Kịch bản điều tiết liên hồ theo quy trình mới (Xem them phần Phụ lục)

Một phần của tài liệu Mô phỏng các kịch bản điều tiết hệ thống hồ chứa lưu vực sông Ba (Trang 61 - 66)

 Kết quả bài toán mẫu:

3.4.Kịch bản điều tiết liên hồ theo quy trình mới (Xem them phần Phụ lục)

Nguyên tắc vận hành các hồ trong thời kỳ lũ

Cao trình mực nước các hồ trong thời kỳ lũ chính vụ không được vượt quá quy định trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Cao trình mực nước khống chế ở các hồ trong mùa lũ

Tên hồ Krông

H’Năng

Ka Nak Ayun hạ Sông Hinh Sông Ba Hạ

Mực nước (m) 255 515 204,0 209,0 105,0

Trong quá trình vận hành các hồ, cần theo dõi cập nhật các thông tin cảnh báo dự bão lũ, lưu lượng mực nước thực đo tại các tuyến công trình và các trạm thủy văn khống chế để điều chỉnh quá trình xả, cắt lũ cho phù hợp với thực tế.

Quá trình vận hành các hồ chứa giảm lũ cho hạ du phải tuân thủ theo các quy định và trình tự đóng mở cửa van các công trình xả đã được các cấp có thẩm quyền ban hành.

Quy định về chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du

Bảng 3.3. Cao trình mực nước đón lũ của các hồ

Tên hồ Krong

H’Nang

Ka Nak Ayun hạ Sông Hinh Sông Ba Hạ

Mực nước (m) 252,5 513,0 203,0 207,0 103,0

Quy trình vận hành với nhóm 2 hồ An Khê-Ka Nak và Ayun Hạ

Xả nước đón lũ:

• Khi có cảnh báo trong 48 đến 72 giờ tới, mực nước tại trạm thủy văn An Khê sẽ vượt quá mức báo động II, hồ Ka Nak phải xả lũ để hạ mực nước hồ tới mức quy định như trong bảng 3.3, đảm bảo sẵn sàng đón lũ.

• Khi có cảnh báo trong 48 đến 72 giờ tới, mực nước tại trạm thủy văn Yaun Pa sẽ vượt quá mức báo động II, hồ Ayun Hạ phải xả lũ để hạ mực nước hồ tới mức quy định như trong bảng 3.3, đảm bảo sẵn sàng đón lũ.

Cắt giảm lũ cho hạ du

• Đối với cụm 2 hồ này thì khi lũ bắt đầu về nhánh An Khê – Ka Nak và dự báo mực nước tại An Khê sẽ lên mức báo động 2 thì tiến hành tích nước cắt lũ ngay khi lũ lên bằng 25% lưu lượng đỉnh lũ dự báo đến tuyến công trình.

• Khi mực nước trong hồ Ka Nak bằng MNDBT thì tiếp tục xả lũ bằng lưu lượng đến và mở hết các cửa xả để giữ mực nước hồ ở MNDBT. • Khi lũ về nhánh Yaun Hạ và dự báo mực nước tại Yaun Pa sẽ lên mức

báo động 2 thì tiến hành tích nước cắt lũ ngay khi lũ lên bằng 25% lưu lượng đỉnh lũ dự báo đến tuyến công trình.

• Khi mực nước trong hồ Yaun Hạ bằng MNDBT thì tiếp tục xả lũ bằng lưu lượng đến và mở hết các cửa xả để giữ mực nước hồ ở MNDBT. • Khi đã mở hết cửa xả mà lũ vẫn lên thì vận hành an toàn hồ cho cụm

hai hồ, sử dụng dung tích ở phần trên và báo cáo cơ quan có trách nhiệm.

