III. Thực trạng tổ chức hoạt động kinh doanh lưu trú của Khách sạn Công đoàn.
4. Phân tích thực trạng kinh doanh lưu trú của Khách sạn Công đoàn
4.1. Những ưu điểm :
Qua phân tích ở trên ta thấy doanh thu từ dịch vụ lưu trú ở Khách sạn Công đoàn là có chiều hướng tăng và lượng khách thuê phòng ổn định và ngỳa một tăng lên làm cho công suất sử dụng buồng phòng tăng lên đáng kể.
Điều đó cho thấy trong tương lai Khách sạn Công đoàn sẽ có bước phát triển tốt về kinh doanh lưu trú với thuận lợi về nguồn khách và cả uy tín trên thị trường.
Trang thiết bị cơ sở vật chất trong kinh doanh lưu trú có chất lượng cao, hiện đại tạo ra một dịch vụ có chất lượng xứng đáng với thứ hạng khách sạn 3 sao và đem lại sự tin yêu và ấn tượng đẹp với khách.
4.2. Các tồn tại và khuyết điểm.
Tuy hiện nay doanh thu lưu trú của Khách sạn Công đoàn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng doanh thu khách sạn, nhưng so với tổng thể và quy mô của khách sạn thì có thể coi là chưa đạt, công suất sử dụng phòng còn chưa cao. Lượng khách quốc tế vào thuê phòng còn hạn chế, dịch vụ bổ sung cìn chưa ăn khớp với dịch vụ lưu trú và còn nhiều bất cập trong khâu giao tiếp giữa khách với nhân viên phụ vụ buồng phòng, nhân viên lễ tân với khách.
4.3. Các nguyên nhân.
Để còn những tồn tại và khuyết điểm trên là vì:
Thứ nhất, là ban quản lý chất lượng lãnh đạo chưa thực sự phát huy hết nội lực của mình, chưa tận dụng và khai thác tốt nhất lợi thế về quan hệ bạn bè đa dạng và rộng khắp của Công ty, chưa có chiến lược thu hút khách hiệu quả.
Thứ hai, là trình độ ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên còn hạn chế, có thể nói là thấp chưa đủ khả năng đáp ứng yêu cầu giao tiếp trong quan hệ hàng ngày. Hơn nữa, họ là những nhân viên trẻ, tuổi đời còn ít chưa có những kinh nghiệm thực tế, chưa phát huy hết trình độ chuyên môn và kiến thức học vào thực tế.
Chương III
Một số biện pháp nhằm tổ chức tốt hoạt động kinh doanh lưu trú tại Khách sạn Công đoàn
Ngành Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp. Phát triễn ngành du lịch có tác động góp phần tích cực thúc đẫy sự đổi mới và phát triển nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu Văn hoá-Xã hội giữa các vùng trong nước, giao lưu nước ta với nước ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Tổ chức tốt hơn hoạt động kinh doanh lưu trú là việc làm cần thiết để thu hút khách hàng, giúp khách sạn tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường và nó cũng là xu thế phù hợp với sự phát triển của xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú, khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối với mọi khách du lịch.
Dựa vào những khảo sát thực tế về chất lượng lưu trú tại khách sạn Công Đoàn và những lý luận khoa học về chất lượng lưu trú, em xin đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh lưu trú tại khách sạn Công Đoàn, góp phần xây dựng khách sạn ngày càng vững mạnh, trở thành địa điểm tin cậy đối với khách hàng.
Vài nét về tình hình kinh doanh khách sạn hiện nay.
Ngày nay, du lịch đang trên đà phát triển và ngày càng được sự quan tâm của nhà nước và các cấp, các ngành. Hà Nội- đầu mối giao lưu chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế, du lịch của cả nước…. Vì vậy, tiềm năng du lịch là rất lớn, nếu như năm 1994 du lịch phát triển dẫn đến tình trạng thiếu phòng khách sạn cho thuê thì đến năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực, lượng khách du lịch giảm xuống, mà trong thời gian này nhiều khách sạn mới mọc lên, đặc biệt ở Hà Nội : khách sạn liên doanh, quốc doanh, tư nhân… lần lượt ra đời.
Việt Nam tuy không trực tiếp chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nó. Hàng loạt khách sạn phải giảm giá cho thuê phòng nhằm thu hút khách hàng. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của ngành khách sạn Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam á nói chung.
Bước vào năm 1999, cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực đã chững lại và ổn định, lượng khách vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có tăng hơn so với năm 1998. Đặc biệt ngày 20/2/1999 Nhà nước đã ban hành “ Pháp lệnh Du lịch ”. Đây là văn bản pháp lý cao nhất của ngành, tạo hành lang pháp lý để phát triển Du lịch.
Ngành Du lịch Việt Nam là một ngành còn non trẻ, đi sau hành mấy thập kỷ so với các nước trên thế giới. Ngày nay, khi đời sống con người đã được cải thiện, nhu cầu vật chất đã được nâng cao thì bên cạnh đó các nhu cầu về tinh thần vui chơi, giải trí được đông đảo quần chúng quan tâm. Đáp ứng các nhu cầu đó, các dịch vụ lần lượt ra đời nhằm thỏa mãn sự trông đợi của khách hàng. Nhưng bên cạnh các loại hình dịch vụ đó khách hàng cũng đặc biệt quan tâm đến chất lượng của dịch vụ, họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua các loại dịch vụ với giá cao nhưng chưa biết chắc rằng nó sẽ làm cho họ hài lòng.
Kinh doanh khách sạn là kinh doanh các loại hình dịch vụ và trong đó dịch vụ lưu trú là dịch vụ cơ bản. Khi các mối quan hệ giao lưu ngày một phát triển trên toàn thế giới cũng như trong khu vực thì nhu cầu đi du lịch, làm ăn không ngừng tăng lên. Con người có thể từ các vùng miền khác nhau đến cùng một điểm nào đó để có thể nghỉ ngơi hay để bàn chuyện công việc….Khi đó họ cần một nơi để lưu trú, họ muốn có một nơi nghỉ ngơi thoải mái ấm cúng như ở nhà mình, do đó để đáp ứng nhu cầu chung của
khách hàng thì các doanh nghiệp khách sạn du lịch cần có đầu tư đúng hướng vào kinh doanh lưu trú “ Cơ sở vật chất, đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng đội ngũ lao động…”. Vì nếu khách quyết định lưu trú tại khách sạn thì sẽ kéo theo việc tiêu dùng các dịch vụ khác trong khách sạn. Thật vậy, nhu cầu lưu trú và ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người dù ở bất kỳ nơi đâu.