải bảo vệ cho hạ du không cố định, mục tiêu là cố gắng cắt lũ vừa dưới mức báo động 2 đối với lũ trung bình (lũ sớm và muộn), giảm tối đa đối với lũ lớn và rất lớn (lũ chính vụ). Đưa ra quy trình cắt lũ hợp lý để thoả mãn các yêu cầu là rất khó.

Nằm trong vùng thường xuyên chịu tác động của các hình thế nguy hiểm gây mưa lớn, sông Ba được xếp vào một trong những con sông có tiềm năng sinh lũ lớn nhất nước ta. Với đặc điểm lũ lên nhanh, đỉnh lũ cao, trong khi đó dung tích phòng lũ cho hạ du của các hồ chứa lại nhỏ. Lũ lớn ở hạ du xẩy ra chủ yếu phần trung và hạ du của lưu vực gây ra. Khi xẩy ra lũ lớn đến rất lớn ở hạ du thì hầu hết các nhánh sông trên hệ thống sông Ba đều có lũ. Đặc biệt hai nhánh sông Krông H’Năng, sông Hinh lũ rất đồng bộ với lũ Củng Sơn ở mức độ lũ trung bình trở lên.

Phương thức hạ mực nước hồ sớm và cắt đỉnh lũ đã giảm lũ cho hạ du đồng thời không gây ra lũ chồng lên lũ. Hoạt động điều tiết cắt giảm lũ của cụm hai hồ Knak, Ayun Hạ không gây tác động lớn đến dòng chảy vào sông Ba Hạ. Hồ Sông Ba Hạ, Ayun Pa có vai trò quan trọng trong việc giảm lũ cho hạ du, các hồ khác sẽ hỗ trợ trong quá trình cắt giảm lũ. Vì vậy, có gắng đưa mực nước hai hồ này đến mức thấp nhất cho phép có thể được.

Trong luận văn này trình bày việc tích hợp một số phần mềm với nhau để tạo thành mộtcông cụ cho phép điều tiết liên hồ chứa trên hệ thống sông Ba.

Kết quả điều tiết và diễn toán lũ xuống đến Củng Sơn của quy trình liên hồ so với đơn hồ là khá tốt, chứng tỏ được hiệu quả cắt giảm lũ của quy trình liên hồ mới.

Các kết quả tính toán trong luận văn đã chứng tỏ được khả năng ứng dụng của công cụ tích hợp mà tác giả đã xây dựng.

Công cụ này không chỉ sử dụng cho hệ thống liên hồ chứa trên sông Ba mà có thể áp dụng cho hệ thống các hồ chứa khác.

Việc thu thập được đầy đủ các số liệu khí tượng thủy văn và địa hình, cũng như các đặc tính của hồ chứa, lưu vực nghiên cứu thì việc mô phỏng được tốt hơn, nâng cao tính hiệu quả trong việc xây dựng vận hành cắt lũ.

Mô hình thủy văn Marine mà tác giả sử dụng trong luận án rất cần số liệu chi tiết về địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ cấu trúc đất, số liệu trạm đo mưa chi tiết hơn. Nếu có được những loại số liệu chi tiết này thì việc tính toán thủy văn sẽ được tốt hơn.

Với đặc điểm lũ lên nhanh, đỉnh lũ cao, trong khi đó dung tích phòng lũ cho hạ du của các hồ chứa lại nhỏ. Lũ lớn ở hạ du xảy ra chủ yếu ở phần trung và hạ du của lưu vực gây ra. Khi xẩy ra lũ lớn đến rất lớn ở hạ du thì hầu hết các nhánh sông trên hệ thống sông Ba đều có lũ. Đặc biệt hai nhánh sông Krông H’Năng, Hinh lũ rất đồng bộ với lũ ở Củng Sơn ở mức độ lũ trung bình trở lên. Vì các hồ không có dung tích phòng lũ, việc xả nước đón lũ rất phụ thuộc vào dự báo, ảnh hưởng rất lớn đến việc ngập lụt hạ du (đoạn từ Củng Sơn ra đến Cửa Đà Rằng). Ngập lụt hạ du chủ yếu do lưu lượng xả từ hai hồ Ba Hạ và sông Hinh nên việc kết hợp hai hồ này điều tiết là rất quan trọng. Để có được bức tranh ngập lụt ở vùng này thì cần phải có thêm thời gian và áp dụng thêm một số mô hình khác nữa.

Do thời gian hạn chế nên luận văn mới chỉ tính cho 3 hồ chứ chưa tính được cho nhiều hồ và mới chỉ tính điều tiết liên hồ chứa cho năm 2009, chứ chưa tính được cho nhiều năm lũ lớn.

Một phần của tài liệu Mô phỏng các kịch bản điều tiết hệ thống hồ chứa lưu vực sông Ba (Trang 66 - 69)