Những phân tích trên phần nào đã nêu được khái quát những điểm mạnh, điểm yếu của công ty nhưng đó vẫn chỉ là những đánh giá mang tính chất chủ quan, nội tại. Để đưa ra được những đánh đầy đủ hơn về khả năng cạnh tranh của công ty chúng ta cần phân tích đánh giá những tác động cuả môi trương kinh doanh bên ngoài tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công
- Các yếu tố kinh tế: tỷ lệ lạm phát, chính sách tiền tệ, giá các nhân tố đầu vào, dấu hiệu mới về chu kỳ phát triển kinh tế...
- Các yếu tố chính phủ và chính trị: Chính sách phát triển cơ cấu, quy định mới về bảo vệ môi trường, chế độ thuế mới
- Các yếu tố về công nghệ, kỹ thuật: có công nghệ kỹ thuật mới xuất hiện, luật bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp...
- Các yếu tố xã hội: thay đổi tập quán, thay đổi tỷ lệ dân số, mức sống.... - Các yếu tố tự nhiên: Vấn đề bảo vệ môi trường, xuất hiện hay cạn kiệt tài nguyên...
- Những thay đổi của môi trường quốc tế: hiệp ước thuế quan quốc tế, hiệp ước phát triển thị trường khu vực...
Các nhân tố môi trường trong ngành: Tăng trưởng của thị trường, quy mô thị trường, phản ứng của đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi chiến lược của đối thủ, điểm mạnh- yếu của đối thủ, cường độ cạnh tranh, xuất hiện đối thủ mới, khách hàng mới...
Những tác dộng của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty. Những tác động này có thể gây bất lợi nhưng cũng có thể mang lại những cơ hội tiềm năng cho doanh nghiệp.
Cơ hội ( Opportunities):
- Một là: Sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã thúc đẩy tất cả các ngành nghề phát triển, đặc biệt trên thị trường nhu cầu của người tiêu dùng về thuốc thú y ngày càng nhiều. Chính điều này trực tiếp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng thuận lợi và phát triển hơn.
- Hai là: Cùng với chính sách của nhà nước là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật ở nước ta: Từ kỹ nghệ thông tin cho hoạt đông chu chuyển hàng hoá xuyên quốc gia cũng đóng góp tạo điều kiện giúp công ty nắm thông
vào từ Trung Quốc, ITALYA. Đức...
- Ba là: Tình hình cung cấp nguyên vật liệu. Trong điều kiện nền kinh tế mới như hiện nay, việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi. Các loại nguyên liệu phục vụ cho sản xuất đều được cung ứng rộng rãi trên thị trường. Ngoài một số nguyên vật liệu phục vụ sản xuất phải nhập từ nước ngoài như Trung Quốc, Italia, Đức..thì nguyên liệu khác cũng được sản xuất trong nước, với giá rẻ, đảm bảo chất lượng và giúp công ty chủ động hơn về nguyên vật liệu, tiết kiệm vốn lưu động ở khâu dự trữ. - Bốn là: Sản phẩm của công ty có được chữ tín trên thị trường với khách hàng và dần dần xây dựng được chỗ đứng vững chắc. Vì vậy công ty giảm được khối lượng cấp tín dụng cho khách hàng. Do đó giảm được vốn lưu động trong khâu lưu thông. Ngoài ra công ty còn ở trung tâm thành phố nên thuận lợi cho việc giao dịch, tìm kiếm bạn hàng...
Thách thức ( Threads)
- Một là: Thị trường nguyên liệu nhập ngoại. Một số nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thuốc chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nhưng công ty bắt buộc phải nhập từ nước ngoài. Vì vậy giá cả biến động phụ thuộc rất lớn trong giá thành sản phẩm nhưng công ty bắt buộc phải nhập từ nước ngoài. Vì vậy giá cả biến động phụ thuộc rất lớn vào tình hình cung cầu trên thị trường thế giới. Điều đó dẫn tới tăng cao giá thành sản phẩm, hạn chế sức cạnh tranh của sản phẩm bia trên thị trường. Hơn nữa, những nguyên liệu này phải nhập một lần và dự trữ nhiều tháng để xuất ra sản xuất dần nên lượng vốn lưu động ở khâu dự trữ hai loại nguyên liệu này là rất lớn, gây ứ đọng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Hai là: áp lực cạnh tranh. Sản phẩm thuốc thú y của công ty chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt của các sản phẩm thuốc thú y khác như: thuốc thú y của công ty VIAVET, công ty Minh Nhân, Minh Dũng, doanh nghiệp tư nhân
lường, nhất là sự leo thang của giá dầu trên thế giới đạt mức kỷ lục như hiện nay đã có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Việt Nam làm cho giá cả nguyên liệu trong nước cũng theo đó biến động theo xu hướng tăng thêm, dẫn đến chi phí vận tải, chi phí nguyên liệu đầu vào, vật tư,.. tăng lên rất cao.
Những phân tích trên đã nêu bật được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như đe doạ của công ty sản xuất và kinh doanh thuốc thú y TWI . Để xây dựng được chiến lược phù hợp, biện pháp đúng đắn nhằm phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng tốt cơ hội và đối phó với những đe doạ từ môi trường bên ngoài thì công ty phải phối hợp lo gic giữa các yếu tố nội tại bên trong (điểm mạnh, điểm yếu ) và những yếu tố khách quan bên ngoài ( cơ hội, thách thức ). Sự phối hợp logic đó được thể hiện rõ trong ma trận SWOT. Việc phân tích ma trận này sẽ giúp công ty cổ phần thuốc thú y TWI đưa ra được các đối sách hợp lý hơn trong nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường bia đầu cơ hội cũng như thách thức.
2.3.3.Tổng hợp SWOT về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần thuốc
thú y TW 1.
Bảng 2.10: Ma trân SWOT về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần thuốc thú y TW1
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TW I