Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đống Đa (Trang 55 - 58)

- Kiến nghị với NHNN:

Đa dạng hoá các hình thức giao dịch, mua bán ngoại tệ, tạo điều kiện cho các giao dịch kỳ hạn, giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai để các NH có thêm cơ hội lựa chọn các hình thức giao dịch phù hợp.

Đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các phương tiện thông tin trên thị trường. Ngoài việc giao dịch chủ yếu bằng USD cần chú trọng đến các loại như EUR, GBP, JPY, CHF... Mở rộng đối tượng, các thành phần tham gia thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng. Ngoài Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng cổ phần thì tạo điều kiện thêm cho các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, các tổ chức phi Ngân hàng, các nhà môi giới để tạo tính sống động cho thị trường.

Chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước cần có sự điều chỉnh để đưa tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng sát với thị trường, Ngân hàng Nhà nước cần đóng vai trò thanh toán bù trừ quốc tế tức là làm trung gian TTQT cho các Ngân hàng. Điều này sẽ đẩy mạnh tốc độ TTQT, hạn chế được chi phí trung gian. Với hình thức này, các Ngân hàng sẽ chủ động hơn trong quá trình thanh toán đồng thời tránh được những rủi ro đáng tiếc khi mở tài khoản tại những nơi kém an toàn.

- Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan

Ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật cho hợp hoạt động TTQT. Hoạt động thương mại quốc tế ở nước ta và ngừng phát triển, đồng nghĩa với việc phát sinh phức tạp. Ở các khâu quan trọng đó có việc hiểu các văn bản pháp luật mang tính quốc gia điều chỉnh quan hệ giữa các bên tham gia.

Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có UCP 600 điều chỉnh hoạt động thanh toán L/C.

Do UCP 600 chỉ là thông lệ quốc tế và trong mọi trường hợp vẫn phải tuân thủ luật pháp quốc gia. Vì vậy, Việt Nam sẽ chịu thiệt hại nếu phát sinh tranh chấp vì luật pháp quốc gia bao giờ cũng bảo vệ công dân của họ. Mặt khác, nếu tranh chấp phát

sinh tại Việt Nam thì UCP không thể thay thế luật quốc gia và cũng không bao quát được tất cả các giao dịch vô cùng phức tạp trong thực tế. Chính vì vậy, mà Việt Nam cần gấp rút có những văn bản pháp luật cụ thể bảo hộ cho các doanh nghiệp và Ngân hàng để yên tâm hơn khi tham gia quan hệ TTQT.

Về mối quan hệ giữa các bên tham gia quan hệ TTQT cũng cần có văn bản cụ thể để thống nhất một nguồn luật khi đã được quy định bằng văn bản pháp luật, Ngân hàng có thể giảm bớt thủ tục như hiện nay và tránh được sự chồng chéo về trách nhiệm, nghiệp vụ của các Ngân hàng tham gia quy trình thanh toán. Mặt khác việc đề ra các quy định cũng rất khó khăn cho mọi Ngân hàng vì phải tìm hiểu các hết các ngành luật. Hoạt động TTQT cần được quy định cụ thể hơn bằng VBPL cụ thể và trong luật các tổ chức tín dụng.

Việc cải tiến Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay. Trong những năm qua, Cán cân thanh toán trong tình trạng thâm hụt ngoại tệ gây khó khăn cho công tác thanh toán. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ đầu ra nhằm cải thiện Cán cân thanh toán quốc tế: đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, lôi cuốn đầu tư nước ngoài, đồng thời quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu, vay nợ viện trợ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.

KẾT LUẬN

Với nỗ lực cao của toàn thể cán bộ công nhân viên, Ngân hàng NHNo&PTNT Đống Đa đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động thanh toán quốc tế, số lượng khách hàng ngày càng tăng. Để có được thành công đó, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của hoạt động TTQT. Tuy TTQT không phải là thế mạnh nổi bật của NHNo&PTNT Đống Đa, nhưng cũng như các ngân hàng thương mại khác NHNo&PTNT Đống Đa đang nỗ lực phát triển và hoàn thiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng, cũng như đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Trong thời gian thực tập, trên cơ sở thực tiễn cùng với việc vận dụng những kiến thức đã học, trong chuyên đề em đã trình bày được: lý thuyết cơ bản về TTQT, các nhân tố tác động tới hoạt động TTQT. Em cũng trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các số liệu của NHNo&PTNT Đống Đa, em đã đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo chỉ tiêu định lượng. Từ đó đánh giá kết quả, hạn chế, nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của Chi nhánh. Và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Đống Đa

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến – Giáo trinh TTQT và tài trợ ngoại thương. Nhà xuất bản Thống kê.

2. GS.NHUT Đinh Xuân Trình_ Giáo trình Thanh toán quốc tế. Nhà xuất bản Lao động xã hội.

3. Quy tắc và tập quán thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600_ Phòng Thương mại quốc tế. Nhà xuất bản Lao động xã hội.

4. Báo cáo thường niên của NHNo&PTNT Đống Đa 2007- 2009.

6. Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Tài chính , Tạp chí Thị trường tiền tệ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đống Đa (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w