.Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thẩm định khía cạnh tài chính của dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân Hàng HABUBANK_Hoàng Quốc Việt.Thực trạng và giải pháp (Trang 97 - 102)

TƯ TẠI NGÂN HÀNG

2.3.Một số kiến nghị

2.3.1.Với nhà nước và các Bộ ngành có liên quan

Thứ nhất, Nhà nước cần công bố rộng rãi quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ và theo từng thời kỳ phát triển .Những quy hoạch này sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại, có cơ sở để bố trí kế hoạch tín dụng để vừa đảm bảo được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo về mặt lợi ích cho các ngân hàng và xã hội.

Thứ hai nhà nước phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách của mình.

Nhà nước, cần phải đưa ra các chính sách phát triển kinh tế hợp lý hợp tình, tránh những đột biến xuất hiện làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng nói riêng, gây thiệt hại cho ngân hàng, chủ đầu tư và toàn thể nền kinh tế cũng như là của nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động của ngân hàng nói chung và quy chế thẩm định dự án đầu tư nói riêng. Nhà nước , cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách, và hệ thống các văn bản pháp chế nhằm có đủ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện luật ngân hàng, đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động hiệu quả, năng động và an toàn

Chính phủ , cũng cần sửa đổi pháp lệnh hợp đồng kinh tế, điều chỉnh một số vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng và những vấn đề phát sinh do chưa có quy định cụ thể Chính phủ, cũng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể trách nhiệm của các bên với kết quả thẩm định trong nội dung dự án, quy định từng bước về từng bước mở rộng quyền và trách nhiệm thẩm định đối với những đối tượng thường xuyên liên quan đến lập và thẩm định dự án như Ngân hàng, Bộ thương mại, Bộ Kế hoạch đầu tư,Bộ tài chính…

Thứ ba, nhà nước cần có quy định buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, tạo điều kiện cho các ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát tình hình của doanh nghiệp, qua đó có thể phòng ngừa rủi ro. Mặt khác, cần đẩy mạnh hoạt động của kiểm toán nhà nước và kiểm tóan độc lập trong nền kinh tế, đặc biệt là kiểm toán độc lập vì đây là nơi cung cấp thông tin cho công tác thẩm định tương đối chính xác.

Để nâng cao hoạt động của kiểm toán, trước hết cần có sự thống nhất giữa các công ty kiểm toán Việt Nam, tiêu chuẩn hoá các chuẩn mực kiểm toán sao cho phù hợp với những chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt, quốc hội nên có quy định các báo cáo tài chính, phải được xác nhận bởi của cơ quan kiểm toán

Thứ tư, nhà nước cần đẩy mạnh các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và thực sự cần thiết, tạo điều kiện cho đầu tư có trọng điểm và đem lại hiệu quả cao. Cần đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, để nâng cao tính trách nhiệm, tự chủ và chất lượng quản lý các doanh nghiệp Nhà nước Thứ năm, các Bộ chủ quản như Bộ công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, tổng cục thống kê cần phối hợp trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án. Bên cạnh đó, các Bộ cần hệ thống hoá thông tin liên quan đến lĩnh vực mà mình quản lý, đồng thời hàng năm công bố công khai các thông tin này để các ngân hàng thương mại cũng như chủ đầu tư dễ dàng thu thập thông tin

2.3.2. Với ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác

Hệ thống ngân hang, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đặc biệt trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Để đẩy mạnh việc sắp xếp, kiện toàn và củng cố lại các ngân hàng này theo hướng phát triển, an toàn và ổn định thì vai trò chủ đạo của ngân hàng nhà nước là rất cần thiết. Do đó, ngân hàng nhà nước cần có những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng nói chung và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư nói riêng

Ngân hàng nhà nước, cần ban hành nội dung quy trình thẩm định dự án thống nhất trên cơ sở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ khoa học công nghệ ,của các ngân hàng sao cho phù hợp với điều kiện nước ta, đồng thời hoà nhập với thông lệ quốc tế