Quy trình vận hành với nhóm 3 hồ Krông H’Năng, Sông Hinh và Sông Ba Hạ

Xả nước đón lũ:

• Khi có cảnh báo trong 48 đến 72 giờ tới, mực nước tại các hồ đang ở MNDBT, mực nước tại trạm thủy văn Phú Lâm quá mức báo động II, thì lần lượt các hồ Ka Nak , Sông Ba Hạ, Sông Hinh phải xả lũ để hạ mực nước hồ tới mức quy định như trong bảng 3.3, đảm bảo sẵn sàng đón lũ.

Cắt giảm lũ cho hạ du

Bảng 3.4. Ngưỡng cắt lũ cho 3 hồ

TT Dạng lũ Hồ Ba hạ Hồ Sông Hinh Hồ KronH’năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qđỉnh (m3/s) Qcắt lũ Qđỉnh (%) Q đỉnh (m3/s) Qcắt lũ Qđỉnh (%) Q đỉnh (m3/s) Qcắt lũ Qđỉnh (%) 1 P≤5% 17500 80-85 3700 48-50 4942 36-40 2 P=10% 14000 75-80 2970 35-40 3950 35-40 3 P≥20% 8500 75-80 3410 35-40 4500 32-35

• Khi lũ lên thì xả bằng lưu lượng đến, giữ hồ ở MNTL. Căn cứ vào dự báo thủy văn xác định một giá trị đỉnh lũ, và nếu lưu lượng đến bằng một lưu lượng Qcắt lũ (quy định ở bảng 3.4) thì chuyển sang điều tiết cắt lũ.

• Cắt lũ bằng cách xả một lưu lượng bằng lưu lượng xả cuối cùng của bước 1. Tích nước đến MNDBT.

• Khi mực nước trong hồ bằng MNDBT thì tiếp tục xả lũ bằng lưu lượng đến và mở hết các cửa xả để giữ mực nước hồ ở MNDBT.

• Khi đã mở hết cửa xả mà lũ vẫn lên thì vận hành an toàn hồ, sử dụng dung tích ở phần trên và báo cáo cơ quan có trách nhiệm.

Hình 3.21. Đường quá trình điều tiết hồ Ayun Hạ năm 2009 theo qui trình mới

Hình 3.23. Đường quá trình điều tiết hồ Ba Hạ năm 2009 theo qui trình mới

Hình 3.24. Đường quá trình lưu lượng Củng Sơn năm 2009 theo qui trình đơn hồ và liên hồ.

3.5. Kết luận

Sau khi áp dụng quy trình điều tiết từng hồ riêng lẻ: Ayun Hạ [3], sông Hinh [7] và sông Ba Hạ [2] và quy trình mới do PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải đề xuất để tính toán điều tiết đơn hồ và liên hồ chứa thì tác giả có một số nhận xét như sau:

- Đối với quy trình điều tiết đơn hồ riêng lẻ chỉ đảm bảo lợi ích cho mình hồ đó mà chưa kết hợp được giữa các hồ với nhau. Hồ Ayun Hạ thì chỉ có nhiệm vụ chính là cấp nước tưới sinh hoạt và phát điện, hồ sông Hinh chỉ có nhiệm vụ tích nước để phát điện, còn hồ Ba Hạ thì có nhiệm vụ cung cấp điện và tham gia hạn chế lũ, tạo nguồn nước cho hạ du.

- Nhưng đối với quy trình liên hồ thì đã giải quyết được nhiệm vụ đa mục tiêu: an toàn công trình, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, đảm bảo an toàn phát điện. - Kết quả mô phỏng điều tiết và diễn toán lũ xuống đến Củng Sơn của quy trình

liên hồ so với đơn hồ là khá tốt, chứng tỏ được hiệu quả cắt giảm lũ cho hạ du của quy trình liên hồ mà PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải đề xuất. Lưu lượng tại trạm hạ du Củng Sơn đã giảm được 1708m3/s.

Một phần của tài liệu Mô phỏng các kịch bản điều tiết hệ thống hồ chứa lưu vực sông Ba (Trang 61 - 66)