Chương 2: Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại XNK Kim Loại Việt
2.2.1 Phân tích các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam Trong những năm gần đây , Ngành kinh doanh thép tại Việt Nam được
Trong những năm gần đây , Ngành kinh doanh thép tại Việt Nam được coi là một ngành cực kỳ phát triển, cực kỳ sôi động. Do nhu cầu ngày càng
lợi nhuận không nhỏ mà kinh doanh thép mang lại đã thu hút thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh trong thị trường thép. Làm cho sức ép về cạnh tranh không ngừng tăng cao trong ngành này.Tính đến đầu 2008, cả nước đã có hơn 30 nhà sản xuất thép và mỗi nhà sản xuất lại có chùng ấy công ty phân phối các cấp thì chúng ta có thể thấy được số lượng các đối thủ cạnh tranh trong thị trường này là lớn như thế nào rồi.
Bên cạnh đó, do xu hướng khu vực hóa, tòan cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm thép của nước ngòai ồ ạt vào Việt Nam làm cho thị trường thép nóng lên từng ngày.
Trên thị trường Inox Việt Nam, những năm 1990-1995 chủ yếu Inox Hàn Quốc xuất hiện trên thị trường, những năm 1996-1999 chủ yếu Inox Tây Ban Nha và Đài Loan trên thị trường, những năm 2000-2004 chủ yếu hàng Thái Lan, Đài loan, Nhật. Từ 2005 và dự kiến trong vài năm tới Inox Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn quốc dự kiến sẽ có thị phần lớn tại Việt Nam do giá thành cạnh tranh, chất lượng được nâng lên rõ rệt. Thị trường nhà sản xuất phân phối nguyên liệu Inox Việt Nam cũng thay đổi nhanh chóng đặc biệt là sau khi Việt Nam vào WTO : Trước 1995 chủ yếu là các cửa hàng và công ty phân phối nhỏ lẻ, từ 1995-2002 các công ty Việt Nam lớn bắt đầu tham gia phân phối tòan Việt Nam ( Đông Á…).Từ 2002-2006 bắt đầu có các nhà máy sản xuất nguyên liệu Inox cuộn (Uginox Việt Nam,..), ống Inox (Tiến Đạt..), cây dây Inox( Đông Bang,..). Năm 2006 cũng bắt đầu đi vào sản xuất của nhà máy cán nguội Hàn Quốc ASC tại Miền Nam.
Với đặc đểm thị trường như vậy , đối thủ cạnh tranh của công ty TNHH thương mại XNK Kim loại Việt có thể chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm đối thủ là các doanh nghiệp tiến hành xuất nhập khẩu, gia công Inox như: công ty Đông Á, công ty Indochina, công ty Gia Công Và Dịch Vụ Thép Sài Gòn(SGC)…Sản phẩm Inox của những đối thủ này không khác biệt
so với sản phẩm của công ty( chất lượng, giá cả tương đương). Cạnh tranh với các đối thủ này chủ yếu về dịch vụ cung ứng và hỗ trợ. Tuy nhiên đây là những doanh nghiệp có quá trình hoạt động lâu dài , có quy mô lớn hơn và kênh phân phối tốt hơn do đó sẽ có nhiều lợi thế hơn so với công ty Kim loại Việt.
+ Nhóm các đối thủ là các doanh nghiệp tiến hành sản xuất và phân phối sản phẩm Inox trong nước: nhóm này bao gồm rất nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn như : Inox Hòa Bình, các thành viên của tổng công ty Thép Vệt Nam : Thép Việt Hàn(VSP), công ty Gang Thép Thái Nguyên(TISCO), Posco…Các doanh nghiệp này tiến hành sản xuất Inox tại Việt Nam do đó chi phí sản xuất sẽ rẻ hơn rất nhiều làm cho giá cả rẻ hơn, tạo nên ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm của các đối thủ này. Tuy nhiên chất lượng Inox lại không bằng chất lượng Inox nhập khẩu của công ty.Đặc biệt là tổng công ty Thép Việt Nam, là công ty thép lớn nhất Việt Nam có nguồn lực lớn, hệ thống kênh phân phối trải rộng khắp cả nước do đó các công ty nhỏ như Kim loại Việt rất khó khăn trong việc cạnh tranh với những công ty quy mô lớn như vậy. Tuy nhiên cạnh tranh với các đối thủ này chủ yếu là cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh về thương hiệu. Công ty có thể cạnh tranh bằng cách sử dụng giấy phép của các hãng nổi tiếng.
Hiện nay, nhu cầu thị trường Inox Việt Nam ngày càng tăng, mỗi năm có hàng chục nghìn doanh nghiệp sử dụng Inox và nhu cầu lên đến hơn 150.000 tấn/năm, với tốc độ tăng trưởng trên 15% /năm. Kéo theo đó là khả năng sản xuất và cung ứng cũng tăng đáng kể : hàng trăm công ty kinh doanh , nhập khẩu Inox ra đời để phục vụ các nhà máy xí nghiệp.Vì vậy sự cạnh tranh trên thị trường này trong thời gian tới sẽ cực kỳ gay gắt, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh trong thị trường Inox Việt Nam.