Đầu tư theo các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. (Trang 69 - 70)

I. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư,thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế Việt Nam

1.3. Đầu tư theo các thành phần kinh tế

Trước cải cách kinh tế, khi nói đến đầu tư thì đó là đầu tư của Nhà Nước nhưng sau đổi mới đã xuất hiện các thành phần kinh tế khác như: Tư nhân, nước ngoài… Mặc dù kinh tế Nhà Nước vẫn đóng vai trò chủ đạo tuy nhiên đóng góp của tư nhân ngày càng rõ nét hơn và đầu tư của nước ngoài cũng ngày càng có nhiều đóng góp hơn vào GDP.

Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng kinh tế nói chung quy mô tổng ngân sách nhà Nước không ngừng tăng thêm nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau. Đi cùng sự mở rộng NSNN mức chi cho đầu tư phát triển từ NSNN cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên trong những năm tiếp theo, vốn đầu tư từ NSNN có chiều hướng tăng về giá trị tuyệt đối nhưng lại có xu hướng giảm tỉ trọng trrong vốn đầu tư toàn xã hội.nguồn vốn tín dụng của Nhà Nước cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chính sách đầu tư của chính phủ, trong những năm tiếp, nguồn vốn này sẽ có xu hướng cải thiện về mặt chất lượng và sẽ có nhiều phương thức tài trợ hơn nhưng tỉ trọng sẽ không có sự gia tăng đáng kể, sẽ tập trung vào nững ngành nghề có hiệu quả về kinh tế hay xã hội. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà Nước chủ yếu là đầu tư chiều sâu,mở rộng sản xuất, đỏi mới công nghệ hóa thiết bị dây chuyền công nghệ hiện đại của doanh nghiệp.

Vốn ODA chuyển vào Việt Nam ngày càng nhiều, trong đó khoản viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 15 - 20% . Việc sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả đang là yêu cầu cấp bách của Nhà Nước ta sau những vụ bê bối gần đây. Tuy nhiên cùng với sự nỗ lực của Chính phủ và với sự đôn đốc kiểm tra chặt chẽ của nhân dân thì nguồn vốn này ngày càng được sử dụng một cách hiệu quả, chủ yếu được sử dụng vào các ngành nghề như thủy lợi, thủy sản, nông lâm nghiệp, xóa đói giảm

nghèo, bảo vệ môi trường, GD - ĐT, y tế…Cùng với sự kiện gia nhập WTO của Việt Nam thì sự gia tăng của FDI là một điều rất dễ thấy, càng có nhiều ngành nghề mà FDI đổ vào hơn.Tuy nhiên việc FDI đổ vào Việt Nam một cách dàn trải đang là bài toán nan giải cho các nhà lãnh đạo, việc cho phép những dự án nào hay phải từ bỏ những dự án nào cũng là những thử thách của nền kinh tế Việt Nam hiện nay và trong tương lai.

2.Xu hướng tăng trưởng và phát triển kinh tế Viêt Nam hiện nay đến năm 2020

Một phần của tài liệu NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w