Đối với thương mạ

Một phần của tài liệu NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. (Trang 72 - 74)

I. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư,thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế Việt Nam

2.2. Đối với thương mạ

Trong giai đoạn 2011 - 2020, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế từng quốc gia phát triển nói riêng là cơ hội tốt cho xuất khẩu Việt Nam do cầu đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam ngày càng cao. Bên cạnh đó, thị trường tiềm năng hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ rất lớn.Tuy nhiên xuất khẩu Việt Nam sẽ gặp

sức ép cạnh tranh không nhỏ từ các nước ASEAN và các nước láng giềng Châu Á. Trong điều kiện năng lực cạnh tranh còn thấp, việc mất thị trường sân nhà là hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là đối với những hàng hóa có hàm lượng kĩ thuật công nghệ cao, Việt Nam là nước đi sau nên sẽ có nhiều khó khăn thách thức. Trong khuôn khổ WTO, là nước bị coi là có nền kinh tế phi thị trường sau 12 năm gia nhập (2007-2019),Việt Nam chắc chắn sẽ gặp những khó khăn hơn các nước trong cạnh tranh thương mại giải quyết theo luật định của WTO. Do vậy trong tương lai Việt Nam cần chú ý kết hợp hài hòa giữa hợp tác song phương, đa phương, và hợp tác quốc tế, cần chọn những giải pháp, những đối sách cụ thể đúng đắn thích hợp với sự phát triển của các đối tác.

2.3. Đối với các ngành kinh tế

- Công nghiệp: Tỉ lệ ngành công nghiệp chế tác sẽ tăng lên. Bên cạnh đó xu hướng dịch vụ ngoại biên chuyển công nghệ ra ngoài cũng tác động tích cực đến công nghệ Việt Nam, biến Việt Nam thành cơ sở sản xuất, lắp ráp cho các nước phát triển.

Do đó việc chọn lựa và ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp trọng điểm là rất cần thiết: Việt Nam cần tập trung nguồn lực phát triển một số ngành, lĩnh vực trọng điểm để có thể tạo ra bước phát triển nhảy vọt, phát huy tối đa lợi thế của Việt Nam trong phát triển kinh tế. Các ngành trọng điểm cần là những ngành có thế mạnh, có điều kiện phát triển ở Việt Nam, có khả năng thu hút nhiều lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, hướng ra xuất khẩu. Ngoài ra, việc đánh giá, lựa chọn những ngành, lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn cần tiến hành trên cơ sở áp dụng các phương pháp định lượng, mang tính đo lường cụ thể

- Dịch vụ: Sẽ có thêm nhiều loại hình dịch vụ mới trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia rất nhiều vào các lĩnh vực này, do đó, ngành dịch vụ Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh, đa dạng về sản phẩm, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020.

Đặc biệt VIệt Nam đang tích cực nỗ lực cho một nền kinh tế tri thức: Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam đang hướng tới việc phát triển kinh tế tri thức. Nhiều nước phát triển trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ phát triển cao, trong đó tri thức, công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế chính, tạo ra sức sản xuất, năng suất lao động vượt trội. Để có thể phát triển nhanh, bền vững và bắt kịp với những nước đó, Việt Nam tất yếu phải phát triển những ngành, lĩnh vực dựa trên tri thức, khoa học và công nghệ cao.

Một phần của tài liệu NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w