Ngân hang, nhà nước cần tăng cường hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ cho các ngân hàng bằng cách tổ chức các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ ngành, cần chú trọng kỹ năng thực hành bằng phầm mềm thẩm định trên máy tính với các ví dụ thực tiễn. Hàng năm Ngân hàng nhà nước, nên tổ chức các hội nghị tổng kết đầu tư của các ngân hàng thương mại vào từng lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và góp phần định hướng đầu tư trong thời gian tới

Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro, và trung tâm tín dụng ngân hàng để cung cấp các nguồn thông tin hữu ích, đồng thời đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng nhà nước, nên mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của trung tâm tín dụng (CIC), đồng thời cung cấp thêm các thông tin kinh tế- kỹ thuật có liên quan cho công tác thẩm định

Công tác thanh tra giám sát cần được đẩy mạnh nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong công tác tín dụng nhất là công tác thẩm định để hạn chế những rủi ro

Ngoài ra các ngân hàng thương mại, cũng cần tăng cường sự hợp tác trong việc thu thập và xử lý thông tin, trao đổi kinh nghiệm để phục vụ cho công tác thẩm định dự án. Bởi vì mỗi

ngân hang, đều có những thế mạnh riêng nên sự hợp tác này rất có ý nghĩa, nhất là đối với các dự án đồng tài trợ

2.3.3.Kiến nghị với chủ đầu tư

Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc thẩm định dự án, trước hết các doanh nghiệp nên chọn lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính và năng lực quản lý của mình,không nên quá ôm đồm những việc qúa khó

Các dự án đầu tư xin vay vốn cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính hợp pháp, phù hợp với quy hoạch phát triển của từng ngành từng vùng để ngân hàng không phải mất thời gian, và chi phí để thẩm định những dự án không được phép hoạt động. Khi xem xét, để đi đến quyết định đầu tư cần nghiên cứu kỹ về các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính. Các chủ đầu tư cần nhận thức đúng vai trò của công tác thẩm định dự án, trước khi ra quyết định đầu tư để có những dự án thực sự có hiệu quả, tránh coi việc lập dự án chỉ là hình thức để xin vay

Các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các báo cáo tài chính và hồ sơ tài liệu có liên quan được gửi lên ngân hàng cần đảm bảo tính trung thực, chính xác để kết quả thẩm định được chính xác. Muốn vậy các chủ đầu tư cần có sự hợp tác cao với ngân hàng. Các chủ doanh nghiệp cần biết rằng, khi công tác thẩm định được tiến hành tốt, ngân hàng ra được những quyết định đúng đắn thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Như vậy cả ngân hàng và doanh nghiệp đều có lợi cả 2 bên .Chúng ta nên thực thi

Thường xuyên điều các đoàn kiểm tra giám sát hỗ trợ hoạt động thẩm định tại ngân hàng, cử các cán bộ thẩm định có kinh nghiệm và lâu năm, các chuyên gia thuộc trung tâm đào tạo của HABUBANK đến tham tán và đóng góp xây dựng ý kiến cho công tác thẩm định tại ngân hàng. Mặt khác ngân hàng cũng cần có chính sách khen thưởng đãi ngộ xứng đáng với các cán bộ thẩm định .Khen thưởng cho họ để họ có thể làm việc tốt hơn

Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần tích cực tổ chức các hội nghị tổng kết kinh nghiệm thẩm định, các hội thi cán bộ thẩm định giỏi nghiệp vụ toàn ngân hàng nhằm tăng cường sự hiểu biết và phối hợp giữa các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc

Ngân hàng HABUBANK không nên ngồi một chỗ mà nên chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư có hiệu quả để cho vay, chủ động tiếp cận tìm hiểu nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, từ đó tư vấn cho doanh nghiệp có phương hướng đầu tư có hiệu quả căn cứ vào định hướng của nhà nước và kế hoạch cho vay của ngân hàng. HABUBANK cũng thẩm định luôn tư cách pháp lý và tình hình tài chính doanh nghiệp. Việc cải tiến như vậy sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả HABUBANK và doanh nghiệp trong việc thẩm định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thẩm định khía cạnh tài chính của dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân Hàng HABUBANK_Hoàng Quốc Việt.Thực trạng và giải pháp (Trang 97 - 102)